Vì sao hàm lượng phycobilin trong rong lại âm

TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNGCâu 1[2 điểm ] :a. Chỉ rõ con đường đi của nước trong cây. Tại sao có những cây cao hàng trăm mét mà vẫnđưa được nước lên lá, các lực tham gia vào quá trình này?b. Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ionkhoáng.a Nước từ đất-> lông hút rễ -> mạch gỗ của rễ -> mạch gỗ thân -> mạch gỗ của cành -> lá [ đểquang hợp và thoát hơi nước]- Quá trình này cần tham gia của 3 lực:+ Lực đẩy do áp suất rễ tạo nên+ Lực hút [kéo] do sự thoát hơi nước ở lá [ lực này lớn nhất]+ Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa phân tử nước với thành mạch.b.Mạch gỗ có cấu tạo thích nghi với chức năng vận chuyển nước và muối khoáng:Cấu tạoTác dụngGồm quản bào và mạch ống là những tế bào Tạo thành các ống rỗng, làmchết, không có màng, không có bào quan bên giảm lực cảntrong, đầu cuối và bên đục thủng lỗ.Thành được linhin hóaBền chắc, chịu được áp lực củadòng nước bên trongCác lỗ bên sắp xếp sít nhau, lỗ bên của ốngTạo dòng vận chuyển ngangnày thông với lỗ bên của ống bên cạnhCâu 2 [ 2 điểm ] :a. Thực vật sử dụng nitơ ở dạng nào? Tại sao "cây xanh tắm mình trong biển đạm mà vẫn đóiđạm"b. Chứng minh mối quan hệ giữa ánh sáng và nhiệt độ đối với quá trình trao đổi nitơ trongcây?a. Thực vật lấy Ni tơ ở 2 dạng NH4+ và NO3- Ni tơ trong khí quyển chiếm 79% , tuy nhiên N2 có liên kết rất bền, thực vật không thểsử dụng được, N2 phải được chuyển thành NH 4+ hoặc NO3- nhờ các con đường: Vi sinh vật ,sấm sét, tổng hợp nhân tạo.Vì vậy "cây xanh tắm mình trong biển dạm nhưng vẫn đói đạm"b. Mối quan hệ giữa ánh sáng và nhiệt độ đối với quá trình trao đổi nitơ trong cây:Quá trình trao đổi nitơ trong cây gồm:1.Quá trình khử nitrat:NO3- ----> NO2- ----> NH4+2.Quá trình đồng hoá amoni:NH4+ + cetoaxit -à axit amin*] Ánh sáng ---> QH----> ATP, NADPH, FređH+ NADPH : biến đổi NO3- ----> NO2+ FređH : biến đổi NO2- ----> NH4+*] Nhiệt độ ---> Hô hấp --->cetoaxit, ATP….cetoaxit + NH4 ---> axit aminCâu 3 [2 điểm] Trao đổi nướcGiải thích các hiện tượng sau trên cơ sở hiện tượng hút nước và thoát nước của cây xanh:1. Khi mưa lâu ngày, đột ngột nắng to thì cây héo.2. Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây thân thảo và ở cây bụi thấp.3. Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ bị chết.4. Một chậu cây bị héo lá khi để trong phòng lạnh.1Mưa lâu ngày, độ ẩm không khí cao sẽ cản trở sự thoát hơi nước. Nắng to đột ngột sẽđốt nóng lá [vì sự thoát hơi nước gặp khó khăn].2Vì những cây này thường thấp, không khí xung quanh dễ bị tình trạng bão hòa hơi nướcvà áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá gây ra hiện tượng ứ giọt.3Do rễ cây thiếu ôxi :- Thiếu ôxi làm cho quá trình hô hấp bình thường bị ức chế, tích luỹ các chất độc hạiđối với cây , lông hút bị chết, không hình thành lông hút mới được.- Thiếu lông hút làm cây không hấp thu được nước nên cân bằng nước trong cây bị phávỡ làm cho cây chết.4- Để trong phòng lạnh, nhiệt độ thấp làm cho độ nhớt chất nguyên sinh tăng.- Độ nhớt tăng gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước do đó sự hút nước của rễgiảm.Câu 4 [2 điểm] Dinh dưỡng khoáng và nitơ1. Giải thích tại sao cây trồng trên đất kiềm gặp khó khăn cho quá trình dinh dưỡng khoáng.2. Có ý kiến cho rằng: Khi làm tăng độ thoáng của đất có thể dẫn đến làm giảm lượng nitơtrong đất. Theo bạn ý kiến đúng hay sai. Giải thích.3. Trong nốt sần rễ cây họ đậu đang hoạt động có chất màu hơi đỏ. Đó là chất gì? Vai trò củanó?1 - Trong đất kiềm có nhiều OH , chúng liên kết chặt với các ion khoáng làm cho cây khósử dụng được khoáng trong đất.- Mặt khác đất kiềm gây ức chế vi sinh vật đất, làm chậm quá trình chuyển hóa các ionkhoáng từ xác động, thực vật.2 Nhận định đó là sai. Khi làm tăng độ thoáng của đất sẽ hạn chế tình trạng mất nitơ trongđất vì:+ Các vi sinh vật hiếu khí hoạt động thực hiện các phản ứng nitrat hóa, các gốcnitrat được giữ lại trong đất.+ Đất thoáng, giàu O2 có tác dụng ức chế quá trình phản nitrat hóa [phản ứng xảyra trong điều kiện yếm khí lúc đó tạo nitơ tự do bay mất].3 - Đó là chất leghemoglobin- một protein chứa sắt có thể liên kết thuận nghịch với oxygen.- Vai trò : Chất này là ‘chất đệm’ oxygen, làm giảm nồng độ oxygen tự do, tạo môi trườngkị khí cho vi khuẩn cố định nitơ hoạt động, đồng thời lại điều chỉnh sự cung cấp oxygencho các tế bào cần hô hấp mạnh để tạo ATP cho quá trình cố định nitơ.Câu 5. Trao đổi nước [2 điểm]a. Chứng minh cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoángtừ rễ lên lá? Nếu một ống mạch gỗ bị tắc dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lênđược không? Nêu các thành phần của dịch mạch gỗ?b. Nhiều loài thực vật không có lông hút thì cây hấp thụ nước và các ion khoáng bằng cáchnào?ý Nội dunga - Cấu tạo mạch gỗ:+ Gồm quản bào và mạch ống đều là tế bào chết. Khi thực hiện chức năng chúng đều là cácống rỗng, không có màng, không có các bào quan, thành tế bào được hóa licnhin nên bền,chắc chịu được áp lực của dòng nước.