Văn 6 sự việc và nhân vật trong văn tự sự

sự VIỆC VẰ NHÂN VẬT TRONG VĂN Tự sự MỤC TIÊU BÀI HỌC Nắm được hai yếu tố cơ bản của văn tự sự: sự việc và nhân vật. Hiểu ý nghĩa của sự vật và nhân vật trong tự sự. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI A. Sự VIỆC TRONG VĂN Tự sự: Tự sự là “kể sự việc”, do đó yếu tố quan trọng đầu tiên là sự việc. Nếu không có sự việc thì không có tự sự. Do vậy muôn có tự sự, người ta phải chọn sự việc, liên kết các sự việc thành một chuỗi để thể hiện điều muôn nói [tức chủ đề truyện] làm cho truyện có ý nghĩa. Như vậy tự sự không chỉ đơn giản là có sự việc, sự việc ở đây phải liên kết để tạo cho truyện có ý nghĩa. Trở lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, ta thấy các sự việc trong truyện liên kết với nhau tạo thành một chuỗi từ sự việc, mang tính khởi đầu đến sự việc mang tính phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc. Vua Hùng kén rể. Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn. Vua Hùng ra điều kiện chọn rể. Sơn Tinh đến trước được vợ. Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Hai bên giao chiến, Thủy Tinh thua rút quân về. Hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh. Trong những sự việc trên: + Sự việc mang tính khởi đầu: Vua Hùng kén rể. + Sự việc phát triển: Vua Hùng ra điều kiện chọn rể. + Sự việc cao trào: Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. + Sự việc kết thúc: Hai bên giao chiến, Thủy Tinh thua rút quân về. Rõ ràng các sự việc trên đây kết hợp với nhau theo trình tự có ý nghĩa: sự việc trước giải thích lý do cho sự việc sau và cả chuỗi sự việc khẳng định sự chiến thắng của Sơn Tinh. B. NHÂN VẬT TRONG VĂN Tự sự: Nhân vật trong vãn tự sự là người làm ra sự việc, đồng thời là người được thể hiện, được nói tới. Nhiều khi tự sự để thể hiện con người. Nhân vật là sản phẩm của lời kể: nó có tên hay không tên, có lai lịch, có chân dung, có tài năng, công việc... - Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có các nhân vật được nói tới với tên gọi, lai lịch, chân dung, tài năng. Nhăn vật Tên gọi Lai lịch Chăn dung Tài năng Việc làm Vua Hùng Hùng Vương Thứ 18 Không Dựng nước và giữ nước Vua Sơn Tinh Sơn Tinh ơ vùng núi Tản Viên Không Có nhiều tài, đem sính lễ đến cầu hôn Thần núi Thủy Tinh Thủy Tinh Ở miền biển Không Có nhiều tài năng Thần biển Mị Nương Mị Nương Thời thứ 18 Người đẹp như hoa, tính hiền dịu Không Không Lạc Hầu Thứ 18 Không Không Giúp vua Hùng trông coi việc nước GHI NHỚ Sự việc trong văn tự sự được trìnli bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điềm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả... sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kể được thể hiện trong văn bản: nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm... LUYỆN TẬP 1. Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm. Vua Hùng: kén rể, ra điều kiện chọn rể. Mị Nương: lấy chồng [lấy Sơn Tinh] Sơn Tinh: Thần núi, đến cầu hôn, được vợ, đánh nhau với Thủy Tinh, chiến thắng Thủy Tinh. Thủy Tinh: Thần biển, đến cầu hôn, không dược vợ, đánh nhau với Sơn Tinh, bị thua, hàng năm dâng nước. Vai trò ý nghĩa của các nhân vật: Vua Hùng và Mị Nương chỉ là những nhân vật phụ góp phần cho sự phát triển một chuỗi những sự việc có tính khởi đầu, sự phát triển, sự việc cao trào và kết thúc đô'i với nhân vật chính. Nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh là những nhân vật chính, hai nhân vật này tượng trưng cho hai thế lực: một bên là đại diện cho nhân dân, một bên là sức phá hoại dữ dội của thiên nhiên. Qua hai nhân vật, người Việt cổ xưa muôn thể hiện ước mơ có một sức mạnh phi thường để chế ngự lại những trận lũ lụt hàng năm xảy ra ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính. Để tóm tắt truyện, các em nên dựa trên 7 sự việc: Vua Hùng Vương thứ mười tám, có người con gái rất đẹp tên là Mị Nương. Vì thương con nên vua mới kén cho con một người chồng tốt. Một hôm có hai vị thần là Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn. Vua không biết gả cho ai bèn ra một lời thách đô' chọn rể. Sáng hôm sau Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật và rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau không lây được vợ bèn nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh. Hai bên giao đấu hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua rút quân về. Hàng năm do oán nặng thù sâu Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng vẫn không thắng nổi, đành rút quân về. Tại sao truyện lại gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh. Nếu đổi bằng các tên sau có được không? Vua Hùng kén rể. Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh. — Bài ca chiến công của Sơn Tinh Truyện gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì truyện nói về hai vị thần, thông qua những yếu tố tưởng tượng và kì ảo, người Việt cổ muôn giải thích hiện tượng lũ lụt, đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mong muôn chế ngự thiên tai. Nếu thay bằng tên gọi Vua Hùng kén rể chưa nói được ý nghĩa của truyện, còn nếu gọi Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh thì quá dài dòng và mới chỉ đề cập được vai trò của vua Hùng và sự xinh đẹp của Mị Nương. Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy. Em dự định sẽ kể sự việc gì? Diễn biến ra sao, nhân vật của em là ai? * Để kể chuyện này các em cần lưu ý: Câu chuyện Một lần không vâng lời là câu chuyện thuộc lứa tuổi các em [tuổi trẻ thơ]. Một lần không vâng lời là nhấn mạnh tới sự không vâng lời gây hậu quả nhất định: trèo cây, dí không đến nơi về không đến chốn, ăn quả xanh uống nước lã... Nhân vật: có thể là chính mình, hay bạn bè trong lớp... Phải thấy được sự tương quan chặt chẽ giữa sự việc và ý nghĩa trong quá trình tạo lập văn bản. Bài văn tham khảo Đã bao giờ, bạn không vâng lời cha mẹ chưa? Đối với tôi, câu chuyện mà tôi sắp kể cho các bạn nghe mãi mãi là một bài học khiến tôi không thể nào quên. Hôm đó vào một ngày đẹp trời, cũng giông như mọi khi, mẹ chở tôi đi học. Đến cổng trường mẹ dặn: “Trưa nay mẹ có chút việc nên về muộn, tan học con nhớ đợi mẹ không được đi đâu”. Chia tay mẹ, tôi vào lớp học. Năm tiết học nhanh chóng trôi qua, sau tiếng chuông reng, tôi xếp hàng theo lớp ra cổng, lòng vui sướng biết bao khi hôm nay tôi được cô giáo cho điểm chín môn tập làm văn và điểm mười môn toán. Chà! Chuyện vui này phải báo cho mẹ biết mới được. Tôi ngồi bên gốc cây chờ mẹ đến đón. Đợi gần một tiếng đồng hồ vẫn không thấy mẹ đâu. Bỗng một bàn tay đập nhẹ vào vai tôi, hóa ra là Hùng học cùng lớp 4. Thấy tôi ngồi một mình Hùng hỏi: Cậu ngồi đây làm gì? Tớ đợi mẹ. Sao tan học rồi, mà mẹ cậu chưa đón? - Mẹ tớ bận chút việc. Hùng ngồi xuống cạnh tôi, hai đứa bắt đầu trò chuyện. Chợt Hùng nảy ra một ý định: đi ăn kem. Đang khát nước mà có kem ăn thì thật là tuyệt. Nghĩ vậy tôi đồng ý ngay. Thế là tôi theo Hùng, vòng vo một hồi lâu mới tới được hiệu