Văn bản quản lý hành chính là gì

CÔ TÚ

Câu 1: Trình bày khái niệm văn bản quản lý NN và văn bản quản lý HCNN? Đặc điểm của văn bản này? Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa văn bản quản lý NN và văn bản QLHCNN?

        *

Trả lời:

           - VBQLNN là những quyết định và thông tin quản lý thành văn [được văn bản hoá] do các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.

Phân tích đặc điểm của văn bản quản lý nhà nước.

    + Về chủ thể ban hành: văn bản quản lý nhà nước do các cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền soạn thảo và ban hành. Chỉ có những văn bản do người đúng thẩm quyền ban hành mới có ý nghĩa pháp lý.

Không phải chủ thể nào cũng được ban hành mọi loại văn bản quản lý mà chỉ được ban hành những loại văn bản nhất định trong phạm vi thẩm quyền để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.

Ví dụ: các cơ quan thuộc Chính phủ không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ không có quyền ban hành Thông tư mà chỉ có Bộ chủ quản mới có quyền đó.

+ Về mục đích ban hành: văn bản quản lý nhà nước được ban hành nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước.   

+ Đối tượng áp dụng: Văn bản quản lý Nhà nước mang tính công quyền, được ban hành để tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, là cơ sở pháp lý quan trọng cho các hoạt động cụ  thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

+ Về trình tự ban hành, hình thức văn bản: Văn bản quản lý nhà nước đòi hỏi phải được xây dựng, ban hành theo thủ tục pháp luật quy định và được trình bày theo hình thức luật định. Mỗi loại văn bản thường được sử dụng trong những trường hợp nhất định và có cách thức trình bày riêng. Sử dụng đúng hình thức văn bản sẽ góp phần tạo ra sự thống nhất cả về nội dung và hình thức của hệ thống văn bản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, sử dụng thực hiện văn bản.

+ Về bảo đảm thi hành.

Văn bản nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước, bắt buộc các chủ thể khác phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước như hoạt động tổ chức trực tiếp hoặc cưỡng chế.

         + Về văn phong.

Văn bản quản lý nhà nước nhằm mục đích truyền đạt thông tin, mệnh lệnh từ chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý một cách đầy đủ, chính xác nhất. Nó không cần biểu cảm nên mang đặc trưng văn phong riêng, khác với văn phong nghệ thuật. Văn bản quản lý nhà nước thường mang tính phổ quát, đại chúng và không cần quá chi tiết như văn bản khoa học.

            - VBQLHCNN là hình thức pháp lí đặc thù của quyết định quản li Hành chính, được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ viết, do chủ thể quản lí Hành chính Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo hình thức, thủ tục do pháp luật quy định nhằm thực thi pháp luật, quản lí điều hành và giải quyết những công việc cụ thể phát sinh trong đời sống xã hội
            - Đặc điểm của văn bản quản lí Hành chính Nhà nước:
                Thứ nhất, văn bản quản lí Hành chính Nhà nước là sự thể hiện bằng ngôn ngữ viết của quyết định quản lí Hành chính, trên những chất liệu nhất định mà hiện nay chủ yếu là giấy viết. Trong quá trình thực hiện chức năng hành pháp, các chủ thể có quyền phải đưa ra các quyết định quản lí Hành chính, thể hiện ý chí của mình để giải quyết những công việc phát sinh. Quyết định quản lí Hành chính thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hoạt động tổ chức trực tiếp, ban hành văn bản, các tác nghiệp kĩ thuật… trong đó ban hành văn bản là phương thức quản lí chủ yếu, không thể thiếu để chuyển tải ý chí nhà quản lí tới đối tượng quản lí. Tuy nhiên, khi khoa học kí thuật phát triển, các thành tựu được ứng dụng vào công nghệ quản lí thì phương tiện chuyển tải ý chí của nhà quản lí có thể phong phú hơn [ việc sử dụng mạng tin học, kí thuật fax.. ] nhưng trong những trường hợp quan trọng thì ý chí đó luôn phải thể hiện thành văn bản, được lưu giữ làm chứng cứ khai thác về sau, phục vụ cho những hoạt động liên quan, đặc biệt là theo dõi hoạt động của cơ quan đã ban hành ra nó.
                Thứ hai, văn bản quản lí Hành chính Nhà nước được ban hành bởi những chủ thể thực hiện quyền hợp pháp. Có rất nhiều chủ thể khác nhau mang quyền lực Nhà nước để hành văn bản và nếu căn cứ vào quyền năng của chủ thể có thể chia thành ba nhóm: chủ thể lập pháp, hành pháp, và tư pháp. Văn bản được ban hành bởi các chủ thể này là một bộ phận cấu thành. Các chủ thể ban hành văn bản quản lí Hành chính Nhà nước là những chủ thể có quyền năng hành pháp và khá đa dạng như cơ quan Hành chính Nhà nước và công chức lãnh đạo cơ quan này; người đứng đầu các cơ quan Nhà nước; thẩm phán củ tọa phiên tòa; tổ chức xã hội cá nhân hoặc cá nhân được ủy quyền quản lí Hành chính Nhà nước đối với việc cụ thể [ công đoàn, người chỉ huy tàu biển khi tàu tàu đã rời bến…]. Mỗi chủ thể này có thẩm quyền được giới hạn trong khuôn khổ nhất định nên phạm vi hoạt động rất khác nhau nhưng hoạt động của chúng đều mang tính quyền lực Nhà nước, có mục đích giải quyết những công việc phát sinh trong hoạt động hành pháp.
            Thứ ba, nội dung văn bản quản lí Hành chính Nhà nước là ý chí của Nhà nước được thể hiện để tác động vào đối tựong quản lí có liên quan. Là ý chí của Nhà nước nên nội dung văn bản được chủ thể có thẩm quyền xác lấp một cách đơn phương để tác động lên các đối tượng quản lí liên quan. Trên cơ sở pháp luật hiện hành và nhận thức chủ quan của mình về đời sống xã hội, các chủ thể có thể ban hành văn bản hoàn toàn có quyền quyết định việc thể hiện ý chí của mình dưới những dạng khác nhau. ĐIều đó có nghĩa là nội dung văn bản quản lí Hành chính Nhà nước vừa có tính khách quan; tính chủ quan thể hiện ở việc chủ thể ban hành văn bản có quyền ấn định nội dung văn bản trên cơ sở nhất định, hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ, mục đích quản lí, chủ thể ban hảnh tự lựa chọn những vấn đề cần xác lập, những đối tượng cần quản lí và hướng tác động lên từng đối tượng về từng vấn đề, từ đó hình thành lên từng nội dung văn bản; tính khách quan thể hiện trong việc chủ thể ban hành văn bản phải xuất phát từ nhu cầu điều kiện xã hội, trên cơ sở nhận thức chủ quan của mình đánh giá, phán đoán về mọi vấn đề có trong thực tiễn, liên quan đến chủ đề văn bản để hình thành nội dung của nó mà không được tùy tiện, duy ý chí.
                +Mặc dù được hình thành một cách đơn phương nhưng nội dung của văn bản luôn có giá trị tác động tới các đối tượng liên quan, không lệ thuộc vào ý chí chủ quan của các đối tượng đó và cũng không lệ thuộc vào nội dung của văn bản. Sự tác động đó thể hiện rõ nét trong các văn bản pháp luật [ có nội dung bắt buộc thi hành ] và ngay cả trong trường hợp văn bản quản lí Hành chính Nhà nước có nội dung là các thông tin chỉ dẫn [ công văn ] thì chúng cũng tác động tới cấp dưới, giúp chủ thể quản lí đạt được mục đích đặt ra.
                + Để sự tác động đó có hiệu quả thì việc bảo đảm thi hành nộin dung văn bản bằng sức mạnh Nhà nước là vấn đề rất quan trọng. Nhà nước sử dụng nhiều sức mạnh khác nhau như; Sức mạnh Kinh tế, về tổ chức, tuyên truyền, giáo dục và đặc biệt là sức mạnh cưởng chế bằng bạo lực. Việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng ý chí Nhà nước trong các văn bản có thể làm phát sinh trách nhiệm pháp lí của người vi phạm.
            Thứ tư, văn bản quản lí Hành chính Nhà nước rất đa dạng về nội dung hình thức.