+ Các đầu cuối của tế bào và thành bên đều đục lỗ thủng, chúng nối với nhau thành ống dàitừ rễ đến các tế bào nhu mô của lá tạo nên dòng nước và khoáng đi trong ống. Các ống xếpsít nhau cùng loại [quản bào – quản bào hoặc mạch ống – mạch ống] hoặc khác loại [quảnbào – mạch ống] theo cách lỗ bên của ống này sít khớp với lỗ bên của ống kia tạo đường vậnchuyển ngang- Nếu một ống bị tắc dòng mach gỗ trong ống đó vẫn có thể vận chuyển đi bằng cách dichuyển ngang qua lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục đi- Thành phần của dịch mạch gỗ: chủ yếu là nước và các ion khoáng ngoài ra còn có một sốchất hữu cơ được tổng hợp ở rễ như axit amin, amit, cytokinin, ancaloit...b - Thực vật thủy sinh không có lông hút thì cây hấp thụ nước và ion khoáng bằng toàn bộ bềmặt cơ thể- Một số cây trên cạn, hệ rễ không có lông hút [thông, sồi] nhưng rễ được nấm cộng sinh vớirễ bao bọc. Nhờ nấm rễ các loại cây đó hấp thụ nước và ion khoáng một cách dễ dàng và cótính chọn lọc, mặt khác sợi nấm tạo nên bề mặt hấp thu lớn. [Một số cây trồng có biểu hiệnthiếu khoáng khi xử lí với thuốc diệt nấm]- Ở tế bào con non, vách tế bào chưa bị suberin hóa cũng tham gia hấp thụ nước và ionkhoáng.Câu 6. Dinh dưỡng khoáng và Ni tơ [2 điểm]a. Cho bảng số liệu về thành phần tro của hạt và thân cây ngô [theo % khối lượng]HạtThânK2O29.827.2CaO2.25.7MgO15.511.4P2O545.69.1Fe2O30.80.8- Từ bảng số liệu em có thể rút ra nhận xét gì?- Nếu vì một lí do nào đó mà K 2O trong đất tự nhiên giảm mạnh thì triệu trứng biểu hiện ởcây ngô là gì? Hãy giải thích tại sao?b.Trong đất, amôni [] cây không hấp thụ kịp được hệ vi sinh vật biến đổi thành nitrat [] nhưthế nào?a *Nhận xét+ Các nguyên tố P, K, Mg, Ca là các nguyên tố đa lượng nên cần nhiều cho cây+ Ngô là cây lấy hạt nên cần nhiều P, K, Mg điều này thể hiện rõ ở hàm lượng P ở trong hạtnhiều hơn rất nhiều lần trong thân.* Nếu K2O trong đất giảm mạnh thì cây thiếu K: Thiếu K lá bắt đầu vàng từ dưới lên, các mép láhóa nâu dần dần phần lá đó bị hủy hoại, cây còi cọc, chậm lớn, năng suất thấpGiải thích:+ K có ảnh hưởng tích cực tới quá trình tổng hợp sắc tố trong lá, do đó thiếu K lá không tổnghợp được sắc tố → lá hóa vàng+ K làm tăng cường độ quang hợp, thiếu K quang hợp giảm → năng suất giảm. K tham gia vàoquá trình hoạt hóa nhiều enzim nên có ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất+ K là tăng quá trình tổng hợp protein và axit amin trong cây. Khi thiếu K thì sự tích tụ NH3tăng đến mức độc cho cây.b Amôni [NH] cây không hấp thu kịp được vi sinh vật biến đổi thành nitrat [NO]:- Giai đoạn nitrit hóa nhờ VK nitrit hóa [VK Nitrosomonas]:NH + O2 NO + H2O + H+ + Năng lượng- Giai đoạn nitrat hóa nhờ VK nitrat hóa [VK Nitrobacter]:NO + O2 NO + năng lượngCâu 7: Trao đổi nước [2đ]Giải thích các hiện tượng sau:a. Ở miền Bắc nước ta, về mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp đến mức rét hại thì mạ xuân thườngbị chết rétb. Cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày, sau đó trời nắng to thì cây bị héo và có thể chếtc. Khi cùng bị mất nước đột ngột [ví dụ vào buổi trưa nắng to, nhiệt độ cao, có gió khô vàmạnh …] cây non bị héo rũ còn cây già chỉ biểu hiện héo ở những lá non.Đáp án:a. Nhiệt độ quá thấp thì- Rễ cây bị tổn thương do hệ thống lông hút bị chết và rất chậm phục hồi. [0,25đ]- Sức hút nước của rễ giảm nên không thể lấy được nước dẫn đến mất cân bằng nước [0,25đ]+ Nhiệt độ thấp làm cho độ nhớt của chất nguyên sinh và nước đều tăng, đồng thời tính thấmcủa chất nguyên sinh giảm dẫn đến cản trở sự xâm nhập và vận động của nước vào rễ. [0,25đ]+ Hô hấp rễ giảm nên thiếu năng lượng cho vận chuyển tích cực. [0,25đ]+ Sự thoát hơi nước của cây giảm làm giảm động lực quan trọng cho dòng mạch gỗ.b.Giải thích.- Khi ngập úng lâu ngày môi trường xung quanh rễ cây bị thiếu oxy, làm cho rễ không hô hấpđược, dẫn đến bị thối nên quá trình hút nước giảm. [0,25đ]- Khi trời nắng to, lá cây thoát nước nhanh nên cây bị mất nước dẫn đến cây bị héo và nếumất nước quá nhiều cây có thể chết. [0,25đ]c. - khi bị mất nước, các tế bào thực vật có hiện tượng co nguyên sinh. Nếu bị mất nước độtngột, không bào và màng sinh chất co nhanh, có thể kéo thành tế bào cùng bị co vào làm tếbào giảm thể tích  bộ phận cơ thể hoặc cả cơ thể bị giảm thể tích  xuất hiện hiện tượng héo.[0,25đ]- ở cây non hoặc bộ phận cơ thể còn non, thành xelluozo còn mỏng, yếu nên dễ bị kéo vàocùng màng sinh chất  dễ biểu hiện héo. Ở các tế bào già, thành xelluozo dày, cứng  khó bịkéo vào hơn  tế bào vẫn giữ được nguyên thể tích  không biểu hiện héo. [0,25đ]Câu 8: Dinh dưỡng khoáng và nitơ [2đ]a. Đất yếm khí có ảnh hưởng thế nào đến lượng đạm trong đất?b. Trình bày các nguồn cung cấp nitơ cho cây xanh ? Người ta thường khuyên rằng:"Rau xanhvừa tưới phân đạm xong không nên ăn ngay". Hãy giải thích lời khuyên đó?c. Tại sao khi thiếu ánh sáng kéo dài thì quá trình đồng hoá nitơ ở thực vật cũng bị đình trệ?