kem. Ăn xong, tôi và nó chia tay. Nhưng đi mãi vẫn tôi không tìm thấy đường về. Tôi bắt đầu lo, vừa đi vừa khóc. Mệt quá, tôi ngồi ngay trên vỉa hè, lúc này tôi càng khóc to hơn. Mọi người thấy tôi khóc bèn xúm lại, người hỏi câu này, người hỏi câu khác, tôi chẳng biết trả lời thế nào. Thế rồi một chú công an đến đưa tôi về phường hỏi han tôi học ở trường nào? Chỉ mười phút sau, cô hiệu trưởng đến đón tôi và đưa tôi về nhà. Bố" mẹ tôi mừng lắm, nhất là mẹ cứ ôm chặt tôi vào lòng, nhìn khuôn mặt phờ phạc với những giọt nước mắt lăn trên gò má, tôi hiểu chắc mẹ phải chạy xuôi chạy ngược tìm tôi, nghĩ vậy tôi cảm thấy ân hận quá. Đúng là một lần không vâng lời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

Tiết 11+12 :SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰI , Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : . - Nắm được hai yếu tố then chốt của tự sự : Sự việc và nhân vật. - Hiểu được ý nghóa của sự việc 7 nhân vật trong tự sự : Sự việc có quan hệ với nhau & vớinhân vật, với chủ đề tác phẩm, sự việc luôn gắn với thời gian, đòa điểm, nhân vật, diễn biến, nguyên nhân, kết quả. Nhân vật vừa là người làm ra sự việc, hành động, vừa là người được nói tới.II, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy & học : 1, Ổn đònh lớp : 2, Bài cũ : - Tự sự là gì ? Tự sự giúp ta hiểu điều gì về nội dung được kể ? 3, Bài mới : * Hoạt động 1 : Tìm hiểu mối quan hệ liên tục của sự việc trong văn tự sự.*Xét xem các sự việc trong truyện STTT. 1. Vua Hùng kén rể. [ Khởi đầu ]. 2. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn. 3. Vau Hùng ra diều kiện chọn rể. [ phát triển ]. 4. Sơn Tinh đến trước được vợ. 5. Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. 6. Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua rútvề. [ cao trào ]. 7. Hàng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua. [ kết thúc ].? Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, phát triển, cao trào & kết thúc ? - Học sinh : Trả lời.? Trong các sự việc trên có thể bỏ bớt sự việc nào không ? vì sao ? - Không .Vì : Nếu bỏ 1 trong các sự việc trên thì thiếu tính liên tục, sự việc đó không được giải thích rõ ràng.? Các sự việc trên kết hợp với nhau theo quan hệ nào ? có thể thay đổi trật tự trước sau của sự việc ấy không ? Vì sao ? - Không . Vì : Nó không theo trình tự diễn biến của sự việc người đọc [ nghe ] không hiểu được. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu các yếu tố truyện.I, Đặc điểm sự việc và nhân vật trong văn tự sự : 1, Sự việc trong văn tự sự : - Các sự việc được sắp xếp theo trật tự có ý nghóa : Sự việc trước giải thích lý do cho sự việc sau & cả chuỗi sự việc khẳng đònh nội dung vấn đề[ chiến thắng của Sơn Tinh ].Nếùu kể 1 câu chuyện mà chỉ có 7 sự việc trần trụi như vậy , truyện cóhấp dẫn không ? Vì sao ? - Không.Vì : Nó quá trừu tượng, khô khan …? Vậy truyện hay phải có sự việc cụ thể, chi tiết …Hãy chỉ ra các yếu tố đó qua truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ?- HS : Thảo luận & trình bày .