Nội dung văn bản quản lí Hành chính Nhà nước có thể được chia thành 5 nhóm; chính sách pháp luật ; quy phạm pháp luật; mệnh lệnh cá biệt thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lí; mệnh lệnh điều hành bộ máy trực thuộc và thông tin chỉ dẫn [ tưông ứng với 5 loại văn bản; Văn bản chủ đạo, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật, văn bản điều hành va văn bản Hành chính ], mỗi nhóm được ban hành với những mục đích quản lý khác nhau.
               + Với nội dung là các chính sách pháp luật, văn bản quản lí Hành chính Nhà nước được ban hành để xác lập các chủ trương, đường lối nhằm định hướng chiến lược cho hoạt động quản lí Hành chính Nhà nước trong từng giai đoạn, tạo căn cứ pháp lí cho hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật của bộ máy Hành chính Nhà nước. Những văn bản này có vai trò đặc biệt quan trọng việc xác định trọng tâm, trọng điểm cho các hoạt động quản lí Hành chính Nhà nước, nhờ đó góp phần tác động tích cực vào việc nâng cao hiệu lực của quản lí Hành chính Nhà nước.
                + Với nội dung là các quy phạm pháp luật, văn bản quản lí Hành chính Nhà nước được ban hành trong nhiều trường hợp khác nhau để đặt ra quy định quản lí Hành chính Nhà nước trong lĩnh vực hay các ngành khác nhau nhằm chi tiết hóa, cụ thể hóa nội dung những đạo luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan dân cử hoặc trực tiếp thể chế hóa đường lối của đảng thành những quy phạm pháp luật; để xác lập các nội quy, quy chế thực hiện trong nội bộ các cơ quan Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước.
               + Với nội dung là mệnh lệnh cá biệt thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lí, văn bản quản lí Hành chính Nhà nước đượcban hành để trực tiếp thực hiện các quyền, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức, cung cấp dịch vụ công, tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, cưỡng chế Hành chính…
Với nội dung là các mệnh lệnh điều hành bộ máy trực thuộc, văn bản quản lí Hành chính Nhà nước được ban hành để cơ quan có thẩm quyền điều hành đối với cấp dưới thuộc quyền quản lí của mình trong những hoạt động cụ thể, như phòng chống bảo lũ, phòng cháy chữa cháy, về công tác tổ chức nội bộ của bộ máy Hành chính ….
               + Với nội dung là thông tin chỉ dẫn, văn bản quản lí Hành chính Nhà nước được sử dụng để chủ thể quản lí đôn đốc, nhắc nhở đối tượng quản lí thực hiện quyền và nghĩa vụ nhất định[công văn]; truyền đạt ý kiến miệng[ngôn ngữ nói ] của cấp có thẩm quyền về những vấn đề nhất định như kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết khiếu nại tố cáo của một công dân[thông báo]; truyền đạt nội dung chủ yếu của một văn bản pháp luật để giải quyết những vấn đề cấp bách như phòng chống bõa lụt, hỏa hoạn[công điện].
               + Về hình thức, văn bản quản lí Hành chính Nhà nước có rất nhiều thể loại khác nhau, gồm; Nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư, lệnh, kiến nghị, yêu cầu, văn bản pháp quy phụ, công văn, thông báo, công điện. Thể loại văn bản là tiêu chí để phân biệt văn bản quản lí Hành chính Nhà nước với các văn bản quản lí Hành chính Nhà nước khác, vì vậy việc tạo ra sự khác biệt về thể loại văn bản cho các chủ thể trong quản lí Hành chính Nhà nước là giải pháp tích cực, tạo điều kiện cho việc phân biệt hoạt động của các chủ thể khác nhau, xác định thứ bậc hiệu lực của từng văn bản trong hệ thống văn bản quản lí Hành chính Nhà nước, lựa chọn những văn bản khác nhau để đảm bảo sự phù hợp giữa vai trò của mỗi loại văn bản với đặc thù của từng loại công việc phát sinh.
               + Mỗi loại văn bản này được ban hành bởi những chủ thể khác nhau, trong những trường hợp xác định và để những mục tiêu quản líkhác nhau nhưng đều có những nét tuơng tự nhau về cơ cấu. Cơ cấu văn bản quản lí Hành chính Nhà nước là cách thức trình bày văn bản theo kiểu dáng nhất định, có tác dụng giúp cho việc xác lập nội dung của văn bản được thuận lợi; góp phần tạo nên tính logic cho nội dung văn bản; đảm bảo tính chính thể, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa hình thức với nội dung văn bản, tạo sự thống nhất về hình thức văn bản cho hệ thống cơ quan Nhà nước nói chung và cho mỗi chủ thể quản lí Hành chính Nhà nước nói riêng làm tiền đề cho việc xây dụng và sử dụng mẫu văn bản và nếu xác định cơ cấu hợp lí thì sẽ tạo tính mĩ quan cần thiết cho văn bản, đảm bảo sự nghiêm trang của hoạt động quản lí Hành chính Nhà nước.
           Thứ năm, mỗi loại văn bản quản lí Hành chính Nhà nước đều được xác lập theo thủ tục nhất định và mỗi thủ tục đó có thể có những nét riêng biệt, lệ thuộc vào nội dung của từng nhóm văn bản nhưng nhìn chung đều bao gồm hoạt động mang tính chuyên môn có vai trò trợ giúp cho chủ thể xác lập văn bản; tạo cơ chế phối hợp, kiểm tra, giám sát của những chủ thể có thẩm quyền đói với hoạt động xác lập văn bản tránh sự tùy tiện, trách nhiệm của chủ thể quản lí Hành chính Nhà nước. Do đa dạng về nội dung mục đích và chủ thể ban hành các văn bản quản lí Hành chính Nhà nước cũng rất phong phú, được quy định trong nhiều văn bản pháp luật để sử dụng cho từng nhóm cụ thể văn bản khác nhau như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật khiếu nại, tố cáo, pháp lệnh sử lí vi phạm Hành chính…

