Ví dụ ý nghĩa phương pháp luận của mâu thuẫn

Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập từ đó tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới.

Bạn đang xem: Ví dụ về quy luật mâu thuẫn

Bạn đang xem: Ví dụ về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác leenin.

Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, sự phát triển theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng. Ở bài viết sau đây sẽ vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập vào thực tiễn.

Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Trước tiên để có thể vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập vào thực tiễn thì cần nắm được ý nghĩa của phương pháp luận này.

Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập từ đó tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới.

Phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có ý nghĩa như sau:

– Mâu thuẫn chính là nguồn gốc, là động lực của mọi sự vận động và phát triển của sự vật, là khách quan trong bản thân sự vật nên cần phải phát hiện ra được những mâu thuẫn của sự vật bằng cách phân tích những sự vật đó để tìm ra được những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau và mối liên hệ, sự tác động lẫn nhau giữa chúng.

– Cần phải phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, phải biết cách phân loại mâu thuẫn cũng như biết tìm cách để giải quyết được những mâu thuẫn đó.

– Nắm vững được các nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn phù hợp với từng loại mâu thuẫn cụ thể, với trình độ phát triển của mâu thuẫn đó. Không được điều hòa mâu thuẫn mà cần phải tìm ra được phương thức, phương tiện cũng như lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã chín muồi.


Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập vào thực tiễn đời sống hiện nay

– Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất và vừa đấu tranh với nhau

+ Sự thông nhất của các mặt đối lập chính là sự nương tựa, sự ràng buộc quy định lẫn nhau và làm tiền đề cho nhau để cùng tồn tại; nếu không có sự thống nhất của các mặt đối lập thì sẽ không tạo ra sự vật.

+ Có thể hiểu một cách đơn giản thì thống nhất chính là sự đồng nhất, sự phù hợp ngang nhau của hai mặt đối lập đây là trạng thái cân bằng của mâu thuẫn.

Xem thêm: Phim Tân Lộc Đỉnh Ký 2 : Châu Tinh Trì Thuyết Minh, Phim Tân Lộc Đỉnh Ký 2: Châu Tinh Trì Thuyết Minh

+ Việc đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp được diễn ra từ thấp đến cao và bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm riêng.

– Sự đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập chính là nguồn gốc, là động lực của sự phát triển

Việc đấu tranh của các mặt đối lập sẽ gây ra những biến đổi các mặt đối lập khi cuộc đấu tranh của các mặt đối lập trở nên quyết liệt. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập chính là khi các mâu thuẫn được giải quyết thì sự vật cũ sẽ bị mất đi và sự vật mới xuất hiện. Các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau với ba hình thức sau đây:

+ Các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau mặt đối lập này thành mặt đối lập kia và ngược lại nhưng ở trình độ cao hơn về phương diện vật chất của sự vật.

+ Cả hai mặt đối lập đều mất đi và chuyển háo thành một mặt đối lập mới.

+ Các mặt đối lập thâm nhập vào nhau và cải biến lẫn nhau.

Ví dụ về sự thống nhất giữa các mặt đối lập

Trong mỗi mâu thuẫn thường có hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau tạo tiền đề cho nhau cùng tồn tại, triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Ví dụ như trong hoạt động kinh tế thì sản xuất và tiêu dùng phát triển theo những chiều hướng trái ngược với nhau. Sản xuất chính là việc tạo ra của cải vật chất, sản phẩm để có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Còn tiêu dùng là mục đích cuối cùng của việc sản xuất, tất cả những sản phẩm được sản xuất ra đều cần có người tiêu dùng.

Sản xuất là việc tạo ra sản phẩm và là đối tượng có thể cung cấp cho việc tiêu dùng. Nếu như không có quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm tiêu dùng thì sẽ không thể có tiêu dùng.

Sản xuất quy định phương thức tiêu dùng, tạo ra đối tượng cho tiêu dùng, đây không phải là đối tượng nói chúng mà là đối những đối tượng nhất định do bản thân sản xuất làm môi giới cho người tiêu dùng.

Do đó sản xuất không chỉ là đối tượng của tiêu dùng mà nó còn quyết định về phương thức tiêu dùng. Sản xuất cung cấp các sản phẩm cho tiêu dùng và tạo ra nhu cầu cho người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là chỉ khi sản xuất ra một loại sản phẩm nào đó thì mới tạo ra nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm đó.

