Vai trò của giảng viên trong quản lý lớp học

VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG ĐÀO TẠO Ở BẬC CAO ĐẲNG – ĐẠI HỌC1. Mở đầuChất lượng nói chung và chất lượng đào tạo nói riêng luôn là vấn đề quantrọng trong đời sống xã hội. Việc phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng đểđáp ứng mục tiêu giáo dục luôn được xem là nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáodục. Đối với bậc học CĐ – ĐH để nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên thì giảngviên có một vai trò rất quan trọng. Bởi vì, giảng viên là chủ thể của hoạt độngdạy, là người tổ chức điều khiển hoạt động dạy bằng cách lựa chọn các phươngpháp, biện pháp, phương tiện, cách tổ chức lớp học và định hướng cho hoạt độngcủa SV. Do đó, chất lượng đào tạo SV không chỉ là trách nhiệm của nhà quản límà vai trò của người giảng viên góp phần rất quan trọng trọng việc nâng cao chấtlượng đào tạo sinh viên. Vậy vai trò của người giảng viên được thể hiện như thếnào?2. Vai trò của giảng viênQuá trình đào tạo muốn được sản phẩm tốt, giảng viên cần phải có nhữngkhả năng: kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức xã hội rộng, và áp dụng nhiềuphương pháp sư phạm, sử dụng thành thạo có hiệu quả trang thiết bị, học liệu...hiểu tâm lý người học, cơ chế truyền đạt và tiếp thu kiến thức, cảm hóa địnhhướng suy nghĩ cho sinh viên, luôn luôn tích lũy và nâng cao khả năng sưphạm... Do vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo thì giảng viên phải biết:a. Hoạch định và thiết kế quá trình dạy học có hiệu quảXây dựng kế hoạch chất lượng trong khâu soạn giảng:+ Xác định cụ thể những mục tiêu cần đạt sau mỗi giờ học gồm: Mục tiêutổng quát và mục tiêu cụ thể.+ Xác định những mức chất lượng cho quá trình thực hiện: Tùy theo nhữngđiều kiện hiện có của giảng viên, của nhà trường về cơ sở vật chất và năng lực1của từng lớp, từng đối tượng SV mà GV có những phương pháp, cách thức tổchức lớp học cũng như cách truyền đạt SV lĩnh hội kiến thức nhằm đạt mục tiêu.Xác định qui trình tiến hành các hoạt động dạy học phù hợp trên lớp.Xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho SV tự học, tự nghiên cứu có hiệu quảngoài giờ lên lớp và có kế hoạch kiểm tra việc tự học tự nghiên cứu của SV.b. Tổ chức và tự quản lý chất lượng dạy học bằng cách tổ chức, điềuhành, động viên, lôi cuốn SV tham gia tích cực vào quá trình dạy học+ Để có chất lượng, bên cạnh việc dạy theo đúng kế hoạch, khi tổ chức giờdạy giảng viên cần đảm bảo tính nghệ thuật của dạy học: linh hoạt và sáng tạocho phù hợp với các tình huống dạy học diễn ra một cách thực tế và sinh động.+ Thường xuyên hướng dẫn SV cách thức, phương pháp tiến hành các hoạtđộng học tập sao cho đạt hiệu quả cao, thông qua việc sử dụng các hướng dẫnhọc tập, thực hiện tốt vai trò hướng dẫn và cố vấn của giảng viên.+ Có cách tự quản lý và có những biện pháp theo dõi chất lượng tham giacác hoạt động học tập của tất cả SV trong quá trình học tập, thường xuyên khảosát ý kiến SV thông qua việc tổ chức thực hiện giao nhiệm vụ học tập cho SV đểvừa điều chỉnh cho phù hợp với năng lực học tập của SV nhưng làm sao vẫn đảmbảo sự nâng cao chất lượng đào tao.+ Giảng viên phải biết sử dụng hiệu quả các kiến thức tâm lý học sư phạmtrong quá trình dạy học nhằm thấu hiểu, động viên tinh thần, lôi cuốn SV vào giờhọc trong bầu không khí sư phạm cởi mở khích lệ để vừa dạy kiến thức vừa rèncác kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp sau này cho SV. Bên cạnh đó giảng cónhững biện pháp nghiệp vụ để cho SV tự mình có ý thức tham gia vào giờ học vàcó trách nhiệm với kết quả đạt được trong quá trình học tập của bản thân.c. Kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học- Thường xuyên đánh giá chất lượng các hoạt động sư phạm của bản thânsau mỗi giờ dạy, để từ đó cá nhân tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng sản phẩm đầu racủa trường.2- Cần phải thường xuyên kiểm tra chất lượng học tập trên lớp, ngoài lớpcủa SV thông qua các bài tập hoặc các nhiệm vụ học tập được giao. Đánh giáxem những việc đã làm có đúng theo những gì đã vạch định và kịp thời điềuchỉnh để nắm bắt được chất lượng học tập của SV trên lớp, tự học của SV ở nhà.3. Kết luậnNâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đáp ứng được nhu cầu phát triểncủa xã hội, rõ ràng cần phải có sự gắn kết của nhà trường cùng với trách nhiệmcủa đội ngũ giảng viên trong công tác giáo dục. Để chất lượng đào tạo ở bậc họcCĐ – ĐH thực sự được đảm bảo và nâng cao thì mỗi giảng viên cần nhận thứcđúng vai trò của chính mình. Bởi vì, mỗi giảng viên khi tham gia vào công tácgiảng dạy là chính chúng ta đã trực tiếp tạo nên chất lượng đào tạo. Vì vậy, mỗigiảng viên cần có nhận thức sâu sắc về vai trò của mình trong việc góp phần quantrọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạotừ 2010 – 20202. Lê Hoàng Giang - Người dạy là "nhân vật" trung tâm của quá trình dạy học- Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 3-20113. Hoàng Tụy - Người thầy trong nhà trường hiện đại - NXB Giáo dục, 20053