                    Sự giống nhau:

                        - Về nội dung chứa đựng những QĐ quản lý  và thông tin quản lý NN

                        - Về chủ thể ban hành các cơ quan trong bộ máy NN

                        - Được ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức nhất định

                        - Thể hiện ý chí NN, tính quyền lực NN

                        - Mang tính pháp lý điều chỉnh quan hệ quản lý NN

                    Sự khác nhau:

                        - VB QLNN được ban hành để thực thi quyền lực NN[quyền lập pháp, tư pháp, hành pháp]. Còn VBQLHCNN chủ yếu do các CQHCNN ban hành

                        - VB QLNN chứa đựng các QĐ và thông tin trong QLHCNN

                        - VB QLNN điều chỉnh chỉnh quan hệ QLNN, còn VB QLHCNN điều chỉnh quan hệ QL HCNN.

    Câu 2: Trình bày Những chức năng cơ bản của VB QLHCNN?

        * Trả lời:          
1. Chức năng thông tin:

– Là chức năng cơ bản nhất, bao gồm: việc ghi lại các thông tin quản lí, truyền đạt các thông tin đó, giúp các cơ quan thu nhận các thông tin cần thiết cho hoạt động quản lí, đánh giá các thông tin thu được qua các hệ thống truyền đạt thông tin khác.

– Để đảm bảo chức năng thông tin, phải: quan tâm đến khả năng tiếp nhận thông tin qua văn bản thuận lợi hay không, những thông tin đó được sử dụng như thế nào trong thực tế quản lí hành chính nhà nước

– Dưới dạng văn bản, tông tin thường gồm ba loại:

+ Thông tin quá khứ: liên quan tới sự việc đã được giải quyết

+ Thông tin hiện hành: liên quan đến sự việc đang xảy ra hàng ngày

+ Thông tin dự báo: mang tính kế hoạch tương lai, dự báo chiến lược

2. Chức năng quản lí

– Được thể hiện ở chỗ là công cụ, phương tiện để tổ chức có hiệu quả công việc [trong cơ quan quản lí hành chính nhà nước là công cụ tổ chức các hoạt động quản lí, thí dụ: thông tư, chỉ thị, quyết định, điều lệ, thông báo…]

– Để đảm bảo chức năng quản lí, văn bản phải đảm bảo được khả năng thực thi của cơ quan nhận được [tính hiệu quả, khả thi của văn bản]

– Từ giác độ chức năng quản lí, văn bản quản lí hành chính nhà nước gồm 2 loại:

+ Văn bản là cơ sở tạo nên tính ổn định của bộ máy lãnh đạo và quản lí: xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vị trí của mỗi cơ quan, xác lập mối quan hệ, điều kiện hoạt động của cơ quan. Thí dụ: Nghị định, nghị quyết, quyết định thành lập, điều lệ…

+ Văn bản giúp cho cơ quan quản lí hành chính nhà nước tổ chức các hoạt động cụ thể theo quyền hạn của mình: quyết định, chỉ thị, thông báo, công văn, báo cáo…

3. Chức năng pháp lí

– Là cơ sở pháp lí để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong quản lí hành chính nhà nước [văn bản ghi lại và truyền đạt các quy phạm pháp luật và các quyết định hành chính]

– Thể hiện trên hai phương diện:

+ Chứa đựng các quy phạm pháp luật

+ Là căn cứ pháp lí để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể

Ngoài ra, tùy thuộc từng loại văn bản, chức năng pháp lí còn thể hiện trong việc xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan thuộc bộ máy quản lí hành chính nhà nước, giữa hệ thống quản lí với hệ thống bị quản lí.

