Văn 12 sách giáo khoa trang 197

  • Soạn bài: Ôn tập phần Văn học lớp 12 [chi tiết]

Câu 1 [trang 197 sgk Ngữ văn 12 Tập 2]

Vợ nhặt [Kim Lân] và Vợ chồng A Phủ [Tô Hoài]

Vợ nhặt

Vợ chồng A Phủ

Số phận và cảnh ngộ của con người

Số phận mỏng manh của người dân nghèo lao động trước nạn đói 1945

Số phận bi thảm của người dân miền núi trước sự cường hào, bốc lột của địa chủ, bá kiến

Giá trị nhân đạo

+ Ngợi ca tình thương, lòng nhân ái cao đẹp của con người

+ Niềm tin yêu vào một tương lai tốt đẹp và tươi sáng của người dân trong cảnh khốn cùng

+ Tố cáo tội ác thực dân đẩy con người đến khốn khổ

+ Ngợi ca vẻ đẹp con người, đặc biệt là người phụ nữ

+ Ngợi ca sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ ẩn giấu bên trong con người

+ Tố cáo sự bất công của xã hội lúc bấy giờ

Câu 2 [trang 197 sgk Ngữ văn 12 Tập 2]

Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

              Rừng xà nu

     Những đứa con trong gia đình

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng

+ Ý thức cộng đồng

+ Lòng căm thù giặc sâu sắc

+ Ý chi kiên trung theo cách mạng, bất khuất trong chiến đâu

+ Nối tiếp sự nghiệp cách mạng từ thế hệ này sang thế hệ khác của một buôn làng-> toàn dân tộc

+ Thù nhà gắn với nợ nước

+ Hoà hợp giữa truyền thống cách mạng trong dòng sông gia đình, dòng sống dân tộc

+ Ý thức chiến dấu mãnh mẽ-> lý tưởng cách mạng là lẽ sống

Câu 3 [trang 197 sgk Ngữ văn 12 Tập 2]

Cách xây dựng tình huống truyện:

- Đó là một tình huống nghịch lí khi đằng sau vẻ đẹp của một bức tranh thiên nhiên hoàn hảo là một hiện thực nghiệt ngã:

+ Phùng phát hiện ra một cảnh đẹp toàn bích mà bấy lâu nay anh vẫn kiếm tìm.

+ Người đàn ông đánh vợ tới tấp sau khi bước xuống từ thuyền chài.

+ Đứa con trai đòi đánh bố để bảo vệ mẹ.

+ Người đàn bà từ chối li hôn chồng => nghịch lí

+ Phùng nhận ra được nhiều điều sau câu chuyện ấy.

- Ý nghĩa của tình huống truyện:

+ Tạo sự hấp dẫn, sinh động cho câu chuyện.

+ Góp phần thể hiện tư tưởng của tác phẩm.

Câu 4 [trang 197 sgk Ngữ văn 12 Tập 2]

Ý nghĩa tư tưởng đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

- Sống trọn vẹn bản thể, hài hoà giữa thể xác và linh hồn là điều đáng quý.

- Con người phải luôn luôn đấu tranh với cái xấu, với những thấp hèn, dơ bẩn để vươn tới hoàn thiện, vươn tới sự cao đẹp ở đời.

-Phê phán lối sống giả tạo, vô trách nhiệm, tham muốn tầm thường.

Câu 5 [trang 197 sgk Ngữ văn 12 Tập 2]

Ý nghĩa tư tưởng

Đặc sắc nghệ thuật

Số phận con người của Sô-lô-khốp khiến người đọc không khỏi trăn trở, suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con người cụ thể sau chiến tranh.

+ Họ phải chịu những nối đau thương, mất mát quá lớn tưởng chừng như không thể vượt qua: vợ con chết, mất nhà cửa, quê hương

+Bằng lòng yêu thương và nghị lực phi thường và trách nhiệm họ đã vượt qua, cùng nhau nâng đỡ để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, vượt lên sự nghiệt ngã của số phận

ð  Tiêu biểu cho tính cách Nga, con người Nga

+ Miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc

+ Lối kể chuyện lôi cuốn và hấp dẫn

+ Gây xúc động cao bằng những đoạn trữ tình ngoại đề.

Câu 6 [trang 197 sgk Ngữ văn 12 Tập 2]

Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

- Lỗ Tấn phê phán những căn bệnh của người Trung Quốc luc bấy giờ:

+ Căn bệnh mê tín, lạc hậu của nhân dân Trung Hoa.

+ Sự xa rời quần chúng của những người chiến sĩ yêu nước.

- Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:

+ Cốt truyện đơn giản nnhưng giàu ý nghĩa.

+ Các chi tiết trong truyện đều mang ý nghĩa tượng trưng cao, độc đáo: vòng hoa, chiếc bánh bao tẩm máu người, con đường,…

+ Không gian, thời gian nghệ thuật.

