Vì sao thục hán thất bại

Trong Tam quốc, Thục Hán yếu nhất, vì sao sau khi Lưu Bị mất, Gia Cát Lượng không dưỡng già mà lại phải 5 lần Bắc phạt?

Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng không những không lui về an hưởng tuổi già mà còn tích cực chuẩn bị cho công cuộc Bắc phạt, rốt cuộc là vì 3 lý do này.

Vào năm 223 sau Công nguyên, Lưu Bị qua đời ở tuổi 63 tại thành Bạch Đế. Trước khi mất, ông giao Lưu A Đẩu [Lưu Thiện] khi đó chỉ mới 17 tuổi cho Gia Cát Lượng phò tá. Vào thời điểm đó, ngũ hổ tướng đều đã qua đời, ngoài Ngụy Diên ra thì cũng chỉ còn Tưởng Uyển, Phí Y, Khương Duy, trong hoàn cảnh như vậy, Gia Cát Lượng không chọn dưỡng già, mà tích cực chuẩn bị, năm lần Bắc phạt, rốt cuộc là vì sao?

Lý do thứ nhất: Địa hình của Thục Hán hiểm trở và dễ khiến người ta khinh suất!

Địa hình của Thục Hán nhiều núi cao hiểm trở, dễ thủ khó công. Nếu cứ ở trong địa thế như này thì lâu dần sẽ dễ khiến người ta trở nên buông lỏng, khinh suất, nghĩ rằng Thục Hán dễ thủ khó công nên kẻ thù căn bản là không tấn công vào được, về lâu về dài thì khí thế cũng sẽ nguội dần.

Hơn nữa, vào thời điểm đó, vì Quan Vũ sơ ý làm mất Kinh Châu, "chiếc cổng" của Thục Hán đã bị cướp mất, nếu cứ ở trong tình trạng bị bao vây một thời gian dài thì sụp đổ chỉ là vấn đề một sớm một chiều, hơn nữa, việc Bắc phạt có thể khiến cả Thục Hán đồng lòng, "một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao", rất có thể nhuệ khí này sẽ khiến Thục Hán vùng lên thống nhất thiên hạ.

Lý do 2: Trung Nguyên chinh chiến nhiều năm, nguyên khí bị tổn thương nặng nề

Phần lớn Trung Quốc khi trải qua Tam quốc loạn thế thì dân số đều giảm mạnh, kinh tế xã hội cũng bị tổn hại nghiêm trọng. Từng có một vị đại thần nước ngụy viết trong sách rằng dân số của Ngụy còn không đông bằng dân số một quận của Trung Quốc trong của thời kỳ thịnh vượng của nhà Hán. Nếu Thục Hán không muốn bị diệt vong thì chỉ có một cách là bước ra khỏi vùng đất Ba Thục, nhân lúc Trung Nguyên đang suy yếu giành lấy địa bàn, nếu đợi Tào Ngụy vực dậy lại được thì chuyện diệt Thục Hán là chuyện ván đã đóng thuyền.

Lý do ba: Lòng người dễ đổi

Sở dĩ Lưu Bị có thể đặt được nền móng trong giữa một thế Tam Quốc hỗn loạn như vậy là nhờ vào thân phận hoàng thúc muốn khôi phục lại ngọn cờ Hán thất của mình, nhưng đối với bách tính mà nói, thiên hạ là của ai không phải là điều quan trọng, điều quan trọng là họ có cái ăn cái mặc. Nếu Tào Ngụy tiêu diệt Đông Ngô, chiếm toàn bộ Trung nguyên, đối mặt với Tào Ngụy hùng mạnh như vậy, liệu ai còn có lòng dạ theo Thục Hán?

Như Quỳnh

Theo Trí Thức Trẻ

Từ khóa: Gia Cát Lượng, chinh phạt, Thục hán, an hưởng tuổi già, về lâu về dài, Ngũ hổ tướng, tam quốc

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Quý Hán [季漢; 221 — 263][2], thường gọi là Thục Hán [蜀漢][3], quốc hiệu chính thức là Hán[4], miệt xưng Thục[5][6], là một trong ba quốc gia trong thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa, thuộc vùng Tây Nam Trung Quốc [khu vực Tứ Xuyên ngày nay]. Kinh đô trên thực tế của nước Thục là Thành Đô [vùng phía bắc của nước Thục]. Có một số sử gia gộp chung nhà Thục Hán vào nhà Hán, họ coi triều đình này là giai đoạn cuối của Nhà Hán vì Hoàng đế Thục Hán Lưu Bị thuộc dòng dõi hoàng tộc. Hai nước còn lại thời Tam Quốc là Đông Ngô và Tào Ngụy.

