Vai trò của triết học trong đời sống xã hội được thể hiện qua nhiều chức năng

Mục lụcMục lục.......................................................................................................................................1TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................12PHẦN I: MỞ ĐẦU“Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, cái giúp cho con người vượtqua những khó khăn, thử thách, giải thoát con người khỏi những thách đố vàvướng mắc của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu thường nhật và lâu dài của nhânloại không chỉ là kinh tế, kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao, mà còn là triết1học. Triết học giúp cho con người tìm ra lời giải không chỉ cho những tháchđố muôn thuở, mà còn cho những vấn đề hoàn toàn mới do quá trình toàncầu hóa đặt ra. Triết học không chỉ giúp con người nhận thức rõ địa vị củamình, lối sống xứng đáng với con người, mà còn giúp họ xác định mục tiêuvà lý tưởng sống để từ đó góp phần biến đổi hiện thực nhằm phục vụ chochính mình. Không chỉ thế, trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, triết họccòn giúp con người có sự định hướng đúng đắn trong hành động và củng cốquyết tâm hành động, đánh giá đúng những biến động đang diễn ra, gợi mởcách đi, hướng giải quyết các vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra” 1Triết học, dù tồn tại ở phương Đông hay phương Tây, dù dưới dạng cáchệ thống, trào lưu, trường phái khác nhau, nhưng nội dung cốt lõi của triếthọc bao giờ cũng bao gồm những quan điểm lý luận chung nhất, những lờigiải đáp có luận chứng cho những câu hỏi của con người về thế giới xungquanh mình, về vị trí của con người trong thế giới đó, về quan hệ giữa conngười với thiên nhiên và với bản thân con người.Trước hết, khi nói đến vai trò của triết học chúng ta thường nói đến vaitrò thế giới quan và phương pháp luận của nó. Vai trò thế giới quan của triếthọc được thể hiện ở chỗ nó cung cấp cho chúng ta cách lý giải về thế giới vàvị trí của con người trong thế giới đó. Như vậy, triết học sẽ cung cấp chochúng ta cách nhìn tổng quát về thế giới nói chung và về xã hội loài ngườinói riêng.Tuy nhiên, cũng như mọi lý luận, triết học không chỉ làm nhiệm vụ lýgiải những vấn đề của thế giới nói chung và của xã hội loài người nói riêng,mà còn trên cơ sở của sự lý giải ấy, nó trở thành cái định hướng cho conngười trong hành động. Vì vậy, một triết học khoa học sẽ giúp con người cósự định hướng đúng đắn trong hành động. Lịch sử phát triển của khoa học đãchỉ ra rằng mỗi nhà khoa học, dù có tuyên bố hay không tuyên bố, đều chịuGS-TS Nguyễn Trọng Chuẩn- Viện Triết học. Về vai trò của triết học trong giai đoạn toàn cầu hóahiện nay. T/c Triết học, số 7-2006, tr.16-23.12chi phối bởi một loại thế giới quan hay một hệ thống các quan điểm triết họcnhất định. Nhờ đứng trên quan điểm triết học đúng đắn, nhiều nhà khoa họcđã đưa ra những phỏng đoán thiên tài mà sau nhiều năm đã được khoa họcxác nhận. Nhờ có quan điểm duy vật biện chứng, F. Ăng-ghen đã đưa ranhiều phỏng đoán có giá trị trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” và chođến nay hầu hết các phỏng đoán đó đã được khoa học tự nhiên xác nhận hayvào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, những thành tựu nổi bật của của vật lýhọc đã dẫn đến cái gọi là “cuộc khủng hoảng trong khoa học tự nhiên” và lànguồn gốc nhận thức luận của chủ nghĩa duy tâm “Vật lý học”. Nhưng nhờcó thế giới quan duy vật biện chứng mà Lênin đã vạch ra thực chất của cuộckhủng hoảng trong khoa