[QLNN] – Giảng viên có vai trò quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng [ĐTBD] cán bộ, công chức [CBCC]. Với những điều kiện như nhau, cơ sở ĐTBD nào có được đội ngũ giảng viên có năng lực giảng dạy tốt thì công tác ĐTBD ở đó sẽ đạt kết quả tốt hơn. Do đó, không thể phủ nhận vai trò có tính chất quyết định của đội ngũ giảng viên đối với công tác ĐTBD.

Một trong 6 nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020 là xây dựng đội ngũ CBCC. Muốn xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, trách nhiệm, trong sạch, năng động và hiệu quả phải có được một đội ngũ giảng viên ĐTBD CBCC có kiến thức chuyên môn tốt, thành thạo kỹ năng giảng dạy và có thái độ đúng đắn với nghề nghiệp. Vì vậy, xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng là mục tiêu mong muốn của nhiều cơ sở ĐTBD CBCC.

 Vai trò của giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Giảng viên là người thiết kế, tổ chức kế hoạch bồi dưỡng cho học viên thông qua bài giảng của mình, do đó, họ vừa là người thiết kế vừa là người thi công nhằm đạt được sự thành công của bài giảng. Theo TS. Tony Pont [chuyên gia đào tạo người Anh], giảng viên phải là người chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình đào tạo và là người có vai trò động viên, khuyến khích, định hướng nhu cầu đào tạo của người học. Giảng viên không chỉ đơn thuần là người làm công tác giảng dạy, người “truyền thụ” mà còn đóng nhiều vai trò khác trong môi trường ĐTBD hiện đại, như “tư vấn” cho học viên, “tạo điều kiện” cho học viên học tập, cũng như các vai trò quan trọng khác mà các nhà nghiên cứu chỉ ra như sau:

Một là, vai trò của người xây dựng chương trình, tài liệu và đánh giá. Giảng viên là người tham gia vào quá trình xây dựng chương trình, tài liệu cho các khoá ĐTBD và thực hiện công tác đánh giá trực tiếp,trung thực, khách quan dựa trên phương pháp đánh giá khoa học, hiện đại.

Hai là, vai trò của người tạo điều kiện và tư vấn về ĐTBD. Giảng viên phải là người luôn tạo điều kiện tốt nhất cho học viên tiếp thu một cách chủ động những kiến thức, có kỹ năng, thái độ cần thiết nhằm giúp cho học viên thực thi công vụ tốt hơn và đưa ra những tư vấn hay, thông minh, phù hợp với học viên trong công tác ĐTBD.