– Để đảm bảo chức năng pháp lí, cần xem việc xây dựng các văn bản quản lí hành chính nhà nước là một bộ phận hữu cơ của hoạt động quản lí hành chính nhà nước, khi xây dựng và ban hành phải cẩn thận, chuẩn mực.

– Các văn bản thể hiện tính chất pháp lí không giống nhau, có những văn bản chỉ mang tính thông tin quản lí thông thường, có những loại mang tính chất cưỡng chế thực hiện.

4. Các chức năng khác

Chức năng văn hóa – xã hội: văn bản là sản phẩm sáng tạo của con người hình thành trong quá trình nhận thức, lao động để tổ chức xã hội và cải tạo thiên nhiên, luôn sản sinh ra do một nhu cầu xã hội nhất định [tư liệu để tìm hiểu lịch sử, hình mẫu học tập…]

Chức năng thống kê: là đặc trưng của loại văn bản quản lí hành chính nhà nước sử dụng vào mục đích thống kê quá trình diễn biến công việc [thống kê cán bộ, tiền lương, tài sản…] Giúp theo dõi hoạt động có tính hệ thống, quá trình. Do vậy, cần phải đảm bảo thông tin số liệu chính xác, đầy đủ, khoa học…

    Câu 3: Trong quá trình soạn thảo văn bản QLHCNN cần đáp ứng những yêu cầu nào? Trong những yêu cầu đó những yêu cầu nào là quan trọng nhất?

        * Trả lời: 

+ Tính mục đích:

Khi bắt tay vào soạn thảo, cần xác định mục tiêu và giới hạn điều chỉnh của văn bản, tức là cần phải trả lời được các vấn đề: văn bản này ban hành để  làm gì? Giải quyết công việc gì? Mức độ giải quyết đến đâu? Kết quả của việc thực hiện văn bản là gì? Do đó, cần nắm vững nội dung văn bản cần soạn thảo, phương thức giải quyết công việc đưa ra phải rõ ràng, phù hợp. Nội dung văn bản phải thiết thực, đáp ứng các yêu cầu thực tế đặt ra, phù hợp với pháp luật hiện hành, không trái với văn bản cấp trên, có tính khả thi. Không những thế, văn bản được ban hành phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của cơ quan, tức là phải giải  đáp được các vấn đề: văn bản sắp ban hành thuộc thẩm quyền pháp lý của ai và thuộc loại nào? Phạm vi tác động của văn bản đến đâu? Trật tự pháp lý được xác định như thế nào? Văn bản dự định ban hành có gì mâu thuẫn với các văn bản của cơ quan hoặc của cơ quan khác? Như vậy, người soạn thảo cần nắm vững nghiệp vụ và kỹ thuật soạn thảo văn bản dựa trên kiến thức cơ bản và hiểu biết về quản lý hành chính và pháp luật. Tính mục đích của văn bản còn thể hiện ở phương diện mức độ phản ánh các mục tiêu trong đường lối, chính sách của cấp ủy Đảng, nghị quyết của cơ quan quyền lực cùng cấp và các văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, áp dụng vào giải quyết những công việc cụ thể ở một ngành, một cấp nhất định. Vì vậy, cần nắm vững đường lối chính trị của Đảng để có thể quy phạm hóa chính sách thành pháp luật. Công tác này đòi hỏi giải quyết hợp lý các quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, giữa tập thể và cá nhân, giữa cấp trên và cấp dưới, phải bảo đảm công tác bảo mật.

+ Tính khoa học:

Một văn bản có tính khoa học phải bảo đảm:

++ Có đủ lượng thông tin quy phạm và thông tin thực tế cần thiết. Chức năng thông tin là chức năng tổng quát của văn bản. Thông tin quản lý chuyển đạt qua văn bản được xem là đáng tin cậy nhất.