- GV + HS : Cùng nhận xét. + Ai làm : [ nhân vật là ai ]. + Việc xảy ra ở đâu ? [ đòa điểm ]. + Việc xảy ra lúc nào ? [ thời gian ]. + Việc diễn biến như thế nào ? [ quá trình diễn biến ]. + Việc xảy ra do đâu ? [ nguyên nhân ]. + Kết thúc như thế nào ? [ kết quả ]. - Nhân vật : - Việc vua Hùng kén rể, việc cầu hôn, giao chiến do STTT. - Thời gian : Việc xảy ra vào đời vua Hùng Vương thứ 18. - Đòa điểm : ST ở núi Tản Viên, TT ở biển, đánh nhau ở đồi núiPhong Châu. - Nguyên nhân : TTđến sau không lấy được vợ , dâng nước đánh ST. - Diễn biến : : Trận giao tranh diễn ra ròng rã mấy tháng trời, và lại tiếp tục hàng năm. - Kết quả : Cuối cùng TT thất bại. * Hoạt động 3 : Tìm hiểu sự việc có ý nghóa trong truyện - GV : Gợi ý để HS nhận ra sự việc có ý nghóa trong truyện. [ Người kể nêu sự việc nhằm thể hiện thái độ tyêu, ghét của mình] ? Em hãy chỉ ra các chi tiết chứng tỏ người kể có thiện cảm với ST? + ST có tài xây luỹ đất chống giặc. + Món đồ sính lễ là sản vật của núi rừng. + ST thắng liên tục, lấy được vợ… => Vua Hùng cũng có sự thiên vò đối với ST.? Có thể để cho TT thắng ST được không ? Vì sao ? - Không . Nếu TT thắng thì Vua Hùng & thần dân của ông đều bò ngập chìm trong nược lũ. * Hoạt động 4 : Tìm hiểu nhân vật trong văn tự sự. - Giáo viên yêu cầu HS chỉ được : - Sự việc trong văn tự sự phải được kể cụ thể : Do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả.2, Nhân vật trong tự sự : - Nhân vật trong văn tự sự có 2 vai trò : . Người làm ra sựviệc. . Người được nói tới. Văn tự sự kể về nhân vật để nói về nhân vật.- nhân vật trong văn tự sự được Ai là nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất ? Ai là kẻ được nói tớinhiều nhất ? - Sơn tinh và Thuỷ Tinh. - Sơn Tinh.? Ai là nhân vật phụ ? nhân vật phụ có cần thiết không ? có bỏ được không ?- Mò Nương , Hùng Vương.Không cần thiết nhưng không bỏ được Vì nhân vật phụ giúp cho nhân vật chính hoạt động.Để hiểu được nhân vật yêu cầu HS xem nhân vật được kể ra như thếnào ?Giáo viên lập bảng & cho HS điền.Nhân vật Tên gọi Lai lòch Chân dungTài năng Việc làmVua HùngVua Hùng Thứ 18 KhôngSơn Tinh Sơn Tinh NúiTViênKhông Tài lạĐem S lễ...Thuỷ tinhT Tinh Vùng biểnKhông Gọi gió,mưaMò NươngXinh đẹpLạc Hầu * Nhân vật chính kể ra nhiều phương diện nhất.Nhân vật phụ chỉ được nói qua, nhắc tên. * Giáo viên hướng dẫn HS học phần ghi nhớ. * Hoạt động 5 : luyện tậấp, Bài 1 : Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm.a. nhận xét vai tro,ø ý nghóa của truyện.Giáo viên gợi ý cho HS nêu những việc làm của nhân vật trong tryuện để hiểu vai trò và ý nghóa.b. Tóm tắt truyện STTT.- GV gợi ý cho HS tóm tắt truyện dựa vào sự việc gắn với nhân vật chính hoặc có thể dựa vào 7 sự việc nêu trên.c. Tại sao truyện lại gọi là STTT ? Nếu đổi các tên sau có được không ? - Vua Hùng kén rể.kể : . Gọi tên, đặt tên. . Giới thiệu lai lòch, tính tình, tài năng. . kể việc làm. . Miêu tả [ chân dung, ngoại hình ]. * Ghi nhớ : Sgk/38.III, Luyện tập : - Truyện Vua Hùng, Mò Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. * - Bài ca chiến công của Sơn Tinh.Bài 2 : Giáo viên gợi ý & hướng dẫn HS chọn sự việc, chọn nhân vật.Mục đích bài tập này là cho HS hiểu sự tương quan chặt chẽ giữa sự việc &ý nghóa trong quá trình tạo lập văn bản.• Đây là văn bản tự sự , phải có sự việc & nhân vật, hai yếu tố này gắn bó với nhau.- Sự việc phải có sự khởi đầu, diễn biến & kết thúc.- Nhân vật thì có nhân vật chính, nhân vật phụ gắn với sự việc.+ Từ thực tế ở nhà hoặc ở trường em hãy tưởng tượng ra 1 câu chuyện theo nhan đề ấy. * Ví dụ : Trèo cây, ham chơi, quây cóp, nói tục …IV, Củng cố – dặn dò : + Cần nắm : - Cách trình bày sự việc trong văn tự sự. - Nhân vật trong văn tự sự … - Học sinh học bài & làm 3, 4, 5/18 & 19 SBT. + Chuẩn bò bài cho tiết sau. CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ Chuẩn bò bài theo câu hỏi SGK.

Video liên quan

Chủ Đề