Vấn đề đại diện là gì

Cùng với quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp và sự thống trị của các công ty trách nhiệm hữu hạn, vấn đề đại diện [agency problem] là một vấn đề ngày càng trở nên quan trọng do sự tách biệt giữa việc sở hữu và việc điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Vậy vấn đề đại diện thực chất là gì và liệu có giải pháp nào cho vấn đề này?


Agency Problem là gì?

Agency Problem có nghĩa Tiếng Việt là “vấn đề đại diện”, hay còn gọi là vấn đề chủ sở hữu và người đại diện, liên quan tới hai đối tượng chính. Chủ sở hữu [principals] là chủ của các nguồn lực. Người đại diện [agents] là người được ủy quyền [được thuê] của chủ sở hữu nguồn lực và được chủ sở hữu nguồn lực trao một số quyền quản lý nhất định đối với nguồn lực của người chủ sở hữu nhằm phục vụ lợi ích của chủ sở hữu.

Bạn đang xem: Agency problem là gì

Vấn đề ông chủ và người đại diện [thuật ngữ tiếng Anh: Principal - Agent Problem hay Agency Problem], hay còn gọi là vấn đề người ủy thác và người nhậm thác, là một ví dụ điển hình của rủi ro đạo đức. Người quản lý [hay còn gọi là người đại diện] là người chỉ sở hữu một phần nhỏ hoặc thậm chí không sở hữu vốn của một công ty, ngược lại các ông chủ lại là người sở hữu phần lớn vốn. Do có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý đã gây nên một vấn đề là người quản lý có thể hành động theo lợi ích riêng của họ nhiều hơn so với lợi ích của người sở hữu.

Mục lục

  • 1 Giải pháp cho vấn đề ông chủ và người đại diện
    • 1.1 Giám sát thông tin
    • 1.2 Quy định của nhà nước
  • 2 Lý thuyết dòng tiền mặt tự do
    • 2.1 Nắm quyền kiểm soát
    • 2.2 Tăng lợi nhuận cho người đại diện
  • 3 Chú thích
  • 4 Xem thêm

Giải pháp cho vấn đề ông chủ và người đại diệnSửa đổi

Giám sát thông tinSửa đổi

Việc giám sát thông tin một cách chặt chẽ từ phía người sở hữu có thể làm giảm thiểu rủi ro đạo đức gây ra từ việc thông tin phi đối xứng giữa người sở hữu và người quản lý. Tuy nhiên, việc giám sát này có thể rất tốn kém, do dó nó chỉ giải quyết một phần nào đó bởi vì sự hiện diện của vấn đề người đi xe không trả tiền. Chẳng hạn, một cổ đông của công ty khi biết được người quản lý bị giám sát chặt chẽ bởi các cổ đông khác, ông ta sẽ dành ít thời gian và tiền bạc hơn để làm việc đó, cuối cùng sẽ dẫn đến việc giám sát sẽ trở nên thiếu hiệu quả vì không ai thực hiện việc đó cả.

Quy định của nhà nướcSửa đổi

Nhà nước có thể xử lý vấn đề này bằng cách đưa ra các chuẩn mực kế toán giúp cho người sở hữu có thể biết được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, người quản lý có thể sử dụng các biện pháp gian lận và phát hiện các gian lận này không phải là dễ dàng. Điển hình nhất là vụ bê bối kế toán dẫn đến sự phá sản của tập đoàn năng lượng Enron của Mỹ.

Lý thuyết dòng tiền mặt tự doSửa đổi

Bài chi tiết: Lý thuyết dòng tiền mặt tự do

Dòng tiền mặt là chêch lệch giữa tiền mặt nhập vào và tiền mặt xuất ra. Dòng tiền mặt tự do là dòng tiền mặt vượt quá lượng tiền cần thiết để sử dụng cho mục đích sinh lợi của công ty, doanh nghiệp. Khi một người đại diện nhận thấy số tiền mặt tự do của công ty lớn, dư dả, họ sẽ sử dụng nó với các mục đích cá nhân hơn là các mục đích sinh ra lợi nhuận cho công ty. Do đó, dòng tiền mặt tự do càng lớn thì vấn đề ông chủ và người đại diện càng trầm trọng

Nắm quyền kiểm soátSửa đổi

Để giải quyết vấn đề ông chủ và người đại diện, người chủ hay cổ đông lớn của công ty có thể thực hiện việc đào thải ban quản trị tồi, tuy nhiên việc đó vô cùng khó khăn. Cổ đông đó phải tốn thời gian, công sức và tiền bạc để xét xem ban quản trị có thực sự làm việc tắc trách hay không. Ngoài ra, cơ chế pháp luật khiến cho việc sa thải một người quản lý xấu là rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Vì thế, việc nắm lại toàn quyền kiểm soát công ty bằng cách mua lại các hợp đồng cổ phần [equity contracts] để bố trí một đội ngũ ban quản trị mới là một giải pháp tốt cho vấn đề ông chủ và người đại diện.

