Văn 12 Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết the kỉ 20

Văn học Việt Nam là một kho tàng đồ sộ và vô cùng quý giá. Nó không chỉ thể hiện sự tinh hoa, phong phú, uyên bác của người tác giả mà qua đó thế hệ sau còn có thể cảm nhận, thấu hiểu được về lịch sử đấu tranh đầy gian khổ của dân tộc. Do vậy, qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ 20 qua nội dung bài viết dưới đây.

Văn học là gì?

Văn học là một loại hình sáng tác qua đó tái hiện lại những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo trong văn học được thể hiện thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung cũng được biểu thị qua ngôn ngữ.

Khái niệm văn học đôi khi đem lại ý nghĩa tương tự như khái niệm về văn chương và trên thực tế thường bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, về tổng thể thì khái niệm văn học thường có ý nghĩa rộng hơn so với khái niệm về văn chương, bởi vì văn chương chỉ được sử dụng chủ yếu đến nhấn mạnh vào tính thẩm mỹ, sự sáng tạ trong văn học trên phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ thể hiện, hiểu một cách đơn giản thì văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu chính để xây dựng lên hình tượng, nội dung phản ánh và biểu hiện đời sống xã hội.

Văn học có thể kể đến nhiều thể loại khác nhau như: Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch bản, lí luận phê bình… Xét về lịch sử thì văn học được hình thành và phát triển từ lâu đời, là kết quả phát triển của văn học dân gian và văn học viết.

Về thể loại văn học điển hình đó là:

+ Thể loại trữ tình: Thơ, ca trù, truyện thơ, trường ca, thơ trường thiên…

+ Tác phẩm tự sự: Tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, sử thi, ngụ ngôn

+ Kịch bản văn bản: Bi kịch, hài kịch, chính kịch, kịch tự sự

+ Các thể loại khác như: Ký, chính luận…

Tình hình về lịch sử, xã hội, văn hóa từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến cuối thế kỉ 20

Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi vĩ đại có thể nói đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, khai sinh ra một nền văn học mới. Từ đây, nền văn học Việt Nam phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, tổ chức và quan niệm.

Đồng thời trong khoảng thời gian này đất nước ta cũng đã trải qua nhiều sự kiện quan trọng như:

– Miền Bắc nước ta bước vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới tiến lên xã hội chủ nghĩa

– Việt Nam diễn ra hai cuộc kháng chiến yêu nước vĩ đại: Kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống đế quốc Mĩ, hai cuộc kháng chiến này đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất cũng như là tinh thần của dân tộc, trong đó nổi trội nhất phải kể đến văn học nghệ thuật nước nhà, đem đến cho văn nghệ sĩ chất liệu sống phong phú và cảm hứng nồng nàn, sâu sắc để sáng tác các tác phẩm.

Ngoài ra, trong thời kỳ này ở Việt Nam cũng đã bắt đầu có sự hình thành kiểu nhà văn mới đó là nhà văn – chiến sĩ cũng với những tư tưởng, tình cảm rất riêng. Những tác phẩm của họ chủ yếu hướng về tinh thần yêu nước, cổ vũ tinh thần chiến đấu trong cuộc chiến của dân tộc.

Văn học Việt Xam thời kỳ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ 20 được chia làm ba giai đoạn nổi trội, đó là:

1/ Giai đoạn 1945 – 1954

Màu sắc bao trùm trong những ngày đầu đất nước vừa giành được độc lập đó chính là ca ngợi Tổ Quốc và quần chúng nhân dân cách mạng. Những tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này phải kể đến đó là: Dân khí miền Trung [Hoài Thanh], Huế tháng Tám, bất tuyệt [Tố Hữu], Ngọn quốc kì, Hội nghị non sông [Xuân Diệu] Tình sông núi [Trần Mai Ninh]…

Sau năm 1946, văn học Việt Nam tập trung chủ yếu vào việc phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện sự gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến, đồng thời hướng tới đại chúng, phản ánh chân thực màu sắc của sức mạnh quần chúng nhân dân, qua đó thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.

Các thể loại nội trội trong giai đoạn này đó là: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch, lí luận, nghiên cứu và phê bình văn học,… đều đạt được những thành tựu mới. Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu: [Đôi mắt [Nam Cao], Làng [Kim Lân], Vùng mỏ [Vò Huy Tâm], Xung kích [Nguyễn Đình Thi], Đất nước đứng lên [Nguyên Ngọc], tập truyện Truyện Tây Bắc [Tô Hoài], tập thơ Việt Bắc [Tố Hữu], các bài thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Báo tiệp… Tây tiến [Quang Dũng], Đồng chí [Chính Hữu], Bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam [Trường Chinh].

2/ Giai đoạn 1955 – 1964

Thời gian này nhân dân cả nước vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa tiếp tục công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Văn học thời kì này cũng tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi những đổi thay của đất nước và con người mới trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, nói lên nỗi đau chia cắt và thể hiện ý chí thống nhất đất nước.