học tự nhiên, đồng thời vạch ra cho các nhà khoahọc tự nhiên con đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó.Trong thực tiễn, chúng ta khó có thể kể hết vai trò thế giới quan và phươngpháp luận to lớn của triết học đối với xã hội. Thực tiễn lịch sử đã chứng minhrằng nhiều hệ thống triết học đã từng đóng vai trò thế giới quan và phương phápluận cho những cuộc cách mạng vĩ đại.PHẦN IIVAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘII. Vai trò của triết học trong đời sống của con người:Trong phần này chủ yếu đề cập đến triết học biện chứng duy vật do C.Mác xây dựng, bởi vì triết học này đã tiếp thu tất cả những gì là tinh túy nhấttrong lịch sử nhân loại, nâng chúng lên một tầm cao mới và ngày nay đang tiếp3tục được bổ sung và phát triển thêm nhờ những thành tựu mới nhất của khoahọc, công nghệ và thực tiễn xã hội hiện đại.Với một hệ thống các chức năng như: chức năng thế giới quan, chức năngphương pháp luận, chức năng dự báo, chức năng phê phán, chức năng giá trị,chức năng xã hội… triết học có vai trò quan trọng trong đời sống của con ngườivà xã hội loài người, trong đó đặc biệt phải nói tới hai chức năng cơ bản là chứcnăng thế giới quan và chức năng phương pháp luận.Sống trong thế giới tự nhiên và trong xã hội, con người bằng cách này haycách khác đều tự vấn mình rằng thế giới này là gì ? nó hình thành từ đâu vàbằng cách nào ? ý nghĩa cuộc sống là gì?….với hàng loạt câu hỏi mà mỗi ngườitự đặt ra trong cuộc sống lại rất gần gũi với những vấn đề mà triết học khôngthể không giải đáp và để giải đáp nó không thể không có triết học. Trả lờinhững câu hỏi trên chính là xác định thái độ, cách thức hoạt động sinh sống củamỗi người. Do vậy mà sự mở mang tri thức hay kiến thức khoa học nói chungvà tri thức hay kiến thức triết học nói riêng chính là điều kiện giúp con người tựgiải đáp các vấn đề mà mỗi người vướng mắc, là cơ sở để hình thành thế giớiquan. Nhưng tri thức chỉ trở thành yếu tố cấu thành của thế giới quan khi nó đãhòa vào niềm tin, khi biến thành niềm tin. Lúc đó tri thức biến thành động cơ vàđi vào hành động của con người, giúp con người xác định lý tưởng sống.Tương tự như vậy, con người cũng thường phải trả lời các câu hỏi khi tựmình hành động: làm sao để đạt được kết quả tốt nhất ? hành động như vậyđúng hay sai ? liệu bằng cách đó có thể tìm ra chân lý hay không ? Để trả lờinhững câu hỏi này phương pháp luận triết học có vai trò rất lớn. Nó là một hệthống các quan điểm, các nguyên tắc xuất phát, các nguyên tắc chung nhất đểtiến hành những hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.Phương pháp nhận thức biện chứng trong triết học mácxít càng có vai tròquan trọng hơn vì nó giúp người ta xem xét cả tự nhiên, xã hội và tư duy conngười trong quá trình phát sinh, vận động, phát triển và chuyển hóa, và chính nólà học thuyết về các quy luật chung nhất của tất cả các lĩnh vực này. Với4phương pháp nhận thức biện chứng người ta nhìn nhận sự vật một cách kháchquan, toàn diện và lịch sử - cụ thể, tránh được sự chủ quan, phiến diện, cứngnhắc, giáo điều và đồng thời cũng tránh được sự chao đảo, ngả nghiêng từ tháicực này sang thái cực khác. Đúng như V. I. Lênin nói: “Triết học Mác là mộtchủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị”, “là công cụ nhận thức vĩ đại”.Như vậy, bên cạnh việc giúp cho con người có được cái nhìn tổng quát,một cách lý giải về thế giới, về xã hội, về chính bản thân mình thì trên cơ sở củasự lý giải ấy triết học đã giúp con người có được định hướng trong hành động.Cùng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, những