Ba là, vai trò của người “truyền thụ, giảng giải”. Đó là vai trò của người giới thiệu, trình bày, thực hiện các hoạt động ở trên lớp hay ở ngoài phòng học để hoàn thành các công việc nghề nghiệp của mình. Đây là vai trò chính để xác định họ là giảng viên, người truyền đạt, cung cấp kiến thức, kỹ năng, thông tin đến học viên.

Bốn là, vai trò người điều phối, hướng dẫn, thúc đẩy quá trình ĐTBD. giảng viên thực hiện công tác điều phối chung làm cho quá trình ĐTBD được vận hành tốt, bảo đảm sự cân bằng chung của quá trình này. Đồng thời, hướng dẫn, dẫn dắt học viên tham gia vào quá trình ĐTBD. Giảng viên là người thúc đẩy một cách có chủ đích đối với quá trình ĐTBD, nhằm giúp cho học viên học tập tốt hơn, sử dụng trang thiết bị cũng như các nguồn lực ĐTBD khác hiệu quả hơn.

Trách nhiệm của giảng viên trong thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Trong công tác ĐTBD CBCC, các nhà nghiên cứu về quá trình ĐTBD như sau:

Quy trình ĐTBD bắt đầu từ việc xác định nhu cầu ĐTBD. Nghĩa là, ĐTBD phải đi từ nhu cầu thực của CBCC, họ còn thiếu cái gì [kiến thức hay kỹ năng] thì cần phải phân tích và ĐTBD cái đó. Trách nhiệm lớn nhất của giảng viên là phải nắm bắt được nhu cầu thực tế của CBCC và chỉ bồi dưỡng những cái gì mà họ chưa có, chưa thành thạo để thực thi công vụ.

Hơn nữa, giảng viên cần có trách nhiệm đối với cả quá trình ĐTBD mà họ triển khai từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo đến khâu đánh giá kết quả của quá trình ĐTBD.

Nghiên cứu về lý thuyết ĐTBD, David Kolb [nhà giáo dục học người Mỹ] đưa ra chu kỳ học tập gồm: kinh nghiệm cụ thể; quan sát, phản ánh; hình thành quan điểm, khái quát hoá; áp dụng vào tình huống mới.

Theo chu kỳ học tập này, CBCC học tập theo kinh nghiệm của mình, qua quan sát, thu nhận để hình thành quan điểm về những gì đã thu nhận được và cuối cùng là bước áp dụng những điều đã thu nhận vào công tác.

Do vậy, giảng viên cần hiểu rõ học viên, cách thức học của họ để có được phương thức ĐTBD phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau.

Trách nhiệm của giảng viên không chỉ nằm ở việc thực hiện tốt quy trình ĐTBD mà còn phải hiểu rõ học viên, làm cho họ tham gia vào quá trình ĐTBD để đạt kết quả học tập tốt hơn.

Thực trạng đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Theo kết quả điều tra, trong số 710 giảng viên của các cơ sở ĐTBD được điều tra, kết quả như sau:

Tính bình quân một trường có 39 giảng viên chuyên trách, trong đó có một giảng viên cao cấp, 9 giảng viên chính. Số người có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhiệm vụ giảng dạy: 93,2%. Số giảng viên sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy: 50,9%.

Về chất lượng giảng dạy, kết quả điều tra khảo sát như sau: giảng dạy tốt: 31,8%; khá: 37,3%; trung bình: 21,2%; yếu: 3,3%; không xác định: 6,4%.

Theo đánh giá của học viên về giảng viên trong thực hiện chương trình giảng dạy như sau: có trình độ lý luận và có kiến thức thực tiễn: 69,8%; có trình độ lý luận nhưng thiếu kiến thức thực tiễn: 24,9%; có kiến thức thực tiễn nhưng thiếu lý luận: 3,1%; thiếu cả kiến thức lý luận và thực tiễn: 2,2%.

Những con số trên cho thấy thực trạng năng lực, chuyên môn của đội ngũ giảng viên tại các cơ sở ĐTBD CBCC như sau:

Thứ nhất, đội ngũ giảng viên được quan tâm, chú trọng phát triển hài hoà cả về số lượng và chất lượng, ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của công tác giảng dạy cho đội ngũ CBCC. Đội ngũ giảng viên được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, luôn trung thành, tận tuỵ thực hiện nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, đội ngũ giảng viên được xây dựng theo những tiêu chuẩn, cơ cấu đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác ĐTBD CBCC. Giảng viên ngày càng được tiêu chuẩn hoá, trình độ ngày càng được nâng cao và nhất là năng lực nghiệp vụ được nâng lên rõ rệt. Họ được ĐTBD không chỉ về kiến thức chuyên môn mà còn được bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu trong lĩnh vực được phân công ĐTBD.

