Ví dụ về hồ sơ học tập

Dưới đây là 13 ví dụ về cách thức phản hồi của giáo viên [phân biệt với lời khuyên và sự đánh giá] đúng trọng tâm đối với công việc của học sinh:

1. Trong một lớp hàn, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh. Công việc hoàn thành khi đạt tiêu chuẩn hàn chuyên nghiệp cho loại mối hàn đó. Học sinh nhận được một văn bản mô tả các tiêu chuẩn đi kèm một bản vẽ. Nhưng mấu chốt là giai đoạn cuối cùng. Khi bạn nghĩ rằng mình đã đạt tiêu chuẩn, hãy thử vận dụng kiến thức để kiểm tra cái bàn này và đánh dấu nó bằng bút nhớ thần kì nếu các mối hàn đạt tiêu chuẩn. Học sinh sẽ tìm thấy nhiều mối hàn đạt tiêu chuẩn từ nhiều năm trước nhưng có những chỗ lại không. Tôi từng thấy một cậu bé nghĩ rằng mình đã sẵn sàng. Nhưng khi đến bàn và kiểm tra chặt chẽ tất cả các mối hàn trên bàn, cậu quyết định quay trở lại trạm [nhận ra tri thức của mình vẫn chưa đạt tiêu chuẩn] để làm việc nhiều hơn.

2. Một giáo viên dạy viết lớp 6 đã dạy học sinh kiểm tra chéo và tự đánh giá. Tất cả các bài viết sau khóa học chỉ đến tay học sinh sau khi đã đi hết một vòng lớp học:

[a] Học sinh cho nhóm bạn học xem bản nháp của bài viết. Trang bìa nêu rõ mục đích, đối tượng của bài viết và học sinh yêu cầu phản hồi có mục đích.

b] Nhóm bạn sẽ đọc rồi chỉ ra những điểm tốt và chưa tốt. Họ cũng đánh dấu những chỗ chưa hay trong bài và giải thích trực tiếp với tác giả bài viết.

c] Người viết tiếp nhận và chọn lọc ý kiến ​​phản hồi [cũng như lời khuyên]; sửa lại bài viết, đính kèm bản tự đánh giá và một báo cáo ngắn về việc lựa chọn phản hồi sau đó, nộp hết cho giáo viên.

3. Trong một lớp 1, học sinh làm việc theo cặp đôi phải vẽ một bản đồ trường học đơn giản, đi kèm bản đồ chi tiết của một căn phòng trong tòa nhà. Bản đồ được đánh giá là thành công, một phần, phụ thuộc vào khả năng đọc bản đồ của học sinh khác, các chỉ dẫn trong bản đồ và la bàn. Sau khi mỗi đội cho đội khác thử dùng bản đồ của mình, các học sinh vẽ biểu tượng [mặt cười hoặc mặt mếu] vào mỗi địa điểm được khoanh tròn để thể hiện sự tự đánh giá độ tiện ích và rõ ràng của bản đồ mà họ thiết kế.

4. Sau 10 phút trình bày tóm tắt sách giáo khoa [và giải đáp thắc mắc từ học sinh] của giáo sư Vật lý, 175 sinh viên trong lớp phải trả lời trắc nghiệm liên quan đến nội dung [chủ yếu là về quan niệm sai lầm phổ biến]. Học sinh sử dụng điện thoại di động để bình chọn, số phiếu của họ sẽ xuất hiện trên màn hình lớn và họ phải thảo luận câu trả lời trong các nhóm nhỏ. Giáo sư yêu cầu họ bình chọn lại, đồng thời, so sánh câu trả lời ban đầu và cuối cùng của họ. Câu trả lời đúng sẽ được tiết lộ, một cuộc thảo luận ngắn gọn xảy ra sau đó và quá trình này lặp lại với vấn đề thứ hai trước khi tổng kết buổi học. [Giáo viên lưu hồ sơ các câu trả lời của mỗi học sinh trong máy tính cá nhân].

5. Học sinh lớp 7 nghiên cứu và thảo luận vấn đề ô nhiễm môi trường trong môn khoa học. Sau đó, chuẩn bị trình bày một bài xã luận như trong bản tin truyền hình Chúng ta nên xử lý rác thải như thế nào? Bài phát biểu được quay video. Học sinh xem lại đoạn băng video cùng với giáo viên, chuyên gia hoặc quản Ban giám hiệu. Học sinh xem xét hai video mô hình, tự đánh giá hiệu quả xử lý số liệu và đưa ra đề nghị sửa đổi và tổ chức buổi hội thảo sau đó. Phiếu nhận xét buổi trò chuyện nhấn mạnh sự tự đánh giá chu đáo và sự tự điều chỉnh nghiêm túc chứ không chỉ là chất lượng của bài phát biểu. [Quá trình tương tự diễn ra ở lớp 2, trong đó học sinh phải ghi âm một truyện kể. Giáo viên cho học sinh biết bản ghi âm đó sẽ được gửi cho những trẻ em không có khả năng đọc].

6. Hai lần một tuần, học sinh môn tiếng Anh lớp 9 tham gia vào các cuộc thảo luận do chính học sinh điều hành. Các giáo viên ghi lại các cuộc thảo luận đó, sử dụng một hệ thống mã hóa để theo dõi cuộc thảo luận và quản lý hành vi [xử lý văn bản, mất trật tự]. Sau 30 phút, cô giáo nhận xét phần trình bày của học sinh. Có hai đầu điểm thường được đưa ra: điểm nhóm và điểm cá nhân. [Ví dụ này là lớp con gái của tôi. Bạn có thể đọc thêm về quá trình và các bài tập khác của bé đi kèm phản hồi trên blog].

