Vì sao ngủ dậy bà bầu bị tê chân

Có thể bạn chưa biết rằng nhiều bà mẹ phải trải qua cảm giác tê đầu ngón tay, ngón chân trong suốt thai kỳ.

Chúng sẽ trở nên phiền toái và làm bà bầu trở nên mệt mỏi hơn rất nhiều. Vậy bạn cần biết thêm thông tin gì về vấn đề này. Sau đây là bài viết về tê chân tay khi mang thai của bà bầu.

Nguyên nhân nhức mỏi chân tay ở bà bầu

Vì sao ngủ dậy bà bầu bị tê chân

Mẹ bầu bị tê chân trong tám cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ

Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu là một hiện tượng được nhiều bà bầu quan tâm vì nó diễn ra khá phổ biến. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu được thống kê như sau:

Do tăng cân thai kỳ

Vào tháng thứ 5 thì thai nhi lớn lên rõ ràng khiến mẹ tăng cân, các dây thần kinh, dây chằng bị nới lỏng sẽ nới lỏng để có thể chịu được áp lực và cả nhiệm vụ nâng đỡ người mẹ. Mẹ sẽ xuất hiện hiện tượng đau nhức.

Do thiếu chất

Việc thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như vitamin, magie, canxi cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu.

Do sai tư thế khi ngủ hay nằm

Sai tư thế khi nghỉ ngơi sẽ gây chèn ép dây thần kinh và khiến máu lưu thông nuôi tay chân bị ứ trệ.

Do lưu thông máu đến thai nhi bị gián đoạn

Khi mang thai, tĩnh mạch giãn, 2 cửa van khó khép lại đụng được nhau. Vậy nên máu bị ứ hay chảy ngược lại có thể khiến cho đôi chân mẹ bầu bị sưng nề, bắp chân thường xuyên bị co cứng, từ đó gây hiện tượng đau nhức chân tay ở bà bầu.

Để giảm hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu, các mẹ nên thường xuyên vận động với cường độ nhẹ nhàng nhất ở phần tay, chân; đừng quên xoa bóp cho máu lưu thông tốt; tốt nhất nên có tư thế ngồi và làm việc đúng cách; chế độ ăn uống nhiều nước, đồng thời sử dụng nhiều chất xơ để đào thải các lactate tránh gây việc đau nhức, tê mỏi.

Có thể mẹ quan tâm: Chuột rút ở chân khi mang thai

Vì sao ngủ dậy bà bầu bị tê chân

Tê tay khi mang thai

Việc bà bầu bị tê cánh tay, tê đầu ngón tay khi mang thai không chỉ đơn giản là việc mẹ bầu nằm nghiêng bị tê tay. Những câu hỏi thường gặp là có bầu bị tê ngón tay thì thế nào? Bà bầu nằm bị tê tay trái do nằm nghiêng đúng không? Bà bầu bị tê tay phải giải quyết thế nào?....

Không chỉ bà bầu mà việc tê tay chân có thể xảy ra ở bất cứ ai. Bà bầu sẽ cảm thấy sự tê tay khó chịu nhất vào những tháng cuối.

Mẹ bầu thường bị tê tay chân lúc ngủ, thậm chí là làm cho mẹ giật mình khi ngủ. Không chỉ là cảm giác kiến bò, châm chích khó chịu khi bị tê, nặng hơn, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau nhức ở ngón tay, bàn tay hay ngón chân, bàn chân, cổ chân… 

Mời mẹ tham khảo thêm: Hội chứng ống cổ tay - Ngứa, đau, tê tay trong thai kỳ

Vì sao ngủ dậy bà bầu bị tê chân

Hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu cũng có thể là do nằm sai tư thế

Nguyên nhân của việc tê tay khi mang thai là do thai đang lớn dần lên, mẹ tăng cân, mạch máu bị chèn ép, từ đó ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu đến các vị trí tay chân,  từ đó làm tay chân dễ bị nhức mỏi.

Nguyên nhân khác là do chế độ dinh dưỡng không bổ sung đủ canxi, vitamin B, magie, axit folic… khiến cơ thể bị phù nề và chứng tê tay chân thêm nghiêm trọng.

Hội chứng đường hầm cổ tay cụ thể là hiện tượng thần kinh trung ương ở vị trí cổ tay bị chèn ép nên ảnh hưởng tuần hoàn máu. Ngoài ra hội chứng nghẽn rãnh cổ tay cũng là các nguyên nhân khác, với hội chứng này sẽ gây cho bà bầu bị tê ngón tay rõ rệt.