Đáp án:a. Đất yếm khí → vi khuẩn phản nitrat hoá hoạt động mạnh, chuyển NO 3- thành N2 làm đấtnghèo đạm [0,5đ]b. Có 4 nguồn cung cấp nitơ cho cây: [0,5đ]+ Từ những cơn giông : N2 + O2 -> NO2 [ tia lửa điện]+ Từ xác của động vật, thực vật: RNH2 -> NH3 -> NO-3+ Từ sự cố định của vi sinh vật: N2 + H2 -> 2NH3+ Từ sự cung cấp của con người: muối NO-3, NH+4Vì: Khi tưới phân đạm -> cung cấp nguồn ion NO-3 [0,25đ]+ Mới tưới đạm cây hút NO-3 chưa kịp biến đổi thành NH+4 -> người ăn vào NO-3 -> gây bệnh[0,25đ]c. Cây quang hợp để tạo ra các hợp chất có thế oxy hoá khử mạnh cung cấp cho quá trình đồnghoá nitơ như: Fd - H2, FADH2, NADH....=> các chất này do pha sáng tạo ra [[0,5đ]Câu 9: Trao đổi nước ở thực vật [2 điểm]: Xét các con đường vận chuyển nước từ môitrường vào trong mạch gỗ của cây:1.Cấu trúc đặc trưng tại nội bì của rễ cây là gì? Hãy mô tả cấu trúc và chức năng của cấutrúc đó.2.Phân biệt các con đường vận chuyển nước từ môi trường vào mạch gỗ của rễ.3.Thế nước thay đổi thế nào khi đi từ biểu bì tới mạch gỗ của rễ?Đáp án1.Cấu trúc đặc trưng: đai CasparyCấu trúc: vách xuyên tâm hóa bần không cho nước và khoáng đi qua.Chức năng: Lọc chất độc, điều chỉnh lượng nước và khoáng trước khi vào mạch gỗcủa rễ.2.Các con đường vận chuyển nước vào mạch gỗ của rễ:Con đường gian bào và tế bào chất [HS cần đưa ra được các ý về đường đi của dòngnước và khoáng, tốc độ và khả năng lọc chất độc].Ở đai Caspary là qua cầu sinh chất [theo con đường tế bào chất].3.Thế nước giảm dần [âm hơn] do quá trình thoát hơi nước ở lá đã làm tăng áp suấtthẩm thấu của tế bào lân cận. Sự hút nước từ tế bào này sang tế bào khác đã làm giảm thếnước của tế bào mạch gỗ của rễ rồi tới tế bào biểu bì.Câu 10: Dinh dưỡng khoáng và nitơ ở thực vật [2 điểm]:1.Vàng là một nguyên tố thường được tích trữ một lượng rất ít trong cây và vai trò củanó đối với cây vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên gần đây người ta phát hiện một loài câycó khả năng tích trữ một lượng lớn vàng trong cơ thể. Nếu giả sử vàng là một nguyên tốkhông có lợi và có tác động như một kim loại nặng thì điều gì có thể đã xảy ra đối với hệthống dẫn truyền nước và khoáng ở loài cây này? Hãy đưa ra giả thiết về việc cây đó làm thếnào để trung hòa độc tính của vàng.2.Một loại cây phát triển trên môi trường có nồng độ NaCl là 0,2M. Hãy tính áp suấtthẩm thấu tối thiểu trong tế bào lông hút mà cây phải duy trì để có thể hút nước và khoáng ở270C.Đáp án1- Vàng không có lợi nhưng lại được tích trữ lượng lớn trong cây, chứng tỏ hệ thống lọc[màng sinh chất và cầu sinh chất] ở cây đã mất khả năng lọc đối với vàng. Điều này có thểdo đột biến làm vô hiệu hóa các kênh trên hai cấu trúc này. Ví dụ làm cho lỗ liên bào to hơnbình thường.-Nếu cơ chế tác động của vàng như một kim loại nặng mà cây trung hòa được độc tính củanó là do trong cây hình thành các phức hữu cơ với vàng như phức chelat.2. Áp suất thẩm thấu của dung dịch được tính bằng công thức P = iCRTTrong đó i của dung dịch NaCl là i= 1+ 1[2-1]=2Do đó P của dung dịch là:P = 2.0,2.0,082.[27+273] = 9,84 [atm]Để cây hút được nước thì áp suất thảm thấu tối thiểu của tế bào lông hút phải lớn hơn củadung dịch. Vậy áp suất thẩu thấu tối thiểu của dung dịch lớn hơn 9,84 atm.Câu 11. [2,0 điểm]Nước phân li trong cây xanh tham gia vào các quá trình sinh lý nào của cơ thể thực vật?Trả lờiTrong cây, nước có thể phân li theo các cách: H2O → H+ + OH- hoặc quang phân li nước: H2O1→ 2H+ + 2e- + 2 O2 . [0,5 đ]a] Trong dinh dưỡng khoáng của thực vật [0,75 đ]- Trao đổi ion trong việc hấp thu các ion khoáng [H + được bơm ra khỏi tế bào đẩy các ionkhoáng tích điện dương ra khỏi hạt keo đất để rễ hấp thụ].[0,25 đ]- Duy trì pH của môi trường.[0,25 đ]- Khử N2 thành NH3 [0,25 đ]b] Trong quang hợp: Tạo ra ATP và NADPH2 [0,25 đ]c] Trong hô hấp : Tạo ATP [bơm H+], cung cấp O2 cho hô hấp.[0,25 đ]d] Trong sinh trưởng: H+ làm giãn thành tế bào giúp tế bào tăng sinh trưởng.[0,25 đ]Câu 12. [2,0điểm]Trình bày đặc điểm và vai trò của nguyên tố S [lưu huỳnh] trong hoạt động sống củathực vật.Trả lời- Cây nhận S dưới dạng hợp chất chứa SO 42-[sulfat] mà không thu nhận trực tiếp S. Vì vậykhông nên bón lưu huỳnh cho cây.- Vai trò của S trong cây:+ Là thành phần một số axit amin [xystein, metionin], có mặt trong vitamin [B 1, H], trongenzim [cacboxylaza], trong chất kháng sinh penicilin.+ Trong hoạt động của thực vật S có trong thành phầnAxetyl CoA [sản phẩm tạo thành từ axit piruvic] có vai trò trong sinh tổng hợp axit béo,polyterpen, carotenoit.Sucxinyl CoA [sản phẩm của chu trình Krep] có vai trò trong sinh tổng hợp vòng porphyrincủa diệp lục, xytocrom, phycobilin..- Là tác nhân gây mưa axit có hại cho môi trường sống của thực vật, động vật..S SO2  SO3  SO4 [H2SO4]Câu 13: 2điểma. Động lực vận chuyển các chất trong mạch gỗ [xilem] và mạch rây [phloem] ở cây thân gỗkhác nhau như thế nào? Tại sao các tế bào xylem là tế bào chết còn các tế bào phloem là tếbào sống lại phù hợp với chức năng của chúng?b. Tại sao khi cắt ngang thân cây hoa cúc vào buổi sáng sớm thì thấy các giọt nước ứ lại trênbề mặt vết cắt còn cắt vào buổi trưa thì không có hiện tượng này?Hướng dẫn chấmNội dunga.