Vì sao có người vụng về và khéo léo

Con trẻ vụng về, làm gì cũng chậm chạp luôn khiến nhiều phụ huynh đau đầu nhưng không ít trường hợp chính cha mẹ đã tạo ra tính cách đó cho con mình.

Một số trẻ trong cuộc sống thường có thói quen vụng về, chậm chạp. Thói quen này nếu không sửa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến học tập cũng như nhiều cơ hội phát triển sau này của trẻ. Vì thế, cha mẹ cần giúp con thay đổi ngay những thói xấu này càng sớm càng tốt.

Cha mẹ cần giúp con thay đổi ngay những thói xấu này càng sớm càng tốt.

Vì sao trẻ vụng về, chậm chạp?

Điều dễ thấy ở một đứa trẻ hậu đậu, lề mề là động tác lúc nào cũng chậm, không dứt khoát, dù đi đứng, ăn uống hay nói năng thường rụt rè.

Nguyên nhân có thể do cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện nên động tác khó tránh khỏi vụng về, kém linh hoạt, thời gian xử lý sẽ lâu hơn người lớn.

Hai là, trẻ vốn rất tò mò, hiếu kỳ, nên dễ bị các sự việc xung quanh chi phối, không tập trung chú ý làm việc.

Ba là, trẻ chưa có quan niệm chính xác về thời gian, chúng chỉ thấy được sự việc trước mắt, không biết được được hậu quả của việc vụng về, chậm chạp sẽ làm ảnh hưởng tới người khác thế nào. 

Bốn là, cha mẹ ít tiếp xúc, nói chuyện cùng con, hoặc hay quát tháo thúc giục khiến trẻ dần thu hẹp bản thân và nhút nhát hơn, từ đó ảnh hưởng đến việc trẻ làm gì cũng vụng về, hậu đậu.

Điều dễ thấy ở một đứa trẻ hậu đậu, lề mề là động tác lúc nào cũng chậm, không dứt khoát, dù đi đứng, ăn uống hay nói năng, thường rụt rè.

Một lý do khác bắt nguồn từ chính người lớn đó là không ít cha mẹ đã quy chụp, chê con mình vụng về, hậu đậu khi làm việc gì đó, mà không cho con cơ hội được chủ động làm gì cả. Dần dần trẻ sẽ sinh tính ỷ lại, phụ thuộc vào cha mẹ, việc gì cũng phó mặc cho người khác lo liệu và hậu quả sẽ khiến chúng mãi là những đứa trẻ… chưa chịu lớn.

Vì vậy, để trẻ khắc phục thói vụng về, lề mề, cha mẹ cần điều chỉnh lại cách tương tác và dạy dỗ con cái

Dạy trẻ biết giá trị thời gian

Hầu hết trẻ nhỏ chậm chạp vì chúng chưa có khái niệm đúng đắn về giá trị thời gian và cũng không biết thời gian quý giá như thế nào.

Vậy nên cha mẹ hãy phân tích cho con thấy thời gian là tài sản quý giá nhất của con người. Hãy kể cho trẻ nghe câu chuyện về các danh nhân thế giới, hay những nhân vật nổi tiếng đã biết trân trọng thời gian và phân bổ hợp lí để có được thành công. Cha mẹ cũng có thể sưu tầm và dán những câu châm ngôn hay về quý trọng thời gian lên bàn học và trong phòng ngủ của trẻ.  

Cha mẹ hãy phân tích cho con thấy thời gian là tài sản quý giá nhất của con người.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cùng con tham gia một số trò chơi yêu cầu về sự nhanh nhẹn và khéo léo như tìm điểm khác nhau, giải đố, vẽ tranh... Những trò chơi vui vẻ và thú vị này có thể tạo cho con thói quen làm việc nhanh nhẹn và khắc phục được sự vụng về.

Tránh làm những sự vật khiến trẻ bị phân tâm

Nếu trẻ bị những vấn đề chi phối mà lề mề, chậm chạp như vừa ăn vừa xem tivi, hãy tắt tivi để trẻ tập trung vào việc ăn uống. Đồng thời giải thích cho con hiểu nếu ăn chậm quá sẽ không còn thấy ngon miệng và cơ thể không hấp thụ tốt thức ăn, dẫn tới việc bị chậm lớn. Ngoài ra, khi trẻ đang học, cha mẹ cần cho con một không gian yên tĩnh, không nên để đồ chơi hoặc những thứ tiêu khiển khác trong tầm mắt trẻ.