Thứ ba, đội ngũ giảng viên còn những hạn chế nhất định như về năng lực sư phạm chưa cao, có kiến thức chuyên môn nhưng kỹ năng thực hành, kiến thức thực tiễn còn thiếu. Giảng viên cần nhiều thời gian để hoàn thiện năng lực giảng dạy của mình. Việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy, không ít giảng viên còn chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa tốt giáo án điện tử trong giảng dạy. Trình độ giảng viên về sử dụng máy tính giúp ích cho giảng dạy chưa cao, chưa hiệu quả, số giảng viên sử dụng máy tính cho giảng dạy dừng lại ở việc chép lại từ sách vào máy tính thay vì chép vào giáo án, đọc các bản trình chiếu trên lớp thay vì thầy đọc – trò chép truyền thống.

Thứ tư, các cơ sở ĐTBD có xu hướng tuyển giảng viên cơ hữu hơn là mở rộng lực lượng giảng viên kiêm chức. Tuyển giảng viên cơ hữu để dễ phân công nhưng đội ngũ này không có kinh nghiệm thực tế công tác nên bài giảng kém sức thuyết phục. Hơn nữa, giáo viên ít được bồi dưỡng về phương pháp sư phạm. Đây là một trong những yếu kém nhất mà nhiều giảng viên chưa nhận thức được.

Một số giải pháp nâng cao năng lực nghiệp vụ đội ngũ giảng viên

Một là, đội ngũ giảng viên cần được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ trong giảng dạy và cập nhật về phương pháp giảng dạy hiện đại. Công tác bồi dưỡng này cần tiến hành hàng năm và một điều cần thiết là họ cần phải được bồi dưỡng ở nước ngoài.

Hai là, giảng viên cần chú ý bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về công việc thiết kế bài giảng, tổ chức bài giảng và các kỹ thuật sư phạm cần thiết.

Về thiết kế bài giảng: phân tích, giải thích rõ ràng về khái niệm, lý thuyết; cấu trúc nội dung một cách logic, chặt chẽ; tóm tắt từng phần nội dung trong bài giảng.

Về tổ chức bài giảng: trình bày nội dung đầy đủ một cách hào hứng, thú vị; kích thích sự quan tâm và tò mò của người học; sử dụng ví dụ, liên hệ thực tế có liên quan đến công việc của học viên; khuyến khích, động viên học tập một cách độc lập; tỏ ra nhiệt tình về chủ đề mình giảng.

Vận dụng các kỹ thuật sư phạm cần thiết: chứng tỏ mình có kiến thức, kỹ năng, là “bậc thầy” về đề tài mình giảng; cung cấp những nghiên cứu, những điều mới nhất; có kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng trình bày; sử dụng từ ngữ chính xác; ứng xử như là người có chuyên môn sâu, một tấm gương về học thuật; tổ chức thực hành, lấy ví dụ từ kiến thức hiện có của người học.

Giảng viên có năng lực giảng dạy tốt, phải có những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu nhất định và chỉ có thể tự tin với những kiến thức, kỹ năng mình có, tự trang bị và với niềm đam mê nghề nghiệp mới có thể chinh phục người học,làm giàu thêm tri thức cho người học.

Tài liệu tham khảo:

  1. Tony Pont. Developing Effective Training Skills, McGraw-Hill Book Company, London, 1996.
  2. Michael Armstrong. A handbook of Personnel Management Practice, Kogan Page Limited, London, 1996.
  3. Honey, P. and Mumford, A. The Manual of Learning Style, Peter Honey, Maidenhead, 1996.
  4. Cơ sở khoa học xây dựng đội ngũ giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Báo cáo kết quả Đề tài khoa học cấp bộ, Bộ Nội vụ năm 2011.

TS. Ngô Thành Can
Học viện Hành chính Quốc gia

Video liên quan

Chủ Đề