*- Mạch gỗ:+ Gồm các TB chết nối tiếp nhau tạo ống rỗng --> dòng nước, ion khoáng và CHC t/h từ rễ dichuyển bên trong+ 3 động lực: lực đẩy, lực hút, lực Lk- Mạch rây:+ Gồm các TB sống, có vtrò v/c các s/p đồng hóa ở lá cũng như 1 số ion khoáng sử dụng lạiđến nơi sử dụng hoặc dự trữ+ Động lực: theo pthức tích cực* Giải thích:- Các tế bào xylem là các tế bào chết do:+ Xylem có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng nên tế bào chết giúp giảm sức cảncủa dòng nước vận chuyển trong mạch ngược chiều trong lực+ Xylem được cấu tạo từ các tế bào chết giúp các ống dẫn không bị vỡ vì chịu áp suất âmtrong mạch do thoát hơi nước- Các tế bào phloem là tế bào sống do:+ Phloem có chức năng vận chuyển tích cực các chất dinh dưỡng nên cần các tế bào sống.b.- Khi cắt thân cây vào buổi sáng thì xylem chịu áp suất dương do áp suất rễ gây ra nên tạo racác giọt nước ứ- Buổi trưa xylem chịu áp suất âm do thoát hơi nước đồng thời áp suất rễ không thể theo kịpsự thoát hơi nước tăng nên không có hiện tương ứ giọtCâu 14 [2,0 điểm] Trao đổi nước ở thực vật:a. Các yếu tố nào bên trong cơ thể đã ảnh hưởng trực tiếp lên sức hút nước của cây? Giả sửtế bào rễ ở 2 cây của một loài có áp suất thẩm thấu như nhau, một cây đặt trong phòng kíngió và ít ánh sáng, còn một cây đặt ngoài trời thoáng gió, nhiều ánh sáng. Sức hút nước của 2cây này giống hay khác nhau? Giải thích?b. Nhiều loài thực vật không có lông hút thì cây hấp thụ nước và ion khoáng bằng cách nào?Trong các trường hợp sau, trường hợp nào rễ cây có thể lấy được nước:- Thế nước của đất bằng 0.- Thế nước của đất nhỏ hơn thế nước của rễ cây.Hướng dẫn chấm:Nội dunga. *Các yếu tố bên trong cơ thể ảnh hưởng trực tiếp lên sức hút nước của cây:Dựa vào công thức: Sức hút nước S= P – T; Với P: áp suất thẩm thấu của tế bào, phụ thuộcnồng độ dịch bào; T: sức căng trương nước của tế bào.Sức hút nước của cây phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu [hoặc nồng độ dịch bào] và sứccăng trương nước [hoặc trạng thái trương nước] của tế bào.*Cây đặt ngoài trời thoáng gió , nhiều ánh sáng  các phân tử nước di chuyển nhanh, lỗ khímở rộng  thoát hơi nước mạnh hơn  tế bào bị mất nước nhiều hơn, T giảm, S sẽ tăng nênhút nước mạnh hơn cây đặt trong phòng kín.b. *- Thực vật thủy sinh không có lông hút thì cây hấp thụ nước và ion khoáng bằng toànbộ bề mặt cơ thể.- Ở tế bào rễ còn non, vách của tế bào chưa bị suberin hóa cũng tham gia hấp thụ nước vàion khoáng.- Một số cây ở trên cạn, hệ rễ không có lông hút nhưng rễ được nấm rễ bao bọc. Nhờ nấmrễ, các loại cây đó hấp thụ nước và ion khoáng một cách dễ dàng và có tính chọn lọc. Mặtkhác, sợi nấm tạo nên bề mặt hấp thụ lớn.* - Thế nước của đất bằng 0  đất bão hòa nước, các phân tử nước linh động  dễ dàngxâm nhập vào rễ cây. Vì vậy rễ cây lấy được nước rễ dàng.- Thế nước của đất nhỏ hơn thế nước của rễ cây  lực liên kết giữa đất và nước tăng lên, độlinh động giảm  rễ cây không lấy được nước.Câu 15 [2,0 điểm] Dinh dưỡng khoáng và nitơ:a. Đôi khi người trồng táo ở Nhật Bản tạo 1 vết cắt hình xoắn ốc không gây chết xung quanhvỏ cây táo dự định sẽ loại bỏ sau mùa sinh trưởng. Cách làm này có tác dụng gì? Giải thích?b. Phân K có hiệu quả tốt nhất đối với những loại cây trồng nào? Đối với những cây đó nênbón phân K vào thời điểm nào để đạt hiệu quả cao nhất?c. Trong chế phẩm vi lượng cho cây họ Đậu, nguyên tố nào là nguyên tố vi lượng chủ đạo vàkhông thể thiếu được? Vì sao?Hướng dẫn chấm:Nội dunga. Vết cắt theo vòng xoắn có tác dụng cản trở dòng khối tối thích của dịch floem đến các bểchứa của rễ. Do đó nhiều dịch floem hơn có thể được vận chuyển từ nguồn ở lá đến các bểchứa ở quả làm cho quả táo thơm ngọt hơn.b. - Phân K có hiệu quả tốt nhất đối với những cây trồng mà sản phẩm thu hoạch chứa nhiềugluxit như lúa, ngô, mía, khoai, sắn… Đối với những cây trồng này, bón K là tối cần thiết đểđạt năng suất và chất lượng cao.- Bón K vào giai đoạn cây trồng hình thành cơ quan kinh tế vì K làm tăng quá trình vậnchuyển các chất hữu cơ, tích lũy về cơ quan dự trữ nên sẽ làm tăng năng suất kinh tế.c. - Trong chế phẩm vi lượng cho cây họ đậu, Mo là nguyên tố vi lượng chủ đạo và khôngthể thiếu được vì Mo có vai trò rất quan trọng trong việc trao đổi nitơ do nó tham gia vàothành phần cấu tạo của hệ enzym nitrogenaza  thiếu Mo gây ức chế sự dinh dưỡng đạm củacây.Câu 16: [2điểm]a. Nước từ đất được hấp thu vào tế bào lông hút là do dịch của tế bào lông hút ưu trương sovới dung dịch đất. Em hãy giải thích tại sao tế bào lông hút lại có dịch tế bào ưu trương so vớidịch đất?b. Người ta dùng 2 miếng giấy lọc tẩm coban clorua đã sấy khô [có màu xanh da trời] đặt đốixứng nhau qua 2 mặt của lá. Sau đó dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 mảnh kính vào 2miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín. Bấm giây đồng hồ để so sánh thờigian giấy chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng và diện tích giấy có màu hồng ở mặttrên và mặt dưới lá ta thấy sau 15 phút có kết quả trong bảng sau:Tên câyDiện tích chuyển màu của giấy coban clorua [cm2]Mặt trênMặt dướiCây thược dược911Cây đoạn49Cây thường xuân03,7Em hãy rút ra nhận xét, kết luận và giải thích?