Đặt ra thời gian biểu cố định cho trẻ

Cha mẹ cần phân chia và quy định rõ những việc con cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định trong ngày. Hãy dạy trẻ thói quen đặt chuông hẹn giờ để nhắc con luôn chú ý tới thời gian. 

Cha mẹ cần phân chia và quy định rõ những việc con cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định trong ngày.

Cha mẹ phải nghiêm khắc và dứt khoát với con nếu phạm phải tình trạng chậm chạp như không thưởng món quà mà cha mẹ đã hứa sẽ đưa nếu con hoàn thành nhiệm vụ. Liên tục vài lần, trẻ sẽ nhận thấy hậu quả của việc phạm lỗi, từ đó dần sửa thói quen và thay đổi tác phong tích cực, nhanh nhẹn hơn. 

Rèn luyện thói quen nhanh nhẹn

Tùy theo từng tình huống cụ thể mà cha mẹ có những cách rèn luyện thói quen thích hợp. Ví dụ: Nếu trẻ thường xuyên uể oải, lề mề khi đánh răng vào buổi sáng, hãy thử bật một điệu nhạc vui tươi có nhịp điệu nhanh và nói con tăng tốc theo nhịp nhạc.  

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên là tấm gương cho con noi theo. Hãy tạo cho mình tác phong làm việc nhanh nhẹn, dứt điểm, khéo léo để con thấy được lợi ích của những điều ấy, từ đó thay đổi thói quen.

Chăm tương tác cùng con

Hãy tập thói quen nói chuyện cùng con mỗi ngày, bằng việc hỏi hôm nay con đi học có vui không, hỏi ý kiến của con về chủ đề nào đó được nhắc đến. Trẻ khi được chia sẻ nhiều hơn, sẽ khắc phục được tính rụt rè, nhút nhát và ngày càng chủ động hơn.

Hãy tập thói quen nói chuyện cùng con mỗi ngày.

Tuyệt đối không dùng bạo lực

Nhiều bậc phụ huynh không giỏi kiềm chế mà nhanh chóng “nổi điên” khi chứng kiến con mình vụng về, chậm chạp, như quát mắng hay đánh đòn trẻ. Điều này vừa không làm trẻ cải thiện mà còn khiến chúng sợ sệt, luống cuống và càng trở nên hậu đậu hơn. Nên nhớ rằng, bất kỳ ai được động viên và tin tưởng thì đều làm tốt mọi việc. Do đó, cha mẹ cần ý thức được sự lề mề chậm chạp của con có phần lỗi không nhỏ của cha mẹ trong đó. Từ đó biết cách điều chỉnh bản thân trở nên điềm tĩnh hơn trước khi muốn trẻ khắc phục nhược điểm để trở nên nhanh nhẹn hoạt bát hơn 

Lưu ý cuối cùng khi dạy con trẻ đó là hãy để cho trẻ chủ động, tự làm trong mọi việc, nhất định không nên có sự can thiệp của cha mẹ, bởi có những sai sót như thế, trẻ mới biết rút kinh nghiệm và tự thay đổi. Và quan trọng hơn hết, khi được tự do làm sai và sửa sai thì hiệu quả luôn cao hơn việc phải làm dưới sự giám sát kè kè của một người khác và có thể bị "ăn" mắng bất kỳ lúc nào.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Ý vừa đưa ra lời giải thích về hiện tượng nam thanh niên thường lóng ngóng, tay chân vụng về khi trải qua giai đoạn dậy thì. Theo đó, nam thanh niên cao càng nhanh thì càng vụng về.

Kết quả nghiên cứu cho rằng tình trạng vụng về là do não bộ đang tìm cách điều chỉnh, thích ứng với chiều cao phát triển quá nhanh trong giai đoạn dậy thì, theo BBC.

Tuy nhiên, với những nam thiếu niên phát triển chiều cao chậm hơn thì cơ thể họ khéo léo và ít lóng ngóng hơn trong giai đoạn này.Nhóm khoa học tại Đại học Bologna [Ý] nghiên cứu trên 88 nam thiếu niên 15 tuổi. Các em được chia ra thành 2 nhóm. Một nhóm có thể cao thêm 3 cm trong vòng 3 tháng nghiên cứu, nhóm còn lại chỉ cao thêm 1 cm hoặc ít hơn trong cùng khoảng thời gian.Các nhà khoa học cũng phân tích một số yếu tố khác như khả năng giữ cân bằng khi bước đi, nhịp độ của sải chân.Việc phát triển chiều cao quá nhanh và đột ngột đã ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát vận động của nam thiếu niên lúc dậy thì, người dẫn đầu nghiên cứu tiến sĩ Maria Cristina Bisi cho hay. Một trong những biểu hiện dễ nhận thấy là họ thường đi đứng vụng về.Cơ thể cần thời gian để thích ứng với sự phát triển quá nhanh của chiều cao. Trong khi đó, những nam thanh niên phát triển chiều cao ở nhịp độ chậm hơn và ổn định có khả năng điều khiển vận động tốt hơn, bà Maria Cristina Bisi nói thêm.