++ Các thông tin được sử dụng để đưa vào văn bản phải được xử lý và đảm bảo chính xác, cụ thể: sự kiện và số liệu chính xác, đúng thực tế và còn hiện thời, không được sử dụng sự kiện và số liệu quá cũ, các thông tin chung chung và lặp lại từ văn bản khác.

++ Bảo đảm sự lô gích về nội dung, sự nhất quán về chủ đề, bố cục chặt chẽ. Trong văn bản cần triển khai những sự việc có quan hệ mật thiết với nhau. Như vậy, vừa tránh được tình trạng trùng lặp, chồng chéo trong các quy định, sự tản mạn, vụn vặt của pháp luật và các mệnh lệnh, vừa cho cơ quan ban hành không phải ban hành nhiều văn bản để giải quyết một công việc nhất định. Nội dung các mệnh lệnh và các ý tưởng phải rõ ràng, không làm cho người đọc hiểu theo nhiều cách khác nhau.

++ Sử dụng tốt ngôn ngữ hành chính - công cụ chuẩn mực. Ngôn ngữ và cách hành văn phải đảm bảo sự nghiêm túc, chuẩn xác, khách quan, chuẩn mực và phổ thông.

++ Đảm bảo tính hệ thống của văn bản [tính thống nhất]. Nội dung cả văn bản phải là một bộ phận cấu thành hữu cơ của hệ thống văn bản QLNN nói chung.

++ Nội dung của VB phải có tính dự báo cao.

++ Nội dụng và cách thức trình bày cần được hướng quốc tế hóa ở mức độ thích hợp.

+ Tính đại chúng:

        Đối tượng thi hành chủ yếu của VB là các tầng lớp nhân dân có trình độ học vấn khác nhau, trong đó phần lớn là trình độ văn hóa thấp. Vì vậy, VB phải có nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với trình độ dân trí, đảm bảo đến mức tối đa tính phổ cập, song không ảnh hưởng đến nội dung nghiêm túc, chặt chẽ và khoa học của VB. Phải xác định rõ là các VB QLHCNN luôn luôn gắn chặt với đời sống xã hội liên quan trực tiếp đến nhân dan lao động, là đối tượng để nhân dân tìm hiểu và thực hiện.

    Tính phổ thông, đại chúng của VB giúp cho nhân dân dễ dàng, nhanh chóng nắm bắt chính xác ý đồ của cơ quan ban hành để từ đó có hành vi đúng  pháp luật. Tính đại chúng cũng là tính nhân dân của văn bản, vì nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do đó nội dung của VB QLHCNN còn phản ánh nguyện vọng chính đáng của đông đảo nhân dân lao động. Tính nhân dan của VB đảm bảo cho Nhà nước thật sự là công cụ sắc bén để nhân dân lao đông làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Cũng có thể coi tính nhân dân của văn bản là biểu hiện tính dân chủ của cả quyết định quản lý.

    Tính dân chủ của VB có được khi: Phản ánh được nguyện vọng của nhân dân, vừa có tính thuyết phục, vừa động viên gây bầu không khí lành mạnh trong việc tuân thủ PL và xây dựng đạo đức XHCN trong nhân dân; các quy định cụ thể trong VB không tría với quy định trong hiến háp về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, khi quy định về nghãi vụ phải quan tâm đến q biện pháp, thủ tục để đảm bảo quyền lợi đó được thực hiện. Tránh tình trạng quy định bắt buộc người dân phải làm thế này, thế kia, mà không quan tâm đến các điều kiện vật chất - kinh tế, chính trị - xã hội, tinh thần để người dân có thể nghiêm chỉnh chấp hành các quy định đó.

    Để đảm bảo cho VB có tính đại chúng cần tiến hành khảo sát thực trạng xã hội liên quan đến nội dung chính của dự thảo; lắng nghe ý kiến của quần chúng đề nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của họ; tổ chức thảo luận đóng góp ý kiến rộng rãi tham gia xây dựng dự thảo VB; sử dụng ngôn ngữ phổ thông đại chúng trong trình bày nội dung VB, tránh lạm dụng các thuật ngữ hành chính - công vụ chuyên môn sâu.

+ Tính công quyền:

        Tính công quyền cho thấy  tính cưỡng chế, bắt buộc thực hiện ở những mức độ khác nhâu của VB, tức là VB thể hiện quyền lực Nhà nước, đòi hỏi mọi người phải tuân theo, đồng thời phản ánh địa vị pháp lý của các chủ thể PL. Để đảm bảo tính công quyền, VB phải được ban hành đúng thẩm quyền, tức là chỉ sử dụng VB giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyền được PL quy định. Trường hợp chủ thể nào đó ban hành VB trái thẩm quyền thì VB đó được coi là bất hợp pháp. Chính vì vậy, VB phải có nội dung hợp pháp, được ban hành theo đúng hình thức và trình tự do PL quy định.