Thục Hán/Quý Hán

Tên bản ngữ

  • 蜀漢/季漢

221–263

Tam Quốc năm 226

  Đông Ngô

  Tào Ngụy

  Thục Hán

Vị thếĐế quốcThủ đôThành ĐôNgôn ngữ thông dụngTiếng Ba ThụcTôn giáo chính

Đạo giáo, Khổng giáo, Tôn giáo dân gian Trung QuốcChính trịChính phủquân chủ chuyên chếQuân chủ 

• 221–223

Lưu Bị [lập quốc]

• 223–263

Lưu Thiện [vong quốc] Thừa tướng 

• 221–234

Gia Cát Lượng

• 253–263

Khương Duy Lịch sửThời kỳTam Quốc

• Lưu Bị xưng đế tại Thành Đô, Quý Hán kiến lập

221

• Chiến tranh Thục-Ngụy, Quý Hán diệt vong

263 Dân số 

• 

1,082,000 [263] [1] Kinh tếĐơn vị tiền tệTiền xu

Tiền thân
Kế tục
Nhà Hán
Tào Ngụy
Thục HánPhồn thể蜀漢Giản thể蜀汉Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữTiếng Quảng ChâuViệt bính
Shǔ Hàn
Suk6 Hon3

Kể từ thời nhà Đường, nhà Thục Hán được sử sách Trung Quốc coi là sự nối tiếp của nhà Hán, là triều đại chính thống trong số 3 triều đại của thời Tam quốc, do vậy Lưu Bị – vua khai quốc của Thục Hán – là hoàng đế duy nhất trong thời Tam quốc được thờ tại Đế vương miếu [các hoàng đế của Tào Ngụy, Đông Ngô không được thờ]. Thời Tống, bộ sách Tư trị thông giám của Tư Mã Quang là bộ sử đầu tiên gọi chính quyền Thục Hán là Hán, tuy nhiên Tư Mã Quang lại lấy Tào Ngụy là chính thống vì ông không khảo chứng được Lưu Bị có thuộc dòng dõi nhà Hán hay không.[7]

Khi triều đại nhà Hán suy yếu, Lưu Bị – một người thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Hán – đã tập hợp được nhiều tướng tài, cùng với sự giúp đỡ của Gia Cát Lượng, đã chiếm được Kinh Châu rồi sau đó là vùng Ba Thục và Hán Trung. Với những vùng đất này, Lưu Bị đã có vị thế khá vững chắc ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Vào năm 219, Lã Mông, một tướng kiệt xuất của Đông Ngô, đã tấn công và chiếm được Kinh Châu cho Tôn Quyền. Không những vậy, Quan Vũ, em kết nghĩa và cũng là dũng tướng của Lưu Bị, bị bắt và chém đầu. Sau khi Tào Phi truất ngôi Hán Hiến Đế năm 220, Lưu Bị đã xưng đế, đặt quốc hiệu là Hán, các sách sử thời sau gọi là Thục Hán.

Năm 222, Lưu Bị soái lĩnh hơn 4 vạn quân cùng với sự trợ giúp của người man Ngũ Khê Sa Ma Kha tấn công Đông Ngô để lấy lại Kinh Châu và trả thù cho Quan Vũ. Tuy nhiên, do sai lầm chiến thuật nghiêm trọng, doanh trại của quân Hán bị Lục Tốn đốt cháy và gần như toàn bộ số quân bị tiêu diệt tại Di Lăng. Lưu Bị thất trận, phải chạy về thành Bạch Đế và một năm sau ông mất ở đó. Kế tục ông là Lưu Thiện. Thừa tướng Gia Cát Lượng và đại tướng Lý Nghiêm được giao trọng trách phụ chính đại thần.