biến đổilớn lao trong xã hội cũng đang làm thay đổi bộ mặt của xã hội cuối thế kỷ XX.Việc thực hiện những nhiệm vụ to lớn do đất nước và thời đại, do công cuộc đổimới đặt ra vì mục tiêu tiến bộ xã hội cũng đòi hỏi mỗi người phải có một thếgiới quan khoa học, đúng đắn, vững chắc, một tư duy năng động, mềm dẻo,sáng tạo. Chính triết học biện chứng duy vật là cơ sở thế giới quan và phươngpháp luận đáng tin cậy đó.Tuy nhiên, khi khẳng định vai trò to lớn của triết học mácxít thì hoàn toànkhông có nghĩa rằng người ta chỉ cần nắm một mình triết học đó là đủ để giảiquyết mọi vấn đề. Triết học mácxít không phải là đơn thuốc vạn năng trị báchbệnh, cũng không có sẵn mọi câu trả cho vô vàn các vấn đề cực kỳ phức tạp docuộc sống đặt ra, càng không phải là bản sao các lời giải sẵn cho những vấn đềcụ thể. Vì vậy, bên cạnh tri thức triết học, nếu người ta muốn giải quyết các vấnđề cụ thể, thì còn cần nhiều kiến thức khoa học khác nữa, cần nhiều kinhnghiệm thực tiễn và cả việc tổ chức thực hiện có hiệu quả.Như vậy, trong hoạt động nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễncủa con người nhằm biến đổi và cải tạo hiện thực cần hết sức tránh hai khuynhhướng sai lầm: hoặc là coi thường lý luận, coi thường triết học; hoặc là tuyệt đốihóa vai trò của triết học. Nếu rơi vào khuynh hướng coi thường triết học thì conngười sẽ mất phương hướng, không thể chủ động được, sẽ mò mẫm, mù quángvà thiếu sáng tạo. Nếu rơi vào khuynh hướng thứ hai thì không tránh khỏi sa5vào giáo điều, sách vở, áp dụng một cách máy móc những nguyên lý, nhữngquy luật chung vào từng trường hợp riêng mà không tính đến các điều kiện cụthể. Cả hai khuynh hướng trên đều có thể dẫn người ta đến thất bại hay ít racũng sẽ gặp phải những trở ngại, những sự mất mát, những sự đổ vỡ khôngđáng có. Do vậy, có được một cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng vữngchắc, một phương pháp nhận thức biện chứng sẽ là một đảm bảo quan trọng chosự định hướng đúng đắn trong mọi hoạt động của con người.II. Vai trò của triết học trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay.Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, với vaitrò ngày một gia tăng của kinh tế tri thức và cùng với đó là nhu cầu hội nhập,giao lưu và hợp tác quốc tế ngày càng trở nên thiết yếu khi toàn cầu hóa trởthành xu thế khách quan, nhân loại đã chính thức bước vào kỷ nguyên mới – kỷnguyên toàn cầu. Khi thực sự bước vào kỷ nguyên toàn cầu, cả cộng đồng nhânloại đang phải đối mặt với những vấn đề mang tính toàn cầu mà nếu không cùngnhau giải quyết, sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường với tương lai con người.Những vấn đề toàn cầu đó cũng chính là những vấn đề mang tính nhân loạichung và động chạm đến lợi ích không những của cả cộng đồng nhân loại, củamọi quốc gia, mọi dân tộc mà còn của mỗi người, mỗi cá nhân riêng biệt ở bấtcứ nơi nào trên hành tinh này. Có thể chia thành 3 lĩnh vực chủ yếu: Một là:những vấn đề quốc tế nảy sinh trong quan hệ giữa các quốc gia, các vùng lãnhthổ ở quy mô khu vực và quốc tế như vấn đề hòa bình và giải trừ quân bị, sựchênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo với khoảng cách ngày cànglớn…Hai là: những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa xã hội và cá nhân, nhưvấn đề gia tăng dân số và tình trạng di cư bất hợp pháp, sự bùng phát các dịchbệnh lớn, sự gia tăng tình trạng tội phạm quốc tế….Ba là những vấn đề nảy sinhtrong quan hệ tự nhiên – xã hội – con người, như tình trạng khan hiếm nănglượng, cạn