[Theo Ngọc Quý, thanhnien.vn]

- 28-05-2018 -

Thông thường, lịch sự thể hiện qua lời nói. Vậy lời nói như thế nào mới được coi là lịch sự, mới lấy được lòng người khác?

Khả năng diễn đạt tốt không chỉ giúp người ta thành công mà còn mang lại hạnh phúc. Có nghiên cứu cho thấy, những người tính cách vui vẻ, biết ăn nói, thường hài lòng với cuộc sống hơn những người ăn nói vụng về.

Nhưng rốt cuộc, làm thế nào có được khả năng diễn đạt tốt? Trên thực tế, khả năng biểu đạt của tuyệt đại đa số mọi người không hề kém, chỉ là họ chưa biết cách vận dụng. Cuốn Biết ăn nói chẳng lo thua thiệt của tác giả Li Jing sẽ giúp bạn xử lý khéo léo các tình huống khó xử.

Được sự đồng ý của Nhã Nam, Zing trích một phần cuốn sách gửi tới độc giả.

Thông thường, lời nói lịch sự bao hàm những đặc điểm như: Khéo léo, khiêm tốn... Nếu đi sâu vào nghiên cứu sẽ thấy rằng bản chất những lời khách sáo chính là lễ tiết và lịch sự.

Khéo léo chừa chỗ cho quan hệ đôi bên

Danh tướng nhà Tây Hán tên Tiêu Hà rất giỏi xử lý chính sự, nhưng không biết cách góp ý. Ông nhìn thấy ruộng đất ở Trường An rất ít, bách tính thiếu ăn thiếu mặc, mà Thượng Lâm Uyển của hoàng gia lại có rất nhiều đất trống để nuôi thả súc vật.

Vì thế mới đề nghị Lưu Bang chia khu đất hoang này cho người dân cày cấy. Ai ngờ Lưu Bang đọc tấu chương của Tiêu Hà xong rất tức giận, cho người bắt Tiêu Hà nhốt vào ngục. Mọi người cứ tưởng Tiêu Hà đã phạm tội gì đó rất nghiêm trọng, không ai dám nói đỡ.

Lúc này, có một thị vệ tên là Vương Vệ Úy, bình thường rất kính phục Tiêu Hà, trong lúc nói chuyện với Lưu Bang, bèn nhân tiện hỏi thăm: “Tiêu tướng quốc đã phạm tội tày đình gì vậy ạ?”.

Lưu Bang vẫn chưa nguôi cơn giận, bèn nói: “Đừng có nhắc đến hắn ta, cứ nhắc đến hắn là ta bực mình. Nhớ năm xưa Lý Tư làm thừa tướng nhà Tần, hễ làm chuyện tốt là nhớ đến tâm huyết và công lao của quân vương, có sai sót thì tự gánh trách nhiệm. Bây giờ Tiêu Hà yêu cầu ta mở cửa Thượng Lâm Uyển cho bách tính trồng trọt cày cấy, không lẽ chỉ có hắn là người tốt, còn ta là hôn quân vô đạo chắc?”.

Vương Vệ Úy nghe xong, mới biết nguyên do khiến Lưu Bang nổi giận, liền nói: “Bệ hạ, có vẻ như ngài đã trách nhầm tướng quốc rồi. Tướng quốc nếu có lòng ấy thì năm xưa bệ hạ chinh phạt bên ngoài bao nhiêu năm, ông ấy đã dễ dàng chiếm lấy ngai vàng rồi, cần gì phải lấy cái vườn ngự uyển bé xíu ấy để thể hiện với bách tính, mua chuộc lòng người chứ?”.

Lưu Bang nghe lời Vương Vệ Úy nói cũng hợp lý, tuy trong lòng không vui, nhưng vẫn cảm kích tấm lòng vì nước của Tiêu Hà, liền lệnh cho lính thả Tiêu Hà ngay hôm đó.

Lúc đó, Tiêu Hà đã hơn sáu mươi tuổi, vừa trong ngục ra, trên người vẫn còn đeo gông đeo cùm, đầu bù chân đất lấm lem cả người cũng không dám về phủ tắm gội, mà vội vàng lên điện để tạ ơn.