+ Tính khả thi:

        Là một yêu cầu đối với VB, đồng thời là kết quả của sự kết hợp đúng đắng và hợp lý các yêu cầu về tính mục đích, tính khoa học, tính đại chúng, tính công quyền; nếu VB không đảm bảo được tính Đảng [tính mục đích], tính nhân dân[tính phổ thông đại chúng], tính khoa học, tính quy phạm[tính pháp lý, quản lý] thì VB đó khó có khả năng thực thi. Ngoài ra, để có nội dung của VB được thi hành đầy đủ và nhanh chóng, VB còn phải hội đủ các điều kiện sau:

++ Nội dung VB phải đưa ra những yêu cầu về trách nhiệm thi hành hợp lý, nghĩa là phù hợp với trình độ, năng lực, khả năng vật chất của chủ thể thi hành.

++ Khi quy định các quyền cho chủ thể phải kèm theo các điều kiện bảo đảm thực hiện có quyền đó;

++ Phải nắm vững điều kiện, khả năng mọi mặt của đối tượng thực hiện VB nhằm xác lập trách nhiệm của họ trong các VB cụ thể.

Câu 4: Nêu quy trình xây dựng ban hành VB QLHCNN?

        * Trả lời:

                Là trình tự các bước được sắp xếp khoa học mà cơ quan QLNN nhất thiết phải tiến hành trong công tác xây dựng và ban hành VB.

                Quy trình xây dựng và ban hành gồm có 6 bước:

                    - Bước 1:  Sáng kiến soạn thảo VB:

                        + Đề xuất việc soạn thảo và ban hành VB

                        + Xác định cơ quan, đơn vị, cá nhân, soạn thảo, dự thảo

                        + Xác định những vấn đề cần soạn thảo

                        + Thu thập và xử lý thông tin

                        + Lựa chọn ten loại

                        + Lập đề cương

                        + Viết dự thảo, trao đổi, chỉnh lý dự thảo

                Trong quá trình viết dự thảo, luôn chú ý kiểm tra, sữa chửa lại bản thảo 1 lần hoặc nhiều lần nếu có sai sót. Trong khi viết bản thảo và kiểm tra bản thảo người viết vẫn có thể chỉnh lại đề cương cho thật hợp lý.

                    - Bước 2: lấy ý kiến đóng góp dự thảo:

                        + Việc tổ chức lấy ý kiếm tham gia xây dựng dự thảo không phải là bước bắt buộc đối với trình tự xây dựng và ban hành mỗi loại VB, bước này có thể tiến hành nghiê ngặt theo luật định đối với 1 số loại VB QPPL.

                    - Bước 3: Thẩm định dự thảo:

                        Thẩm định là hoạt động xem xét, đánh giá tính hợp hiến, hiến pháp, tính khả thi, tính thống nhất của VB trong hệ thống PL hiện hành do các cơ quan chuyên môn thực hiện. Thẩm định không phải là bước bắt buộc cho VB HC mà chỉ thực hiện đối với 1 số loại VB QPPL.

                    - Bước 4: Thông qua:

                        + Cơ quan, đơn vị soạn thảo trình hồ sơ, trình duyệt dự thảo VB lên cấp trên để xem xét và thông qua.

                        + Bộ phận văn phòng hay đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ giúp người đứng đầu cơ quan thực hiện việc kiểm tra về thủ tục và thể thức, sau đó xác nhận về việc kiểm tra đó theo thủ tục, luật định.

                        + Thông qua và ký ban hành VB theo đúng thẩm quyền và thủ tục, luật định.

                        + Trong trường hợp không được thông qua thì cơ quan soạn thảo phải chỉnh lý và trình lại dự thảo VB trong thời hạn nhất định.

                    - Bước 5:Công bố VB:

                        VB không thuộc danh mục bí mật NN tùy theo tính chất và nội dung phải được công bố, yết thị, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng theo luật định.

                    - Bước 6: Giữ và lưu trữ:

                        Mọi VB QLHCNN phải được giữ và lưu trữ theo luật định.

Chủ Đề