kiệt tài nguyên, sự thay đổi thất thường của thời tiết…Chính vì vậy,chúng ta phải hiểu được một cách đầy đủ và sâu sắc bản chất của những vấn đềtoàn cầu này, những hậu quả khôn lường của chúng không chỉ đối với sự phát6triển bền vững tiếp theo của nền văn minh nhân loại, mà còn đối với sự sốngcòn của bản thân nền văn minh này; chỉ có thể tìm ra những phương thức hữuhiệu để giải quyết những vấn đề toàn cầu này trên cơ sở của những nghiên cứukhoa học liên ngành, phức hợp với sự hợp tác của tất cả các ngành khoa học tựnhiên, xã hội và nhân văn, trong đó không thể không có triết học.Khi thừa nhận chức năng định hướng và tiên đoán khoa học là vốn có củatriết học Mác, nhiều nhà triết học mácxít còn khẳng định vai trò không thể thiếucủa triết học trong việc nhận thức đúng đắn, bản chất, xu hướng vận động, pháttriển của những vấn đề toàn cầu trong thời đại ngày nay và trong việc phản ánhchúng một cách đúng đắn theo quan điểm phát triển toàn diện và lịch sử - cụthể, đồng thời tiên lượng những hậu quả có thể có của chúng đối với sự tồnvong của con người, của loài người trên cơ sở luận giải, phân tích một cáchkhoa học những nguyên nhân sâu xa của chúng. Ở đây, những tiên đoán khoahọc mà triết học Mác đưa ra, mặc dù chỉ là những tiên đoán mang tính phươngpháp luận và cũng chỉ có ý nghĩa định hướng, nhưng đó là những tiên đoán màdựa vào đó, chúng ta có thể đưa ra một hệ thống những giải pháp đồng bộ, cótính khả thi cao cho việc giải quyết và khắc phục hậu quả của những vấn đềtoàn cầu.Trong kỷ nguyên toàn cầu này, khi con người được đặt ở vị trí trung tâmcủa mọi chiến lược phát triển, triết học lấy đối tượng nghiên cứu là sự phát triểnbền vững, sự tồn vong của mỗi con người, mỗi cá thể, mỗi cộng đồng dân tộcvà cả cộng đồng nhân loại. Trước hết cần phải hướng mỗi con người và cả cộngđồng nhân loại đến chỗ nhận thức ngày một sâu sắc hơn vị thế “làm chủ tựnhiên một cách thực sự và có ý thức”, “làm chủ đời sống xã hội của chínhmình”, sáng tạo ra và làm chủ tiến trình phát triển lịch sử của chính mình mộtcách hoàn toàn tự giác trên cơ sở tự giải phóng mình khỏi sự khép kín về đẳngcấp, địa vị, vị trí và vai trò của mình trong đời sống xã hội của mỗi cộng đồngdân tộc. Triết học đó cần hướng con người đến chỗ thừa nhận “trong tính hiệnthực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”, đồng thời7lấy việc “phát triển sự phong phú của bản chất con người” làm “mục đích tựthân” như C. Mác đã khẳng định. Không chỉ thế, triết học trong kỷ nguyên toàncầu còn phải hướng bản chất nhân văn, tính nhân đạo, khát vọng dân chủ, tự do,bình đẳng với tư cách thuộc tính nội tại vốn có của con người được thực hiệnngay ở mỗi con người và ở cả cộng đồng dân tộc, cộng đồng nhân loại.Cũng trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, phát triển văn hóa trên cơ sở giữ gìn,bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống gắn với quá trìnhtiếp biến các giá trị văn hóa nhân loại chung, mang tính thời đại để xây dựng“nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã được thừa nhận là “quốcsách hàng đầu”, vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển bền vững đốivới mỗi quốc gia, khu vực và cả cộng đồng nhân loại. Để chiến lược phát triểnvăn hóa trở thành hiện thực trong bối cảnh toàn cầu hóa thì triết học, với tư cáchthế giới quan, phương pháp luận phổ biến cần phải trở thành cơ sở lý luận,phương pháp luận và thực hiện chức năng định hướng phát triển cho chiến lượcnày. Để thực hiện chức năng này, triết học trong kỷ nguyên toàn cầu hóa cầnphải trở thành