Bị tê chân khi mang thai

Nguyên nhân của việc bị tê chân khi mang thai cũng gần giống như tê tay. Đó là do em bé đã lớn dần lên, mẹ thiếu các loại vitamin và khoáng chất, nhất là canxi, magie, B1, B2, axit folic.

Ngoài ra có thể là do mẹ bầu lười vận động. Tư thế của chân không thích hợp. Hạ đường huyết, thiếu máu. Thiếu nước. Các bệnh về bắp thịt hay các rối loạn về thần kinh. Thậm chí các bệnh như béo phì, cao mỡ máu, đái tháo đường… có thể gây ra tê tay chân.

Tê tay chân khi mang thai là một biểu hiện khá bình thường khi mang bầu. Nếu chúng diễn ra bình thường và không quá ảnh hưởng và đau nhức mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng.

Nhưng nếu như chúng đi kèm biểu hiện lơ mơ, không nhấc nở cánh tay, càng tê hơn khi đi bộ, co cơ, hoa mắt… mẹ cần tới khám ngay lập tức để tránh hệ lụy khó lường.

Điều trị tê tay chân khi mang thai

Tránh cho việc bị tê tay chân trong lúc ngủ quá nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ rồi tác động tiêu cực cho sức khỏe thì chúng ta nên có những biện pháp điều trị tê tay chân khi mang thai.

Vì sao ngủ dậy bà bầu bị tê chân

Thai giáo vận động với các bài tập yoga giúp mẹ giảm đau nhức tay chân

  • Bà bầu nên tập thể dục những bài thể dục cho bà bầu để máu lưu thông tốt hơn. Đừng quên thay đổi tư thế nếu như ngồi hay đứng quá lâu để các khớp được thư giãn.
  • Luôn ghi nhớ nguyên tắc bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, nhất là canxi, magie, B1, B2, axit folic.
  • Mẹ đừng quên việc nằm ngủ đúng tư thế. Tư thế nằm tốt nhất cho bà bầu là nằm nghiêng bên trái. Nếu lo mẹ bầu nằm nghiêng bị tê tay hay bà bầu nằm bị tê tay trái thì có thể đổi tư thế. Kê cao chân lúc ngủ, không để tay gối đầu.
  • Nên ngâm chân vào nước ấm hoặc chườm nóng lên tay chân thường bị tê. Sẽ dễ chịu hơn khi mẹ bầu pha tinh dầu lavender hay tinh dầu hoa cúc. Mẹ đừng quên việc massage trước khi đi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Mẹ bầu cần chú ý an toàn chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc tập luyện của mẹ bầu, do đó mẹ nên lựa chọn cho mình những bộ môn dành riêng phù hợp cho bà bầu. Mẹ có thể tham khảo bài viết Thai giáo vận động của POH để biết chế độ tập luyện thích hợp nhất cho mình nhé!

Vì sao ngủ dậy bà bầu bị tê chân

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

Mang thai làm thay đổi cơ thể của người phụ nữ với một mức độ đáng kể. Có rất nhiều nguyên nhân gây đến hiện tượng bà bầu tê tay. Tình trạng này sẽ cản trở khá nhiều đến hoạt động thường ngày của bạn.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi một số phụ nữ mang thai gặp phải các triệu chứng bất thường trong suốt chín tháng thai kỳ. Dù bà bầu bị tê tay có thể không phải là một trong những triệu chứng mang thai điển hình, nhưng tình trạng này tương đối phổ biến và có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. 

Huyết áp thấp có thể tác động đến khá nhiều thứ, một trong số đó là làm giảm thiểu lưu lượng máu quay trở lại từ các chi. Khi các mô không nhận được đủ lượng máu trong một khoảng thời gian dài, các dây thần kinh sẽ phản ứng lại bằng cảm giác tê và ngứa râm ran, từ đó khiến bà bầu bị tê tay.

Trong trường hợp này, bà bầu có thể siết chặt bàn tay thành nắm đấm cũng như di chuyển cánh tay để giúp giảm nhẹ hiện tượng tê.