Tăng lợi nhuận cho người đại diệnSửa đổi

Thay vì là một người ngoài cuộc thực hiện việc nắm quyền kiểm soát công ty, việc một thành viên trong ban quản trị là người thực hiện việc mua bán đó và kết quả là người đại diện lại sở hữu phần lớn công ty. Khi đó người ta gọi đây là việc mua cổ phần kiểu đòn bẩy. Khi đó vấn đề ông chủ và người đại diện sẽ được giảm thiểu.

Chú thíchSửa đổi

Xem thêmSửa đổi

  • Thông tin phi đối xứng
  • Lựa chọn đối nghịch

Cùng với quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thì vấn đề đại diện hay còn gọi là Agency problem ngày càng trở nên quan trọng nhất là trong các công ty trách nhiệm hữu hạn. Agency problem có ảnh hưởng không nhỏ do sự tách biệt điều hành hoạt động và sở hữu doanh nghiệp. Đây là một vấn đề được các nhà kinh tế học trên thế giới quan tâm từ lâu, tuy nhiên dạo gần đây mới bắt đầu gây được sự chú ý. Vậy Agency problem là gì? Giải pháp nào cho vấn đề đại diện này trong doanh nghiệp. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Agency Problem là gì?

Agency Problem tiếng Việt nghĩa là vấn đề đại diện, đây còn được gọi là vấn đề người đại diện hay vấn đề giữa chủ sở hữu và người đại diện doanh nghiệp. Chủ sở hữu [principals] là chủ của các nguồn lực. Người đại diện [agents] là người được chủ sở hữu ủy quyền hoặc được thuê, trao một số quyền quản lý nhất định đối với nguồn lực của chủ sở hữu nhằm phục vụ lợi ích của người chủ sở hữu.

Agency Problem là gì? Agency Problem là xung đột giữa người chủ sở hữu và người điều hành doanh nghiệp [Ảnh: Internet]

Nguồn gốc của Agency Problem là gì?

Vấn đề đại diện bắt nguồn từ việc tách rời việc sở hữu doanh nghiệp và việc quản lý doanh nghiệp đề cập lần đầu tiên bởi Jensen và Meckling năm 1976 giữa xung đột giữa các chủ sở hữu [cổ đông] và nhà quản lý của doanh nghiệp.

Mục tiêu của chủ sở hữu hướng đến là việc tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, tức là tối đa hóa giá trị thị trường của nguồn vốn cổ phần doanh nghiệp. Trong khi đó, các nhà quản lý lại hướng đến mục tiêu ngắn hạn là tăng thị phần, tăng doanh số, tối đa hóa lợi nhuận,… nhằm mục đích tăng mức lương, thưởng hay uy tín của mình đối với doanh nghiệp.

Vì vậy, lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu cả cổ đông và người quản lý doanh nghiệp đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình thì có thể có cơ sở để tin rằng, nhà quản lý doanh nghiệp sẽ không hành động theo lợi ích tốt nhất cho người chủ sở hữu hay các cổ đông.

Sự tách biệt việc sở hữu và điều hành doanh nghiệp còn có thể tạo ra hiện tượng thông tin đưa ra không đồng nhất. Nhà quản lý sẽ có ưu thế về thông tin hơn là chủ sở hữu. Vì vậy, họ có thể dễ dàng có những hành động tư lợi. Hơn nữa, chi phí để giám sát các hành động của người đại diện rất tốn kém và phức tạp. Ở vị trí của người quản lý doanh nghiệp, họ thường có xu hướng tư lợi, không đủ mẫn cán và có thể tìm kiếm lợi ích cá nhận hơn là lợi ích cho công ty.

Nguồn gốc của Agency Problem là gì – Agency Problem [Ảnh: Internet]

Biểu hiện của Agency Problem

Khi đã tìm hiểu Agency problem là gì thì những biểu hiện để nhận biết các vấn đề đại diện cần được chú ý. Agency problem có một số biểu hiện sau:

Nhà quản lý có xu hướng thích dự án ngắn hạn hơn dự án dài hạn với khả năng sinh lời cao hơn. Vì những dự án ngắn hạn có thể mang lại kết quả nhanh hơn và uy tín của họ cũng nhanh chóng được khẳng định hơn.