trung tâm cho quá trình thống hợp văn hóa.Khi sự thống hợp văn hóa, các giá trị văn hóa, cả vật chất lẫn tinh thần, đãtrở nên phổ biến trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của triết học mới – triếthọc hiện đại của kỷ nguyên toàn cầu, triết học lấy sự tồn vong của con người,của nhân loại trước những tác động khôn lường của toàn cầu hóa làm đối tượngnghiên cứu thì triết học đó cần phải từ bỏ kiểu triết lý một chiều Đông – Tâytruyền thống để hướng tới một phong cách tư duy thống nhất, một triết lý chunglấy sự tồn vong của mỗi con người, mỗi cá thể và của cả cộng đồng nhân loạilàm giá trị tối cao khi luận giải mọi tác động, cả tích cực lẫn tiêu cực, của nhữngvấn đề mang tính toàn cầu. Chỉ có như vậy, triết học hiện đại của kỷ nguyêntoàn cầu mới có thể hoàn thành được vai trò cơ sở lý luận, phương pháp luận vàchức năng định hướng của nó trong nhận thức và giải quyết những vấn đề toàncầu của thời đại hiện nay.8III. Vai trò của triết học trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đạihóa ở nước ta.Nước ta thuộc vào nhóm các nước đang phát triển. Do đó, để thực hiệnmục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, chúng ta không cócon đường nào khác là phải công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Chính vìvậy, Đảng ta đã xác định: “Đây là nhiệm vụ trọng tâm có tầm quan trọng hàngđầu trong thời gian tới”. Nhưng để thực hiện được nhiệm vụ có tầm quan trọngđó, chúng ta không thể không sử dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuậtvà công nghệ. Nói cách khác, kỹ thuật và công nghệ có vai trò hết sức to lớntrong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.Trong thực tiễn xã hội, chúng ta khó có thể kể hết vai trò thế giới quan vàphương pháp luận to lớn của triết học đối với xã hội. Thực tiễn lịch sử đã chứngminh rằng nhiều hệ thống triết học đã từng đóng vai trò thế giới quan vàphương pháp luận cho những cuộc cách mạng vĩ đại. Cũng như mọi giai đoạnlịch sử, trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, vai trò của triết họcđược thể hiện ở chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết họckhông được biểu hiện một cách chung chung thông qua quần chúng nhân dânlao động mà được thể hiện một cách tập trung nhất thông qua những người làmnhiệm vụ hoạch định chính sách và những người chỉ đạo hoạt động thực tiễn.Do vậy, phải có tư duy triết học đúng đắn thì những người làm nhiệm vụ hoạchđịnh chính sách và chỉ đạo hoạt động thực tiễn mới có thể đưa ra được nhữngquan điểm, những bước đi và những biện pháp phù hợp trong quá trình côngnghiệp hóa – hiện đại hóa, đồng thời chỉ đạo việc thực hiện các chủ trương đómột cách hiệu quả.Thực tiễn đã chỉ ra rằng bất kỳ một chủ thể, một chính sách nào đem ápdụng trong thực tế đều có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Vấn đề là ở chỗ phảibiết sử dụng tốt mặt tích cực đồng thời phải hạn chế một cách tối đa để chấpnhận những hậu quả tiêu cực ở mức thấp nhất. Để làm được điều đó cần có mộtloạt các chính sách đi kèm. Vì vậy, muốn đưa ra được những chính sách hữu9hiệu đòi hỏi những người làm nhiệm vụ hoạch định chính sách phải có cáchnhìn toàn diện và lịch sử cụ thể, đó chính là cần tư duy triết học đúng đắn.Vai trò đầu tiên của triết học được thể hiện ở chức năng thế giới quan vàphương pháp luận của nó đối với công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đấtnước. Đây là chức năng gián tiếp, ngoài ra, bản thân triết học còn có vai trò trựctiếp đối với công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Vậy vai trò trực tiếp củatriết học được thể hiện như thế nào ?Nước ta thuộc nhóm các nước đang phát triển. Sự nghiệp công nghiệp hóa– hiện đại hóa được tiến hành sau một loạt nước trong khu vực và trên thế giới.