Vì sao ngủ dậy bà bầu bị tê chân

Huyết áp thấp có thể tác động đến khá nhiều thứ, khiến bà bầu bị tê tay

Các chuyên gia đã đưa ra nhận định rằng trong số các hormone do cơ thể sản xuất khi mang thai, có một loại sẽ tạo ra nhằm nới lỏng các khớp. Hormone này có tên là relaxin, có chức năng giúp xương chậu của bà bầu mở ra sẵn sàng cho em bé đi qua trong giai đoạn chuyển dạ sinh.

Tuy nhiên, hormone relaxin không chỉ xuất hiện giới hạn ở các khớp xương chậu mà có thể tác động lên các khớp khác trong cơ thể mẹ. Do đó, phụ nữ mang thai đôi lúc sẽ cảm thấy bản thân di chuyển linh hoạt hơn so với trước. Tuy nhiên, kết quả của việc nới lỏng khớp này là các dây thần kinh có thể bị chèn ép khi xương di chuyển ra khỏi vị trí cố định.

Dây thần kinh bị chèn ép sẽ dẫn đến cảm giác ngứa ran. Phụ nữ mang thai thường nằm ngủ nghiêng thay vì việc nằm ngửa. Chính vì điều này sẽ khiến các khớp vai bị thay đổi và đè lên dây thần kinh, dẫn đến hiện tượng bà bầu tê tay.

Nếu muốn cải thiện tình trạng nêu trên, mẹ bầu nên nghỉ ngơi trên chiếc nệm mềm và thay đổi tư thế ngủ thường xuyên.

Bà bầu bị tê tay, ngứa hoặc thậm chí đau nhức cánh tay trong quá trình mang thai có khả năng là do hội chứng ống cổ tay gây ra. Hội chứng này được xem là khá phổ biến đối với nhiều mẹ bầu. Thông thường, tình trạng này xảy ra khi có sự tích tụ chất lỏng trong các mô ở cổ tay khiến cho dây thần kinh chạy xuống bàn tay và ngón tay bị chèn áp, từ đó gây nên tình trạng ngứa ran và tê tay. Thai phụ cũng có thể thấy khả năng cầm nắm đồ vật trở nên yếu hơn cũng như gặp khó khăn khi di chuyển ngón tay như bình thường.

Hội chứng ống cổ tay thường xảy ra chủ yếu trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc tam cá nguyệt thứ ba. Nếu mẹ đã từng mắc phải tình trạng này trước đây thì rất có khả năng gặp lại nó ở lần mang thai tiếp theo. Hội chứng ống cổ tay có thể tiếp tục hoặc thậm chí trở nặng hơn sau khi sinh con.

Hội chứng ống cổ tay thường ảnh hưởng nhiều đến bàn tay mà mẹ bầu sử dụng nhiều hơn, đặc biệt là ở ngón giữa và ngón trỏ. Bệnh còn khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu khi vừa thức dậy vì đôi khi bà bầu đặt tay dưới má, khum tay lại, dùng tay gối đầu trong khi ngủ nên máu huyết không được lưu thông. Ngoài ra, bạn còn dễ gặp phải hội chứng này nếu nằm trong những trường hợp sau:

  • Mang đa thai
  • Thừa cân trước khi mang thai
  • Ngực bắt đầu phát triển vượt mức trong thời gian bầu bí

    Vì sao ngủ dậy bà bầu bị tê chân

    Ngực bắt đầu phát triển vượt mức cũng là triệu chứng của hội chứng ống cổ tay

Tất cả những điều này đều tạo nên áp lực đè nặng lên vai, xương sườn và cánh tay khiến bà bầu bị tê tay. Dù gây khó chịu, nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng vì hội chứng này không quá nghiêm trọng, sẽ tự thuyên giảm sau khi bé yêu chào đời khoảng 3 tháng sau sinh, do chất lỏng bị đào thải dần ra khỏi cơ thể.

Sau đây là một số phương pháp giảm đau cho bà bầu bị tê tay khi mắc phải hội chứng ống cổ tay mà mẹ bầu có thể áp dụng những cách này nếu tay vẫn cảm thấy khó chịu.

Lưu ý về bấm huyệt nội quan có thể hỗ trợ mẹ bầu giảm tê tay. Nếu cả hai tay đều bị ảnh hưởng, mẹ hãy nhờ người thân giúp bạn bấm huyệt nhằm đạt được hiệu quả tối đa. Tìm huyệt này bằng cách sau:

  • Chụm 3 ngón tay gồm ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út lại với nhau và đặt chúng nằm ngang trên đầu cổ tay
  • Huyệt nội quan sẽ nằm ở giữa cổ tay, nơi ngón cái cảm nhận được 2 gân lớn
  • Nhấn mạnh điểm này trong 10 giây
  • Lặp lại lần nữa với tay còn lại.