7. Học sinh lớp 5 được giao nhiệm vụ nghiên cứu một chủ đề khó trong bộ môn xã hội kéo dài cả năm. Có ba tiêu chí nhận xét: về chất lượng sản phẩm cuối cùng, về chất lượng nghiên cứu và về sự độc lập của học sinh trong quá trình thực hiện công việc. Học sinh tự chấm điểm trước khi nộp sản phẩm. Một phần điểm số cuối cùng phản ánh tính chính xác trong việc tự đánh giá so với điểm số của giáo viên. Dưới đây là ý chính của phiếu tự đánh giá mức độ làm việc độc lập:

1] học sinh hoàn thành trọn vẹn bài tập mà không cần sự trợ giúp hoặc gợi ý từ giáo viên.

2] học sinh cần một gợi ý nhỏ [ví dụ: một câu hỏi hoặc nhắc nhở gián tiếp]

3] học sinh cần 2-3 gợi ý/ tín hiệu/ làm mẫu.

4] học sinh chỉ có thể hoàn thành bài tập với sự thúc đẩy đáng kể và gợi ý từ giáo viên,

5] Ngay cả với sự thúc đẩy đáng kể, học sinh vẫn không thể hoàn thành bài tập.

8. Học sinh lớp 4 thực hiện một bài kiểm tra Toán trên máy tính và biết kết quả ngay, sau đó, học sinh phải sửa các câu làm sai thông qua lệnh của phần mềm. Số câu trả lời đúng cuối cùng được báo cáo cùng với số lệnh cần thiết. Học sinh cũng biết được mức độ khó khăn mà mình gặp phải và có thể xử lý như thế nào.

9. Hàng tuần, trong lớp Nghệ thuật, học sinh trung học cơ sở trình bày sản phẩm mới nhất của mình cho một nhóm học sinh khác đánh giá theo các tiêu chí và mục đích mà người nghệ sĩ thường đưa ra để xem xét. [Quá trình tương tự được sử dụng tại Trường Thiết kế Rhode Island].

10. Vào mỗi trận bóng đá, khi thời gian đã qua một nửa, huấn luyện viên sẽ hỏi các cầu thủ: Chiến thuật của chúng ta hiệu quả chỗ nào và bất lợi chỗ nào? Các cầu thủ đưa ra câu trả lời và đề xuất theo mẫu phản hồi những điều có hiệu quả cho hiệp 2. Các câu hỏi tương tự cũng được hỏi lại và thảo luận vào ngày tiếp theo để luyện tập sau trận đấu. Huấn luyện viên yêu cầu các cầu thủ mô phỏng lại các pha bóng thành công và thất bại để rút kinh nghiệm.

11. Đối với học sinh lớp 4, giáo viên thiết kế các mẫu phiếu bài tập mới dựa trên các phiếu mà học sinh đã làm [cùng thể loại hoặc ngữ liệu nhưng khác chủ đề] nhằm hướng đến một mục tiêu chung. Giáo viên để các phiếu ở vị trí thích hợp, sau đó yêu cầu học sinh làm việc nhóm để nghiên cứu các phiếu và chuẩn bị giải thích tại sao phiếu này lại phục vụ mục tiêu này. Khi học sinh đã hoàn thành, hãy yêu cầu họ dán phiếu vào vị trí mà họ nghĩ rằng nó tốt nhất cho mục tiêu. Học sinh cung cấp phản hồi trong phần tự đánh giá bằng cách đánh dấu tích hoặc mũi tên [hướng mũi tên cho biết phiếu nên được đặt gần hoặc xa hơn mục tiêu].

12. Trong ba năm qua tại Hoa Kỳ, tất cả học sinh lớp 8 ở một quận dành tuần cuối cùng của năm học để tổ chức hoạt động nhóm mô phỏng quá trình gây quỹ Phát triển Liên Hợp Quốc. Các nhóm đại diện cho các quốc gia cố gắng thuyết phục một hội đồng tài trợ cho các ý tưởng của họ. Học sinh nhận phản hồi từ các học sinh khác trong tuần; xem các bản trình bày theo mô hình và không phải mô hình trước đây; giáo viên chỉ can thiệp khi cần thiết. Ban giám khảo phản hồi chi tiết về chất lượng của bài thuyết trình và ý tưởng. Các quốc gia chiến thắng được Skype với nhân viên của Nhà Trắng và Liên Hiệp Quốc. [Mặc dù hoạt động này không tính điểm nhưng học sinh làm việc rất hăng hái và tập trung trong tuần học cuối cùng. Tôi đã làm giám khảo hai lần và quan sát viên hàng năm. Liên lạc với Mark Wise ở Windsor West Plainsboro Schools of NJ để biết thêm thông tin.]

13. Mỗi thứ Sáu, giáo viên thu thập thẻ trả lời hai câu hỏi từ các học sinh lớp 6: Điều gì có hiệu quả đối với em trong tuần này? Điều gì đã không hiệu quả đối với em trong tuần này [và tại sao]? Giáo viên thông báo lại cho học sinh vào thứ hai với một bản tóm tắt các điều chỉnh mà giáo viên có thể thực hiện dựa trên phản hồi.

Hãy cho chúng tôi biết những ví dụ của riêng bạn trong phần bình luận. Nơi này sẽ trở thành một trang rất hữu ích cho các nhà giáo dục ở khắp mọi nơi.

Và tất nhiên, mọi phản hồi đều được hoan nghênh!

Grant Wiggins

Táo đào tạo dịch

Video liên quan

Chủ Đề