Câu 7 [trang 197 sgk Ngữ văn 12 Tập 2]

Đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-minh-uê

Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-minh-uê:

- Con cá kiềm đồ sộ và kì vĩ, mang vẻ đẹp lung linh tượng trưng cho những ước mơ, lý tưởng, khát vọng sống đẹp đẽ của con người

- Ông lão đánh cá trong hành trình chinh phục con cá kiếm tượng trưng cho con người theo đuổi, vượt qua những gian khó để chính phục giấc mơ, đi tới thành công.

=> Ước mơ và con người luôn song hành với nhau, cùng thúc đẩy nhau cố gắng.

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc Vào 5 tháng 4 2019 lúc 10:12:01

Lý thuyết

Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong các tác phẩm Vợ chồng A Phủ [Tô Hoài], Vợ nhặt [Kim Lân. Phân tích nét đặc sắc tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.

Vợ chồng A Phủ:

- Số phận và cảnh ngộ của con người. Số phận bi thảm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến trước cách mạng khi chịu sự thống trị của thực dân, phong kiến, thần quyền, hủ tục

Tư tưởng nhân đạo: ngợi ca sức sống mãnh liệt, tiềm tàng của con người và con đường họ tự giải phóng, đi theo cách mạng

Vợ nhặt:

- Số phận, cảnh ngộ của con người: Đặt nhân vật vào tình cảnh thê thảm của người dân lao động trong nạn đói 1945, tác giả dựng lên không khí tối tăm, ảm đạm bao trùm xóm ngụ cư

- Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm:

    + Đi sâu lí giải, phân tích hiện thực bằng cái nhìn vừa đau xót, căm giận

    + Ngợi ca tình người cao đẹp, khát vọng sống, hạnh phúc và hi vọng vào một tương lai tươi sáng

Update: 5 tháng 4 2019 lúc 10:12:06

Câu 5 [trang 197 SGK Ngữ văn 12 tập 2]

Ý kiến tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp.

Nét đặc sắc về nội dung tư tưởng, nghệ thuật trong tác phẩm:

- Cách kể chuyện: Truyện ngắn Số phận con người được xây dựng theo lối truyện lồng trong truyện.

+ Tác phẩm có hai người kể chuyện: Người thứ nhất là Xô-cô-lốp, nhân vật chính: người thứ hai là tác giả.

+ Thái độ của người kể chuyện là đồng cảm sâu sắc với nhân vật chính, xúc động mãnh liệt trước số phận nhân vật này. Điều đó tạo nên chất trữ tình sâu sắc của tác phẩm.

- Truyện cũng có một đoạn trữ tình ngoại đề ở phần cuối bày tỏ sự đồng cảm, lòng tin tưởng và sự khâm phục của tác giả đối với một tính cách Nga kiên cường và nhân hậu.

+ Nhà văn tin tưởng vào một thế hệ tương lai qua hình ảnh chú bé Va-ni-a: Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bé, chú bé kia một khi lớn lên sẽ đương đầu với mọi thử thách.

+ Đó cũng là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với một số phận cá nhân sau chiến tranh.

+ Cách kể chuyện này tạo ra một phương thức miêu tả lịch sử mới: Lịch sử trong mối quan hệ mật thiết với số phận cá nhân.

- Cốt truyện và chi tiết cũng thể hiện rõ bút pháp hiện thực táo bạo của Sô-lô-khốp, tôn trọng tính chân thật.

+ Tác phẩm không tô hồng hiện thực bằng lối kết thúc có hậu mà báo trước vô vàn khó khăn trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường tìm kiếm hạnh phúc.

+ Sô-lô-khốp đã miêu tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó, thể hiện một cách nhìn mới, cách mô tả mới hiện thực cuộc sống sau chiến tranh. Tác giả đã sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết tình tiết, cảm động để khám phá chiều sâu tính cách nhân vật [cảnh nhận con, những giọt nước mắt của vợ người bạn, giấc ngủ của bé Va-ni-a...].

- Nhân vật trong tác phẩm là những con người bình thường, thậm chí nhỏ bé với tất cả các quan hệ phức tạp, đa dạng, tiêu biểu cho số phận con người trong chiến tranh. Tác giả ví hai cha con Xô-lô-khốp là "hai con người côi cút, hai hạt cát đó bị bão tố chiến tranh thổi bay tới những miền xa lạ". Hoàn cảnh đau khổ ghê gớm của Xô-cô-lốp đã làm nổi bật tâm hồn nhân hậu và tính cách kiên cường của anh. Đó là những con người bình thường mà vĩ đại, hình ảnh của nhân dân Nga.

- Số phận con người của Sô-lô-khốp đã khiến ta suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con người cụ thể sau chiến tranh. Tác phẩm đã khẳng định một cách viết mới về chiến tranh: không phải né tránh mất mát, không say sưa với chiến thắng mà biết cảm nhận, chia sẻ những đau khố tột cùng của con người sau chiến tranh, từ đó mà tin yêu hơn đối với con người. Số phận con người khẳng định sức mạnh của lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, nghị lực con người. Tất cả những điều đó sẽ nâng đỡ con người vượt lên số phận.

Video liên quan

Chủ Đề