Văn học đạt được nhiều thành tựu trên cả ba thể loại đó là:

+ Văn xuôi được khai thác theo hướng mở rộng đề tài, bao quát được nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống.

+ Thơ cũng phát triển mạnh mẽ với nhiều cảm hứng lớn xuất phát từ đất nước, dân tộc trong sự hài hoà giữa cái riêng với cái chung và đã có nhiều thành tựu nổi bật.

+ Kịch đã có những tác phẩm thu hút được sự chú ý dư luận cả nước như: Một đảng viên [Học Phi], Ngọn lửa [Nguyễn Vũ], Quẫn [Lộng Chương], Chị Nhàn và Nổi gió [Đào Hồng Cẩm]…

3/ Giai đoạn 1965 – 1975

Toàn bộ nền văn học trong thời kì này của cả hai miền Nam, Bắc đều tập trung vào cuộc chiến kháng chiến chống Mĩ cứu nước với chủ đề bao trùm đó là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Ở chiến trường miền Nam, những tác phẩm viết trong máu lửa của chiến tranh đã phản ánh một cách chân thực, nhanh nhạy và kịp thời về diễn biến cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng. Văn học thời kì này đã thành công với những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Thi, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, thơ của Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Giang Nam, Thanh Hải…

Còn ở miền Bắc thì phải kể đến những tác phẩm truyện kí của các tác giả: Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Nguyên Khải, Nguyễn Minh Châu,… và nhiều tập thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Chính Hữu… Các tác phẩm của các nhà thơ đã phản ánh chân thực, sinh động đời sống chiến trường, sự ác liệt, những hi sinh, tổn thất… trong chiến tranh. Đặc biệt, họ đã dựng nên bức chân dung tinh thần của cả một thế hệ trẻ chống Mĩ. Họ đă đem đến cho nền thơ Việt Nam một tiếng thơ mới mẻ, trẻ trung, sôi nổi.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ 20. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hoá

- Nền văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám là nền văn học của chế độ mới, phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nên đã thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ.

- Từ năm 1945 đến 1975, đất nước diễn ra nhiều sự kiện lớn, tác động sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật.

  • Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc,  chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ hết sức vĩ đại, hào hùng.
  • Công cuộc xây dựng CNXH trên miền Bắc.
  •  Chiến tranh kéo dài, liên tục, khiến nền kinh tế nghèo nàn, điều kiện giao lưu với văn hóa nước ngoài hạn chế [chỉ tiếp xúc, ảnh hưởng của văn hóa, văn học các nước trong phe XHCN].

==> Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, văn học giai đoạn 1945 - 1975 vẫn phát triển và đạt được những thành tựu to lớn.

2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu

Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 có thể chia làm 3 chặng. Thành tựu chủ yếu của mỗi chặng đường như sau:

a. Văn học từ 1945 – 1954

b. Văn học từ 1955 – 1964

c. Văn học từ 1965 – 1975

3. Đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945-1975

a.Văn học vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

b.Nền văn học hướng về đại chúng

c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

II. Vài nét khái quát Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX

1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hoá

  • Chiến tranh kết thúc, đời sống về tư tưởngtâm lí, nhu cầu vật chất con người đã có những thay đổi so với trước. Từ 1975-1985 ta lại gặp phải những khó khăn về kinh tế sau cuộc chiến kéo dài cộng thêm là sự ảnh hưởng của hệ thống XHCN ở Đông Âu bị sụp đổ. 
  • Đại hội Đảng lần thứ VI [1986] mở ra những phưương hướng mới thực sự cởi mở cho văn nghệ Đẳng khẳng định: "Đổi mới có ý nghĩa sống còn là nhu cầu bức thiết. Thái độ của Đảng nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật".

2. Qúa trình phát triễn và thành tựu chủ yếu

  • Trường ca: "Những người đi tới biển" [Thanh Thảo]
  • Thơ: "Tự hát" [Xuân Quỳnh] , "Xúc xắc mùa thu" [Hoàng Nhuận Cầm], …
  • Văn xuôi: "Đứng trước biển", " Cù lao tràm ", [Nguyễn Mạnh Tuấn], Thời xa vắng [Lê Lựu]…
  • Kí: "Ai đã đặt tên cho dòng sông" [Hoàng Phủ NgọcTường], "Cát bụi chân ai" [Tô Hoài].

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1 [Trang 18 – SGK]. Nêu những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, vãn hoá có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2 [Trang 18 – SGK]. Văn học Việt Nam từ 1945 - 1975 phát triển qua mấy chặng đường? Nêu những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng đường.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4 [trang 18 - SGK] Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5 [trang 18 - SGK] Hãy nêu những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập: trang 19 sgk Ngữ Văn 12 tập một

Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta"

Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh [chị] về ý kiến trên.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.

=> Xem hướng dẫn giải

Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX

Video liên quan

Chủ Đề