Không những hỗ trợ điều trị tê tay, huyệt nội quan còn có khả năng giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn hoặc thậm chí chống say xe mà không cần dùng thuốc.

  • Luyện tập và xoa bóp linh hoạt
  • Dùng một tay nắm lấy cổ tay bị tê và xoa bóp bằng chuyển động tròn. Điều này có thể làm giảm sự tắc nghẽn và khuyến khích chất lỏng không tích tụ bên trong.
  • Nhẹ nhàng duỗi thẳng tay và cánh tay bị tê. Cố gắng không thực hiện quá sức để tránh làm tổn thương ống cổ tay của mình.
  • Nhờ người thân nhẹ nhàng xoa bóp bàn tay và cổ tay, di chuyển về phía nách, sau đó tiến dần đến vai, cổ và lưng trên.
  • Xoa bóp bấm huyệt một cách hợp lý.

Trà thảo mộc không những giúp mẹ thư giãn tinh thần mà còn giúp giảm viêm. Tuy nhiên, đừng uống nhiều hơn một tách vào buổi tối nhé. Dù có tác dụng an thần nhưng việc lạm dụng quá mức cũng sẽ khiến mẹ bầu thao thức suốt đêm.

Vì sao ngủ dậy bà bầu bị tê chân

Trà thảo mộc không những giúp mẹ thư giãn tinh thần mà còn giúp giảm viêm

Để phòng ngừa tình trạng bị tê tay khi mang thai, mẹ bầu nên cố gắng ăn theo chế độ lành mạnh nhất có thể và giữ cân nặng ở mức ổn định. Nhất định việc hạn chế muối, đường và chất béo trong thực đơn hằng ngày. Ngoài ra, hãy uống nhiều nước, ăn trái cây và rau quả mỗi ngày. Các thực phẩm giàu vitamin B6 cũng có thể thúc đẩy sức khỏe của hệ thần kinh, chẳng hạn như:

  • Tỏi
  • Hạt phỉ
  • Hạt hướng dương và hạt vừng
  • Thịt nạc (thịt lợn, thịt cừu…)
  • Rau xanh đậm (bông cải xanh, rau ngót, cải xanh…)
  • Cá chứa nhiều dầu chẳng hạn như cá thu, cá ngừ, cá hồi…

Để hạn chế tình trạng tê tay khi mang thai tháng cuối, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

Liều lượng vitamin và khoáng chất cần bổ sung như sau:

  • Canxi 800 -1000mg/ngày
  • Acid folic 400mcg/ngày
  • Vitamin A 800 mcg/ngày
  • Vitamin D10mcg/ngày
  • Vitamin B21,4 mg/ngày
  •  Vitamin C 80mg/ngày
  • Kẽm 15mg/ngày…

Ngoài ra có thể kể đến các thực phẩm như: trứng, sữa, rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt, hoa quả… là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai phụ.

Vì sao ngủ dậy bà bầu bị tê chân

Bà bầu cần bổ sung vitamin và khoáng chất trong thai kỳ mang thai

Việc tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, các bài tập kéo giãn cơ, thắt lưng, tay và chân sẽ rất tốt cho bà bầu. Mẹ có thể tham khảo thêm các bài tập yoga cho phụ nữ mang thai để giúp lưu thông khí huyết, tăng độ dẻo dai và giảm tình trạng cứng khớp.

Ngoài ra, massage lòng bàn tay, ngâm tay – chân vào nước ấm sẽ giúp triệu chứng tê tay khi mang thai tháng cuối giảm đáng kể.

Ít vận động là một trong những nguyên nhân gây tê tay cho phụ nữ mang thai. Để giảm triệu chứng nêu trên, mẹ bầu nên hạn chế việc đứng yên một chỗ, nằm ngủ một tư thế. 

Thay vào đó, mẹ bầu nên tập nằm nghiêng sang bên trái, thường xuyên thay đổi tư thế, kê chân cao trong lúc ngủ vừa giảm tê nhức, vừa giảm phù. Mẹ bầu nên lựa chọn nằm giường mềm, kê nhiều gối để có cảm giác thoải mái khi thay đổi tư thế và an toàn cho thai nhi.

Để được tư vấn dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Hồng Ngọc, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/