Tiêu Hà vì góp ý thiếu khéo léo mà suýt mất mạng. Ảnh: Happy Live.

Lưu Bang thấy bộ dạng tiều tụy của Tiêu Hà trong lòng lấy làm áy náy, vội vỗ về Tiêu Hà: “Tướng quốc, ông không cần đa lễ! Lần này ông cầu xin cho dân, ta không đồng ý, là lỗi của ta. Ta là thiên tử vô đạo, ông là thừa tướng hiền đức. Sở dĩ giam ông lại, là vì muốn bách tính biết được đức độ của ông và lỗi lầm của ta đó!”.

Lời của Lưu Bang có ẩn ý rất rõ ràng. Tiêu Hà nghe xong, cũng hiểu ra vấn đề của mình, liền quỳ rạp xuống đất, mắt ngấn lệ thỉnh tội Lưu Bang. Trong câu chuyện này, vì Tiêu Hà không biết cách đưa ra góp ý, nên suýt bị mất mạng. Lời nói của Lưu Bang rất khéo léo, đầy ẩn ý, nhưng lại đáng để chúng ta xem xét.

Ẩn ý của Lưu Bị

Tương tự, Lưu Bị trước khi mất cũng nói những lời đầy ẩn ý. Ông bảo Gia Cát Lượng rằng: “Nếu Lưu Thiện có khả năng thì ông hãy phò trợ cho nó; còn nếu nó bất tài thì ông hãy thay thế nó đi”.

Nghe xong những lời này, phản ứng của Gia Cát Lượng không phải tạ ơn mà là toát mồ hôi hột quỳ vội xuống dập đầu thật mạnh thưa: “Thần nguyện dốc hết sức lực phò trợ chúa công đến hơi thở cuối cùng”.

Nếu chúng ta không hiểu nghệ thuật ăn nói khéo léo, đầy ẩn ý thì có thể sẽ không nghe ra thâm ý của Lưu Bị. Cứ thử nghĩ mà xem, quân vương thời cổ đại đều là những bậc dã tâm hơn người, vất vả cả cuộc đời gây dựng được cơ nghiệp, sao có thể hai tay dâng nó cho người ngoài chứ?

Gia Cát Lượng thông minh hiểu ngay câu nói của Lưu Bị có ý thăm dò, cũng có thể còn có ý cảnh cáo nữa. Có những chuyện không tiện nói thẳng ra, lúc này cách nói uyển chuyển vô cùng quan trọng.

Lưu Bị tỏ ra cẩn thận khi gửi gắm con cho Gia Cát Lượng. Ảnh: Film.

Giống như Lưu Bang, tuy lòng nghĩ: “Tiêu Hà lấy lòng bách tính như vậy, muốn làm gì đây?” Nhưng ông không nói thẳng với Tiêu Hà như vậy. Tương tự, Lưu Bị cũng lựa chọn cách nói tránh đi, giả sử Lưu Bị nói thẳng với Gia Cát Lượng: “Nhà ngươi hãy thề rằng nếu như đoạt ngôi của con ta, thì sẽ chết không toàn thây!”, nếu là Gia Cát Lượng, bạn sẽ nghĩ thế nào?

Chắc chắn sẽ rất không vui. Khéo léo thổ lộ là một cách chừa đường lùi cho mình, có lợi cho việc cải thiện quan hệ của hai người. Chỉ có những người ngây thơ chưa trải đời mới nói thẳng ra là mình không tin đối phương, khiến cho quan hệ hai bên bị dồn vào ngõ cụt mà không có khả năng xoay chuyển.

Lưu Bị không nói thẳng, mà nói tránh đi. Câu nói đó rất cao minh, nghe thì có vẻ cảm động, nhưng khi lọt vào tai một người thông minh lại giống như “sét đánh giữa trời quang”, ý cảnh cáo rành rành. Đây chính là ưu điểm của việc ăn nói khéo léo.

Đến tận bây giờ, chúng ta nói chuyện vẫn rất uyển chuyển, có những lời thậm chí còn ẩn ý đến mức khiến người ta khó hiểu. Ví dụ như, chúng ta hay nói: “Tôi không chắc như vậy có được hay không”, thực ra ý của chúng ta chính là “cái này chắc chắn không được”.

Hoặc như, “Hay là anh thử đi hỏi ý kiến người khác xem?”, thực ra ý muốn nói: “Anh hỏi tôi cũng chả có tác dụng gì”. Những lời uyển chuyển như vậy nếu bạn không hiểu, sẽ rất khó lĩnh hội ý của người khác.

Video liên quan

Chủ Đề