Đáp ána * Dịch của tế bào lông hút ưu trương so với dịch đất là do:-Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò hút nước lên phía trên, làm giảm hàm lượngnước trong tế bào lông hút.- Nồng độ các chất tan [các axit hữu cơ, đường saccarozơ… là sản phẩm của các quá trìnhb chuyển hóa vật chất trong cây, các ion khoáng được rễ hấp thụ vào] cao.* - Nhận xét: Diện tích hóa hồng của giấy thấm coban clorua ở mặt dưới mô lá rộng hơnso với mặt trên của cùng lá đó.- Kết luận: Mặt dưới của lá thoát hơi nước nhiều hơn mặt trênGiải thích:-Khí khổng được sắp xếp nhiều hơn ở mặt dưới của lá do đó mặt dưới của lá thoát hơinước nhiều hơn mặt trên làm cho diện tích hóa hồng của giấy tẩm coban clorua rộng hơn ởvới ở mặt trên.- Riêng ở cây thường xuân là cây sống ở nơi khô cằn nên để tiết kiệm nước, ở biểu bì trêncủa lá không có khí khổng và có lớp cutin dày khiến nước không thoát qua mặt trên của lá.Câu 17. [2,0 điểm]Điều kiện sống khô hạn gây nên những tác hại đối với hoạt động sống ở cây xanh ưa ẩmnhư thế nào? Các thực vật thích nghi với điều kiện khô hạn thường có những đặc điểm gì? Nêucác biện pháp nâng cao tính chịu khô hạn của cây xanh trong trồng trọt.Đáp án1. Những tác hại diễn ra trong cây:- Giảm độ ưa nước của hệ keo nguyên sinh chất.- Diệp lục bị phân huỷ, lá biến đổi màu.- Hoạt động trao đổi nước chậm, tốc độ bốc hơi nước nhanh, hút nước không đáp ứng được sựthoát hơi nước.- Enzim hoạt động kém, hoạt động phân giải mạnh hơn tổng hợp. Sản sinh axit absisic kéo K +ra khỏi tế bào.- Năng lượng ở dạng nhiệt làm nóng lá, quang hợp và năng suất giảm.- Khi thiếu nước, lỗ khí khổng đóng, cây quang hợp yếu, năng suất giảm.- Khi thiếu nước, khả năng hút khoáng của cây giảm, cây sinh trưởng yếu2.Các biểu hiện thích nghi của cây:- Lá nhỏ, lớp cutin dày hoặc lá biến thành gai.- Khí khổng ẩn sâu được bao phủ bằng lớp lông mịn. Ở các loại cây CAM khí khổng mở vàoban đêm.- Rụng lá làm giảm bớt sự thoát hơi nước.- Thân có số lượng mạch gỗ nhiều, nhỏ … tăng sự hút và dẫn nước.- Tích nước trong các mô nước.- Rễ đâm sâu, lan rộng và có thể phân nhánh nhiều.3. Các biện pháp nâng cao tính chịu khô hạn:- Cải tạo đất, tưới nước và bón phân [chế độ canh tác] hợp lí.- Chọn cây chịu nóng hạn [cây C4].- Rèn luyện hạt giống bằng cách để thiếu nước hay bằng nguyên tố vi lượng- Chọn tạo giống- Ứng dụng công nghệ tế bào, công nghệ sinh học hoặc kỹ thuật di truyềnCâu 18. [2,0 điểm]a] Nêu các biện pháp kĩ thuật xử lí đất để giúp cây tăng cường khả năng hấp thu chất dinhdưỡng từ đất. Một số loài cây trước khi gieo hạt, người ta cho hạt cây nhiễm loại bào tử nấmcộng sinh với rễ cây. Việc làm này đem lại lợi ích gì cho cây trồng? Giải thích.b] Khi bón các dạng phân đạm khác nhau như NH4Cl, [NH4]2SO4, NaNO3 có làm thay đổiđặc điểm của đất trồng không? Giải thích.Đáp án- Điều chỉnh độ pH của đất bằng cách bón vôi nếu pH của đất thấp, vì độ pH của đất ảnhhưởng đến sự hoà tan các chất khoáng trong đất nên cần điều chỉnh độ pH thích hợp cho từngloại cây. Điều chỉnh độ thoáng khí bằng các xới xáo đất thường xuyên giúp rễ cây có đủ oxiđể hô hấp, giúp tăng khả năng hấp thu các ion khoáng bám trên bề mặt của keo đất.- Điều chỉnh độ ẩm của đất bằng cách tưới tiêu hợp lí đối với từng loại cây trồng và thích hợpvới từng loại đất. Tưới quá nhiều nước có thể giảm khả năng hấp thu muối khoáng từ đất. Vídụ, ở những vùng khô nóng, lượng nước bốc hơi quá lớn nên nếu tưới quá nhiều nước thìnước bốc hơi nhiều, để lại nhiều chất khoáng hòa tan trong nước tưới và tích tụ dần trong đất,làm tăng nồng độ muối không hòa tan của đất dẫn đến cây khó hấp thu nước và muối khoáng.- Cây được nấm cộng sinh với hệ rễ sẽ làm tăng bề mặt hấp thu nước và các chất dinh dưỡng.- Bón các dạng phân đạm khác nhau làm thay đổi pH của môi trường đất. Ví dụ, khi bón phânđạm NH4Cl, [NH4]2SO4 cây hấp thu NH4+ còn lại ở môi trường Cl- và SO sẽ kết hợp với H tạoHCl và H2SO4 dẫn đến môi trường axit. Nếu bón NaNO3 thì cây hấp thụ NO còn lại Na+ sẽkết hợp với OH- tạo môi trường bazơCâu 19: [2 điểm] Trao đổi nướca] Trong sự trao đổi nước ở cây xanh, sự thoát hơi nước diễn ra chủ yếu ở khí khổng. Nên cơchế đóng mở khí khổng vào ban ngày của cây xanh và ý nghĩa của sự đóng mở này tronghoạt động sống của cây.b] Các cây sống ở vùng đất ngập mặn ven biển hấp thu nước bằng cách nào?Đáp án- Về cơ chế:+ Khí khổng mở do quang mở chủ động: Ban ngày [khi có ánh sáng]; ánh sáng tácđộng vào lục lạp, hình thành các chất hữu cơ tích lũy trong không bào  tạo áp suất thẩmthấu, hấp thụ nước, làm mở khí khổng [0,25 điểm]+ Khí khổng đóng do thủy chủ động: Một phần hay toàn bộ tùy thuộc vào mức độ thiếunước.* Sự thiếu nước có thể do: Đất thiếu nước, vận chuyển nước trong mạch gỗ không kịphoặc thoát hơi nước quá mạnh.* Sự thiếu nước còn do axit absisic hình thành ở rễ và ở lá kéo K + ra khỏi tế bào khíkhổng , gây mất nước làm khí khổng khép lại.+ Khí khổng khép còn do ánh sáng quá mạnh vào ban trưa, gió, độ ẩm...+ Riêng ở thực vật CAM, ban ngày lỗi khí đóng- Về ý nghĩa: Đóng khí khổng là phản ứng tư vệ tránh tổn thương khi thiếu nước, mởkhi khổng tạo sức hút kéo nhựa nguyên [dòng nước và chất khoáng đi lên]b] Các cây ven biển hấp thụ nước bằng tập trung các ion khoáng và các chất tan kháctạo áp suất thẩm thấu cao ở dịch tế bào lông hút+ Ngoài ra các cây này có thể hấp thu thêm nước ngọt vào ban đêm qua hệ rễ khí sinhCâu 20 [2 điểm] Dinh dưỡng khoáng và nitơa] Tại sao cây xanh khi thiếu một trong các nguyên tố nitơ [N], magiê [Mg]; sắt [Fe] lá câylại bị vàng.b] Cho 1 ví dụ minh họa ánh sáng liên quan trực tiếp với quá trình trao đổi nitơ của cây xanh.c] Vì sao tồn tại hai nhóm vi khuẩn cố định Nitơ: nhóm tự do và nhóm cộng sinh.Đáp ána] N, Mg là thành phần của clorophin, Fe hoạt hóa enzim tổng hợp clorophin do đó khi thiếumột trong các nguyên tố trên lá cây không tổng hợp đủ clorophin nên lá cây sẽ bị vàng.[0,5 điểm]b] Trong quá trình trao đổi N có quá trình khử NO-3 với 2 bước  NO-3 [1] NO-2 [ 2] NH3+ Bước [1] cần lực khử là NADH, bước 2 cần lực khử là Fred H 2 , mà Fred H2 thì hình thànhtrong pha sáng của quang hợp.+ Phản ứng của bước [2]:NO-2 + 6 Feredoxin khử + 8H+ + 6e  NH+4 + 2H2O [0,25 đ]c] Có 4 điều kiện để cố định Nitơ khí quyển: Lực khử, ATP, enzin nitrôgenaza và enzim nàyhoạt động trong điều kiện yếm khí[0,5 điểm]+ Vì vậy, nếu nhóm vi khuẩn nào có đủ 4 điều kiện trên thì thuộc nhóm tự do, còn nếu khôngđủ 4 điều kiện trên thì phải sống cộng sinh để lấy những điều kiện còn thiếu từ cây chủCâu 21 [2 điểm]: Một thực vật ẩm sinh đem trồng trên đất có nồng độ muối cao. Mặc dù đãđược tưới nước cây này vẫn bị héo. Hỏi:• Đó là hiện tượng gì?• Trong đất còn nước không? Nếu đất còn nước đó được gọi là gì, cách tính như thế nào?• Người ta đã xác định được 3 giá trị về thế nước ở đất, rễ, lá của cây trên là -2atm, -5atm, -8 atm [không theo thứ tự]. Hãy xếp các thế nước này vào các vị trí tương ứngthích hợp?• Cho các biện pháp sau đây: Phủ một lớp sáp lên bề mặt lá, tăng độ ẩm không khí, đưacây vào bóng râm, tưới nước cho đất. Hãy chọn một biện pháp thích hợp nhất để câynày khỏi bị héo.Đáp án:a. Đó là hiện tượng hạn sinh lí.b. Nước trong đất vẫn còn gọi là hệ số héo.Cách tính: Lấy đất về đem cân xác định khối lượng [a gam]. Đem lượng đất đó đi sấy khôtuyệt đối và cân khối lượng [b gam]. Hiệu số [a-b] gam là hệ số héo.c. Cây ẩm sinh khi sống ở nơi có nồng độ muối cao sẽ chết. Vì vậy:Đất có thế nước là - 8 atm.Rễ có thế nước là – 5 atm.Lá có thế nước là – 2 atm.Nước từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp. Trong trường hợp này rễ bị mất nước.d. Biện pháp thích hợp nhất là tưới nước cho cây, làm tăng thế nước của đất để rễ hút đượcnước.Câu 22 [2 điểm]:a. Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat?b. Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượngNH3 đầu độc?đáp án:a. Vì trong 2 dạng nitơ cây hấp thụ từ môi trường bên ngoài[ NH4+, NO3- ].Trong đó dạng NO3- là dạng oxi hoá nhưng trong cơ thể thực vật, nitơ chỉ tồn tại ở dạng khử,do đó nitrat cần được khử thành amôniac để tiếp tục được đồng hoá thành axitamin, amit vàprôtêin.Quá trình này theo sơ đồ:NO3NO2NH4.Mo và Fe hoạt hoá các enzim tham gia quá trình phản ứng trên.b. Hình thành amit : đó là con đưòng kiên kết phân tử NH3 và axit aminđicacbôxilic:axitamin đicacbôxilic + NH3amit.VD: axitglutamic + NH3glutamin.- Đó là cách giải độc NH3 tốt nhất [chất này tích luỹ lại gây độc cho tế bào].Câu 23. [ 2điểm ]Mặc dù diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng lượngnước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt lá nhiều lần. Tại saovậy?Đáp án- Cơ sở vật lý của quá trình bốc hơi nước đã chứng minh rằng:- các phân tử nước bốchơi và thoát vào không khí ở mép chậu nước dễ dàng hơn nhiều so với các phân tử nước bốchơi từ giữa chậu nước. Như vậy vận tốc thoát hơi nước không chỉ phụ thuộc vào diện tíchthoát hơi mà phụ thuộc chặt chẽ vào chu vi của các diện tích đó.-Kết quả là hàng trăm khí khổng trên một milimet vuông lá sẽ có tổng chu vi lớn hơn rấtnhiều so với chu vi lá và đó là lý do tại sao lượng nước thoát qua khí khổng là chính và vớivận tốc lớn.Câu 24 [ 2 điểm ]1. Khi quan sát các ruộng cây bị thiếu các nguyên tố khoáng người ta nhận thấy có hai nguyêntố mà khi cây thiếu 1 trong 2 nguyên tố đều có biểu hiện: lá vàng, quá trình vàng lá bắt đầu từđỉnh lá, sau đó héo và rụng, ra hoa giảm. Đó là hai nguyên tố nào? Nêu cách kiểm tra sự thiếuhụt hai nguyên tố đó?2.Trong quá trình sống của thực vật, hãy giải thích hiện tượng:Tại sao sau một thời gian dàimưa nhiều người ta thấy các lá già ở cây đỗ lại chuyển thành màu vàng.Đáp án1- 2 nguyên tố : Nitơ và S- Cách kiểm tra: Dùng phân bón: ure[ chứa N] hoặc sunphat amon[ chứa N và S]+ Nếu chỉ thiếu hụt S -> thì ruộng bón sunphat amon sẽ xanh trở lại.+ Nếu chỉ thiếu N thì cả 2 ruộng sẽ xanh trở lại2. - Sau một thời gian dài mưa nhiều người ta thấy các lá già ở cây đậu tương chuyển thànhmàu vàng, đây là triệu chứng thiếu nitrogen [sự hóa vàng của lá già] vì:+ Ở rễ cây đậu tương có vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh tạo nốt sần, có khả năng cốđịnh N2. Vi khuẩn này sinh trưởng, phát triển trong điều kiện hiếu khí. Mưa nhiều làm cạnkiệt oxi trong đất làm cho cây không hình thành được nốt sần dẫn đến không chuyển được N 2thành NH4+ nên cây thiếu N  lá vàng.+ Mặt khác, trời mưa nhiều làm rửa trôi NO3- trong đất.Câu 25. [2,0 điểm]Đồ thị dưới đây biểu diễn biến đổi thế nước của lá theo thời gian. Điều nào dưới đây làđúng và phù hợp với hoàn cảnh này? Những biến đổi gì sẽ xảy ra trong tế bào lỗ khí trongthời gian nghiên cứu?Thế nước0268Thời gian[ngày]A. Nồng độ ABA giảm và sự cản của lỗ khí tăng vào giữa ngay 2, 6 quá trình xảy rangược lại vào giữa ngày thứ 6 và 8.B. Hàm lượng ABA không đổi và sự dẫn lỗ khi giảm vào giữa ngày thứ 2 và 6 quátrình xảy ra ngược vào giữa ngày 6 và 8.C. Hàm lượng ABA tăng và sự cản của lỗ khí giảm vào giữa ngày 2 và 6 quá trìnhngược lại vào giữa ngày 6 và 8.D. Hàm lượng ABA và sự cản của lỗ khí tăng vào giữa ngày 2 và 6 quá trình ngược lạivào giữa ngày 6 và 8.E. Hàm lượng ABA giảm và sự thông dẫn của lỗ khí tăng vào giữa các ngày 2 và 6 quátrình ngược lại vào các ngày 6 và 8.Đáp án đúng: E1.0+Mở: TB KK trương lên do K vận chuyển từ ngoài TBKK vào trong TB => thế nước của 0.5TB giảm => nước chuyển vào TB.=> thành ngoài cong nhiều hơn thành trong => lỗ khí mở.Đóng:0.5+K vận chuyển từ trong ra ngoài vì mất nước do hệ thống không sống của biểu bì =>Giảm thế nước => Nước từ TB ra ngoài=> lỗ khí đóng.Câu 26 [2,0 điểm]a. Tại sao sau khi trồng cây một thời gian đất trồng thường bị chua và nghèo chất dinhdưỡng?b. Làm thế nào để cải thiện môi trường sống của rễ ? Giải thích.a.- Đất chua: cây trồng thải nhiều ion H + khi hô hấp, các ion này thay thế vị trí của các ionkhoáng linh động dễ bị rửa trôi hoặc lắng xuống lớp đất sâu: [ Mg 2+, Al 3+, Fe3+...- Nghèo chất dinh dưỡng:+ Các vi sinh vật chuyển hóa nitơ hoạt động trong môi trường kiềm => khi pH giảm =>hoạt động chuyển hóa nitơ giảm.+Trong môi trường đất kiềm, có nhiều muối phốt phát và vi lượng khó tiêub.- Làm đất tơi xốp [ xới xáo, sục bùn..]: đất có cấu tạo thành viên nhỏ sẽ giữ được nhiều nướcmao dẫn cung cấp cho cây => tăng lượng oxi cần cho rễ hô hấp tạo năng lượng ATP cần thiếtcho hấp thụ khoáng.- Bón bón vôi: trung hòa đất chua.- Bón phân hữu cơ, phân vi sinh:Tăng nguồn dinh dưỡng, làm đất xốp tạo môi trường thuậnlợi cho vi sinh vật hoạt động.Câu 27. Trao đổi nước [2 điểm]1. [1điểm] Vì sao ở lá trưởng thành diện tích bề mặt lá lớn hơn diện tích toàn bộ khí khổngnhưng lượng nước thoát ra ngoài qua cutin lại ít hơn qua khí khổng?Hướng dẫn chấm:Diện tích bề mặt lá lớn hơn diện tích toàn bộ khí khổng nhưng lượng nước thoát ra ngoài quacutin lại ít hơn qua khí khổng:- Diện tích khí khổng chỉ chiếm 1% tổng diện tích bề mặt lá, nhưng số lượng khí khổng trênbề mặt lá rất lớn. Mỗi mm2 có đến hàng trăm khí khổng nên chu vi của tất cả các khí khổnglớn hơn nhiều so với chu vi lá. [0,25 điểm]- Cơ sở vật lí của quá trình thoát hơi nước đã chứng minh: Vận tốc thoát hơi nước không chỉphụ thuộc vào diện tích thoát hơi mà còn phụ thuộc chặt chẽ vào chu vi của diện tích đó [hiệuquả mép] [0, 5 điểm]=> Kết luận: Tổng chu vi khí khổng lớn hơn chu vi bề mặt lá nên tốc độ thoát hơi nước quakhí khổng nhanh và lớn hơn so với qua cutin [0,25 điểm]Câu 28. Dinh dưỡng khoáng và Nitơ [2 điểm]Đến thời kỳ cây lúa làm đòng, thay vì bón phân hóa học một số nông dân đã bón tro bếpcho lúa. Em hãy cho biết:1. Trong tro bếp chứa loại nguyên tố dinh dưỡng khoáng chủ yếu nào cần thiết cho sựsinh trưởng và phát triển của cây lúa ở giai đoạn này.2. Nêu vai trò sinh lý của nguyên tố dinh dưỡng khoáng này đối với cây trồng?3. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng này cho hiệu quả tốt nhất đối với những loại cây trồngnào? Đối với những cây đó nên bón phân này vào thời điểm nào để đạt hiệu quả cao nhất?Hướng dẫn chấm:1. Nguyên tố Kali [K] [0,25 điểm]2. Vai trò sinh lý của K đối với cây: [1,25 điểm]- Điều chỉnh các đặc tính lý hóa của keo nguyên sinh chất.- Điều chỉnh sức trương của tế bào, điều chỉnh đóng mở khí khổng.- Điều chỉnh dòng vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây.- Điều chỉnh sự vận động ngủ của một số lá cây.- Hoạt hóa nhiều enzym tham gia các quá trình trao đổi chất trong cây, đặc biệt là các enzymquang hợp, hô hấp, enzim tham gia sinh tổng hợp tinh bột, đường, xenlulose.- Tăng khả năng chống chịu của cây.3. - Nguyên tố khoáng K có hiệu quả tốt nhất đối với những cây trồng mà sản phẩm thu hoạchchứa nhiều gluxit như lúa, ngô, mía, khoai, sắn… Đối với những cây trồng này, bón K là tốicần thiết để đạt năng suất và chất lượng cao [0,25 điểm].- Bón K vào giai đoạn cây trồng hình thành cơ quan kinh tế vì K làm tăng quá trình vậnchuyển các chất hữu cơ [gluxit], tích lũy về cơ quan dự trữ -> tăng năng suất kinh tếCâu 29 [2 điểm]a. Rễ cây có những xu hướng thích nghi nào để tăng cường khả năng hút nước và muốikhoáng?b. Các phương thức của rễ nhằm tăng cường khả năng hút nước và muối khoáng?Đáp ánST Nội dungTaCác phương thức của rễ nhằm tăng cường khả năng hút nước và muối khoáng:-Rễ ăn sâu , lan rộng, phân nhánh nhiều lần và có tế bào lông hút có hình dạng đặc biệtđể tăng diện tích tiếp xúc với nước và muối khoáng.- Nhiều loài cây cộng sinh với nấm tạo thành hệ nấm rễ.b- Điểm độc đáo : Thực vật CAM thường sống ở vùng sa mạc hoặc bán sa mạc trongđiều kiện thiếu nguồn nước. Ở nhóm thực vật này, hiện tượng đóng khí khổng vào banngày có tác dụng tiết kiệm nước dẫn tới quá trình cố định CO2 chuyển vào ban đêm.- Sự khác nhau về nhu cầu nước ở các nhóm thực vật : C3 là cao, C4 bằng 1/2 C3, CAMthấp hơn C4.Câu 30 [2 điểm]a. Trình bày cơ sở khoa học của câu ca "Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc".b. Sau 1 thời gian mưa kéo dài, người trồng lạc thấy các lá già ở cây lạc đang biến thành màuvàng. Giải thích hiện tượng trên? Thang điểm:ST Nội dungTa- Lạc là cây họ đậu có khả năng đồng hóa N 2 khí trời nhờ vi khuẩn ở nốt sần nên thỏamãn về nhu cầu nitơ, nhưng để cố định đạm và tổng hợp các chất nhu cầu về photpho[lân] là rất cao → photpho là nguyên tố khoáng thiết yếu đối với cây lạc.- Canxi tuy không cần cho sinh trưởng của cây lạc, nhưng có tác dụng làm giảm độchua của đất giúp cây hấp thụ tốt nhiều loại khoáng, đặc biệt trong đó có photpho, dođó trồng lạc đặc biệt phải quan tâm đến photpho và canxi mới có thể có năng suất cao.bSau một thời gian dài mưa nhiều người ta thấy các lá già ở cây lạc biến thành màuvàng, đây là triệu chứng thiếu nitrogen [sự hóa vàng của lá già] vì:- Ở rễ cây lạc có vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh tạo nốt sần, có khả năng cố địnhN2. Vi khuẩn này sinh trưởng, phát triển trong điều kiện hiếu khí. Mưa nhiều làm cạnkiệt oxi trong đất làm cho cây không hình thành được nốt sần dẫn đến không chuyểnđược N2 thành NH4+ nên cây thiếu N  lá vàng.- Mặt khác, trời mưa nhiều làm rửa trôi NO3- trong đất.Câu 31. [2.0 điểm]1. Những động lực nào tham gia vào quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá? Động lựcnào là động lực chính? Giải thích.2. Nếu mạch ống và quản bào là những tế bào sống thì quá trình vận chuyển nước và ionkhoáng từ rễ lên lá sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?Đáp án1. Các động lực tham gia vào quá trình vận chuyển nước trễ lên lá:- Lực đẩy từ rễ [biểu hiện ở hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt].- Lực trung gian ở thân [lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám của phân tử nước lênthành mạch].- Lực hút từ lá [do sự thoát hơi nước tạo ra]Động lực chính là lực hút của lá, vì:- Lực đẩy từ rễ chỉ được vài ba mét [hiện tượng ứ giọt chỉ chủ yếu ở cây hòa thảo, cây bụi].- Lực trung gian chỉ giữ cho nước được liên tục trong mạch không bị kéo xuống bởi trọng lực.- Lực hút từ lá cho phép các cây cao đến hàng trăm mét vẫn hút được nước bình thường.2. Nếu mạch ống và quản bào là những tế bào sống thì tế bào chất của chúng sẽ cản trở sự vậnchuyển nước và ion khoáng ở thân làm cho tốc độ vận chuyển nước rất chậm, do vậy khôngcung cấp kịp thời nước lên các bộ phận phía trên của cây.Câu 32. [2.0 điểm]1. Tại sao khi thiếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng N,Mg, Fe cây đều bị vàng lá,nhưng biểu hiện khác nhau: Thiếu N,Mg cây bắt đầu vàng từ lá già, còn thiếu Fe cây lạibiểu hiện vàng từ lá non?2. Mục đích của việc xới xáo đất, làm cỏ, sục bùn trong trồng trọt là gì? Để nâng cao hiệuquả sản xuất, ngày nay người ta đã và đang áp dụng biện pháp kĩ thuật nào?Đáp án- Vì N và Mg là thành phần của clorophyl, còn Fe tham gia xúc tác phản ứng tổng hợpclorophyl. Do vậy, thiếu các nguyên tố khoáng N, Mg, Fe thì clorophyl không được hìnhthành nên lá cây có màu vàng.N và Mg là những nguyên tố linh động nên khi cây thiếu các nguyên tố này, cây có thể huyđộng chúng từ các bộ phận già bằng cách phân hủy diệp lục ở các lá già để lấy N, Mg vậnchuyển lên cung cấp cho các lá non do vậy các lá già bị vàng. Còn Fe là nguyên tố cố định,khi cây thiếu Fe thì diệp lục ở các lá non không được tạo ra, do vậy cây bị vàng lá non.- Mục đích : tạo điều kiện cho cây hô hấp hiếu khí tốt.Ngày nay để cây trồng có thể thực hiện hô hấp tối đa cho hiệu quả sản xuất nông nghiệp cao,người ta đã áp dụng các biện pháp kĩ thuật trồng cây mới là trồng cây trong dung dịch [thủycanh] và trồng cây trong không khí [khí canh].

Video liên quan

Chủ Đề