Trên đây là nội dung bài viết của chúng tôi về vấn đề vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập vào thực tiễn mong rằng sẽ giải đáp được đầy đủ những băn khoăn của quý độc giả.

-   Khái niệm mâu thuẫn với tưcách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập trong mỗi sự vật hoặc giữa các sự vật trong quá trình vận động, phát triển của chúng [vắn tắt: là mối liên hệ thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập]. Với nghĩa như vậy, mâu thuẫn là cái tồn tại khách quan, vốn có của bất cứ một sự vật, hiện tượng, quá trình nào trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Ví dụ, mối quan hệ giữa điện tích âm và điện tích dương của một dòng điện; giữa đồng hoá và dị hoá của cơ thể sống; giữa chân lý và sai lầm trong quá trình nhận thức; giữa cung và cầu trên thị trường hàng hoá,...

Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những gì trái ngược nhau [tính chất, xu hướng vận động,...]

Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự quy định lẫn nhau; sự tương đồng; tác dụng ngang nhau giữa các mặt đối lập trong quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ sự tác động theo khuynh hướng bài xích, gạt bỏ, thủ tiêu,... lẫn nhau giữa [của] các mặt đối lập.

-      Vai trò của mâu thuẫn đối với quá trình vận động, phát triển

Mâu thuẫn giữ vai trò là nguồn gốc, động lực cơ bản của quá trình biến đổi, phát triển, bởi vì:

+ Biến đổi, phát triển chính là một quá trình sự vật này chuyển thành sự vật khác, giai đoạn này chuyển sang giai đoạn khác của một sự vật. Mỗi sự vật đều thường bao hàm trong nó nhiều mâu thuẫn: bên trong và bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu,... giữa các mặt đối lập đó vừa có tính thống nhất với nhau vừa diễn ra quá trình đấu tranh với nhau [trong sự thống nhất có sự đấu tranh và đấu tranh trong tính thống nhất].

+ Tính chất thống nhất giữa các mặt đối lập trong mỗi mâu thuẫn có tác dụng làm cho sự vật còn ổn định tương đối ở một chất nhất định, chưa biến đổi thành cái khác.

+ Nhưng giữa chúng không chỉ có sự thống nhất tương đối mà còn luôn diễn ra sự đấu tranh giữa các mặt đối lập - đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối. Chính sự đấu tranh đó đã dẫn tới sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập. Sự chuyển hoá này trực tiếp làm cho sự vật chuyển hoá thành cái khác [giai đoạn khác, sự vật khác]. Theo ý nghĩa ấy, phát triển được hiểu là cuộc đấu tranh của [giữa] các mặt đối lập.

Ví dụ, quá trình phát triển của các giống loài [thực vật, động vật] là quá trình làm phát sinh giống loài mới từ giống loài cũ nhờ kết quả tất yếu của quá trình thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập: đồng hoá và dị hoá, di truyền và biến dị; giữa các giống loài vừa nương dựa vào nhau để tồn tại, vừa đấu tranh sinh tồn khốc liệt với nhau và dẫn đến sự loại bỏ tự nhiên đối với những nhân tố không phù hợp với hoàn cảnh môi trường.

-   Ý nghĩa phương pháp luận:

+ Để nhận thức đúng nguồn gốc và động lực cơ bản của các quá trình ra đời, vận động, phát triển của một sự vật cần phải phân tích quá trình hình thành và vận động của mâu thuẫn vốn có của sự vật ấy.

Ví dụ, giải thích nguyên nhân vận động của các hành trình từ 2 loại lực hút và đẩy giữa chúng, giải thích quá trình xuất hiện dòng điện từ mối quan hệ giữa điện tích âm và điện tích âm,...

+ Để tạo động lực cho sự phát triển nào đó cần nhận thức và chủ động tạo ra các điều kiện cần thiết để thực nên quá trình vận động của mâu thuẫn theo chiều hướng tích cực.

Ví dụ, thực hiện chế độ dân chủ trong học thuật chính là tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát huy những trao đổi, tranh luận giữa các ý kiến không chỉ khác nhau mà còn là đối lập nhau trong việc giải quyết một vấn đề, nhờ đó có thể làm sáng tỏ chân lý. Hoặc để thực hiện quá trình phát triển kinh tế thị trường cần phải tạo môi trường pháp lý và văn hoá thuận lợi để các chủ thể kinh doanh có thể thực hiện sự hợp tác và cạnh tranh,...

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề