Ví dụ triết học về con người

Ý thức là một hiện tượng xã hội. Sự ra đời, tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ các quy luật sinh học mà chủ yếu là của quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định ý thức mang bản chất xã hội. Theo đó, khi nhắc đến nội dung này nhiều người vẫn chưa được hiểu rõ về vấn đề nên bài viết xin chia sẻ ví dụ về ý thức để quý bạn đọc có thể tham khảo.

Ví dụ triết học về con người

Ví dụ về bản chất của ý thức

Nội dung bài viết:

1. Ý thức là gì?

Ý thức theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Ý thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan. Theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin  thì có thể hiểu ý thức là một phạm trù song song với phạm trù vật chất. Theo đó, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cái biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất.

Ý thức là một hiện tượng xã hội. Sự ra đời, tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ các quy luật sinh học mà chủ yếu là của quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định. ý thức mang bản chất xã hội.

2. Nguồn gốc của ý thức

Trong lịch sử triết học, vấn đề nguồn gốc, bản chất, kết cấu và vai trò của ý thức luôn là một trong những vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Trên cơ sở những thành tựu của triết học duy vật, của khoa học, của thực tiễn xã hội, triết học Mác – Lênin góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên.

Ý thức có hai nguồn gốc: Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Trong đó:

+ Nguồn gốc tự nhiên: Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được tạo bởi các yếu tố tự nhiên từ ý thức chính là bộ óc và sự hoạt động cùng các mối quan hệ thế giới khách quan và con người. Trong đó thì thế giới khách quan có sự tác động tới bộ óc của con người tạo ra khả năng về sự hình thành ý thức từ con người đối với thế giới khách quan. Tóm lại, ý thức là sự phản ánh về thế giới khách quan từ con người.

+ Nguồn gốc xã hội: Nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội.

3. Bản chất của ý thức là gì?

Để đi tìm bản chất của ý thức đã được đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Triết học duy tâm quan niệm ý thức là một thực thể độc lập, là thực tại duy nhất, từ đó cường điệu tính năng động của ý thức đến mức coi ý thức sinh ra vật chất chứ không phải là sự phản ánh của vật chất. Còn các nhà triết học duy vật đều thừa nhận vật chất tồn tại khách quan và ý thức là sự phản ánh sự vật đó. Chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trên cơ sở lý luận phản ánh: “về bản chất, coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo; ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”.

Để hiểu về bản chất của ý thức:

+ Ta thừa nhận cả vật chất và ý thức nhưng giữa chúng có sự khác nhau mang tính đối lập. Trong đó ý thức là sự phản ánh, là cái phản ánh; còn vật chất là cái được phản ánh. Vật chất tồn tại khách quan, ở ngoài và độc lập với ý thức. Ý thức là hiện thực chủ quan, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

+Thứ hai ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức không phải là hình ảnh vật lý hay hình ảnh tâm lý động vật về sự vật. Ý thức là của con người, mà con người là một thực thể xã hội năng động sáng tạo. Ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới, cho nên ý thức con người mang tính năng động, sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu thực tiễn xã hội.

Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Sự phản ánh sáng tạo của ý thức nghĩa là ý thức phản ánh hiện thực một cách có định hướng và có chọn lọc nhằm nhận thức và cải biến thế giới thông qua lao động. Trong khi phản ánh về thế giới con người đã hình dung sự cải biến thế giới trong tương lai. Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới, có thể tưởng tượng, có thể tiên đoán và dự báo tương lai, có thể lập ra những giả thuyết khoa học…

+ Thứ ba ý thức là một hiện tượng xã hội. Sự ra đời, tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ các quy luật sinh học mà chủ yếu là của quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định. ý thức mang bản chất xã hội.

4. Ví dụ về bản chất của ý thức

Để làm rõ hơn bản chất ý thức bài viết xin đưa ra Ví dụ về ý thức. Trong quá trình lao động để cải tạo thế giới khách quan, con người tác động vào sự vật  một cách có định hướng, chọn lọc, tùy theo nhu cầu của mình. Cụ thể như ví dụ như các hoạt động xây nhà, cày ruộng, đào mương, xây cầu, làm đường,… mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn hay ở mỗi địa phương có sự khác nhau và đều được con người tác động theo mục đích, nhu cầu khác nhau phù hợp điều kiện vật chất, kinh tế-xã hội,.. Chính vì thế, ý thức của con người là sự phản ánh năng động, sáng tạo, có định hướng, chọn lọc về hiện thực khách quan.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến ý thức, nguồn gốc, bản chất của ý thức cũng như Ví dụ về ý thức. Hy vọng thông tin trên là hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình tham khảo nếu có thắc mắc hay muốn sử dụng các dịch vụ của Luật ACC xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn kịp thời nhất.