Đó là một khó khăn và thiệt thòi lớn, nhưng đồng thời cũng tạo ra cho chúng tanhững thuận lợi nhất định. Nghiên cứu những kinh nghiệm của các nước để rútra những bài học bổ ích cho nước ta là nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học khácnhau nhưng những bài học mà triết học rút ra sẽ là những bài học mang tínhkhái quát cao, phải rút ra được cái gì là chung nhất và tất yếu đối với tất cả cácnước hoặc đối với một nhóm nước khu vực trong quá trình công nghiệp hóa –hiện đại hóa. Việc tìm ra được cái chung và cái tất yếu trong quá trình côngnghiệp hóa - hiện đại hóa sẽ giúp cho chúng ta khỏi mò mẫm, tránh được nhữngvấp váp không cần thiết khi giải quyết những nhiệm vụ của bản thân chúng ta.Tuy nhiên, vai trò trực tiếp của triết học được thể hiện ở nhiệm vụ nghiêncứu những kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế đã tiến hànhcông nghiệp hóa – hiện đại hóa nhằm rút ra những cái chung và tất yếu, đồngthời xem những cái chung và tất yếu đó được áp dụng vào những điều chỉnh cụthể của Việt Nam như thế nào. Song mục đích của các nghiên cứu triết họckhông phải chỉ để nghiên cứu mà nhằm phục vụ thực tiễn. Vì vậy, vai trò trựctiếp của triết học còn được thể hiện ở nhiệm vụ phản biện cho các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều đó có nghĩa là từ các nghiên cứu củamình các nhà triết học có nhiệm vụ góp tiếng nói phản biện cho các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước, để trên cơ sở đó Đảng và Nhà nước có điềukiện đưa ra các chủ trương và chính sách hợp lý nhất.10Tóm lại, trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta, triếthọc cũng có vai trò nhất định của mình. Sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đạihóa ở nước ta được tiến hành như thế nào, quy mô và nhịp độ của nó ra sao điềuđó tùy thuộc vào đóng góp của triết học.PHẦN III: KẾT LUẬNHơn bao giờ hết, lúc này sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa đang đặt ra chogiới lý luận nói chung và những người làm triết học nói riêng nhiều vấn đề cầngiải quyết. Đây là cơ hội để triết học và những người làm triết học Việt Namhiện nay tự khẳng định mình. Bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu để phát triển các11vấn đề quan trọng của bản thân mình, triết học còn cần thực hiện tốt nhiệm vụđúc kết những kinh nghiệm xây dựng đất nước trong thời gian qua; thực hiện tốtchức năng luận chứng và góp phần cung cấp cơ sở lý luận nhằm tiếp tục hoànthiện đường lối của Đảng.Sứ mạng và vai trò của triết học trong đời sống xã hội và trong cuộc sốngcủa mỗi con người là rất lớn. Song, ở Việt Nam việc triết học đi sâu vào thực tếvẫn chưa được như mong muốn. Mặc dù vậy, triết học đã, đang và tiếp tục làcông cụ quan trọng đối với nhận thức và đối với cách sống của mỗi con người.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Về vai trò của triết học trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay/ NguyễnTrọng Chuẩn – T/c Triết học, 7-2006.2. Triết học không thể đứng ngoài công cuộc hội nhập với thế giới trongbối cảnh toàn cầu hóa/ Nguyễn Trọng Chuẩn3. Vai trò định hướng của triết học trong nhận thức và giải quyết nhữngvấn đề toàn cầu ở thời đại ngày nay/ Đặng Hữu Toàn.124. Về vai trò của triết học trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóaở nước ta/ Phạm Văn Đức.13

Video liên quan

Chủ Đề