Nhà quản lý có xu hướng chọn các dự án ít rủi ro đầu tư, lợi nhuận thấp hơn, tỷ lệ nợ cũng thấp hơn để giảm thiểu xác suất phá sản của doanh nghiệp

Nhà quản lý thường chịu áp lực rất lớn từ cổ đông khi phải hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh, quan trọng nhất và chỉ tiêu lợi nhuận. Nếu kết quả kinh doanh không như mong muốn, sự xung đột lợi ích trên có thể là yếu tố dẫn đến hành vi quản trị lợi nhuận của các nhà quản lý doanh nghiệp. Agency problem sẽ dẫn tới các thông tin không chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đánh lừa cổ đông và các bên liên quan.

Principal-Agent Problem là gì? ví dụ về Agency Problem – Principal Agent Problem [Ảnh: Internet]

Giải pháp cho Agency Problem

Giải pháp cho Agency problem là gì luôn là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Doanh nghiệp có thể tham khảo một số giải pháp sau đây:

  • Chế độ lương, thưởng gắn liền với quy mô lợi nhuận mà các nhà quản lý tạo ra cho doanh nghiệp, điều này sẽ góp phần khuyến khích sự nỗ lực cao từ các nhà quản lý.
  • Chế độ thưởng bằng cổ phiếu, biến nhà quản lý thành đồng sở hữu doanh nghiệp [cổ đông]
  • Chế độ ưu đãi quyền mua cổ phiếu dành cho nhà quản lý [Executive share option plans – ESOPs]: Biện pháp này sẽ cấp một số lượng quyền mua cổ phiếu cho những nhà quản lý. Mỗi quyền sẽ cho phép người nắm giữ quyền có thể đăng ký mua cổ phiếu của công ty ở một mức giá cố định sau một ngày nhất định. Nếu công ty hoạt động hiệu quả thì giá trị của một quyền chọn sẽ tăng lên, khi ấy giá cổ phiếu cũng tăng. Do đó, các nhà quản lý sẽ có động cơ, hành động đồng nhất với lợi ích của cổ đông và đưa ra những quyết định đúng đắn, làm tăng giá trị cho công ty.
  • Tăng cường các biện pháp giám sát hành động của nhà quản lý bằng việc thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ, hệ thống xử phạt nghiêm khắc, minh bạch với những nhà quản lý không hoàn thành trách nhiệm và gian dối, thậm chí có thể kiện ra tòa hoặc sa thải. Điều này góp phần gia tăng độ tin cậy của thông tin tài chính được cung cấp cũng như kiểm soát được các hoạt động của nhà quản lý được tốt hơn.

Giải pháp Agency problem là gì luôn là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm [Ảnh: Internet]

Một ví dụ điển hình cho việc áp dụng biện pháp kể trên là IBM trong chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp. Các nhà quản lý tại IBM sẽ được hưởng mức đãi ngộ dựa trên kết quả hoạt động của doanh nghiệp và gồm các tiêu chí sau:

  • Cống hiến trong năm hiện tại [Current Year Performance]: Gồm lương, thưởng là phản ánh của kết quả của hoạt động điều hành trong 12 tháng.
  • Cống hiến trong dài hạn [Long-term Performance]: Chế độ này phản ánh kết quả hoạt động điều hành ít nhất trong 3 năm, nhằm đảm bảo giữ vững được kết quả hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
  • Cống hiến trọn đời [Full career performance]: Các khoản lương, thưởng trả chậm, khoản tích lũy lương hưu nhằm mục đính giữ chân các nhà điều hành cho đến cuối sự nghiệp của họ ở lại IBM.

>>> Có thể bạn quan tâm: Pitching là gì?

Kết

Trên đây, duavang.net đã cùng các bạn đi tìm hiểu Agency Problem là gì và những giải pháp cho vấn đề đại diện trong doanh nghiệp. Có thể nói, Agency Problem là một vấn đề vô cùng quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể gặp phải. Chính vì vậy, việc hiểu được chính xác Agency Problem và nắm bắt được những biểu hiện của vấn đề đại diện sẽ giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những giải pháp tốt nhất, phù hợp nhất để hạn chế được tối đa xung đột giữa chủ sở hữu và người điều hành, quản lý doanh nghiệp.

Jasmine Vu – duavang.net

Video liên quan

Chủ Đề