Thừa tướng Gia Cát Lượng, thay vì tấn công trả thù đã giảng hòa với Đông Ngô. Ông quyết định rằng Tào Ngụy mới là đối thủ chính, nên đã thực hiện nhiều đợt tấn công lên phía bắc nhưng đều không thành công. Cuối cùng, vào năm 234, Gia Cát Lượng qua đời trong đợt tấn công lần thứ 6 vào nước Ngụy. Người kế tục ông, Khương Duy cũng đã thực hiện 9 chiến dịch lên phía bắc, nhưng lần nào cũng không thành công. Những đợt tấn công liên tiếp của Gia Cát Lượng góp phần củng cố sự đoàn kết trong nội bộ triều đình, đồng thời cũng gây ra nhiều thiệt hại cho chính quyền Ngụy. Tuy nhiên, đến giai đoạn Khương Duy nắm quyền, sự chênh lệch đã lộ rõ, nhiều cuộc tấn công không những bị chặn đứng mà bản thân quân đội Thục Hán còn chịu thiệt hại nặng nề [điều mà các lần tiến công của Gia Cát Lượng không hề gặp phải]. Hơn nữa, Lưu Thiện, người nắm quyền sau khi đại tướng quân Phí Y bị thích khách nước Ngụy ám sát, không quan tâm cải thiện đất nước, mà chỉ nghe lời phiểm nịnh của hoạn quan Hoàng Hạo, ăn chơi sa đọa, khiến chính quyền nước Thục ngày càng suy yếu. Dù vậy, dân số Thục Hán sau hơn 40 năm vẫn có sự tăng trưởng so với cuối thời Đông Hán, từ khoảng 9 triệu người vào năm 221 lên 10 triệu người năm 263.[8]

Vào năm 263, Tư Mã Chiêu đã cho 3 đạo quân tấn công vào nước Thục. Cánh quân của tướng Chung Hội nhanh chóng chiếm được Hán Trung, nhưng sau đó bị quân đội dưới quyền các tướng Khương Duy, Trương Dực, Liêu Hóa, Đổng Quyết chặn đứng tại Kiếm Các. Tướng Đặng Ngải áp dụng chiến thuật bất ngờ, cho quân đội vòng qua đường núi Âm Bình. Quân đội nước Ngụy dưới quyền Đặng Ngải nhanh chóng đánh bất ngờ Miên Trúc và thẳng tiến đến Thành Đô. Hậu chủ Lưu Thiện lập tức đầu hàng. Nước Thục mất từ đó.

Sau đó, Khương Duy vẫn hi vọng khôi phục Thục Hán, bằng cách xúi giục Chung Hội nổi dậy chống lại Đặng Ngải và nước Ngụy. Tuy nhiên kế hoạch thất bại và cả ba tướng đều bị giết. Lưu Thiện được đưa đến thủ đô của nước Ngụy là Lạc Dương và được phong làm An Lạc công, sống cuộc đời còn lại một cách thanh bình.

Bộ sử đầu tiên về thời đại Tam quốc là Tam quốc chí của Trần Thọ biên soạn. Là quan nhà Tấn nên Trần Thọ lấy triều đại đã nhường ngôi cho Tấn là Tào Ngụy làm chính thống. Đến năm 1084, bộ sử Tư trị thông giám của Tư Mã Quang vẫn theo Trần Thọ lấy nhà Tào Ngụy là chính thống vì ông không khảo chứng được Lưu Bị có thuộc dòng dõi nhà Hán hay không.

Năm 1127, nhà Bắc Tống đã bị quân Kim tiêu diệt, nhà Nam Tống phải lui về phía nam sông Dương Tử. Trong bối cảnh Trung Quốc mất vùng trung tâm phía bắc vào tay quân Kim, quan điểm về tính chính thống triều đại thay đổi. Nước Thục Hán chứ không phải nước Tào Ngụy mới đáng được coi là chính thống, vì Thục Hán có huyết thống hoàng tộc và vua quan nhân nghĩa. Chu Hy [1130—1200], một trong những nhà Lý học quan trọng nhất Trung Quốc, khẳng định trong sách Tư trị thông giám cương mục rằng nhà Thục Hán mới là chính thống. Với ảnh hưởng lớn của Chu Hy, quan điểm của ông đã trở thành "kim chỉ nam" cho giới sử học Trung Quốc sau này. Trong tiểu luận "Phép đọc Tam quốc chí" của Mao Tôn Cương viết cùng Kim Thánh Thán, tác giả khẳng định quan điểm của Chu Hy[9]

Tại sao Ngụy không được coi là chính thống? Vì lấy đất mà luận thì Trung nguyên là chủ, nhưng lấy lý mà luận thì họ Lưu mới là chủ. Luận đất không bằng luận lý, cho nên sách "Thông giám" của Tư Mã Quang đã lầm ở chỗ coi Ngụy là chính thống. Sách 'Cương mục' của Tử Dương [Chu Hy] coi Thục Hán là chính thống, như thế mới chính đáng, đứng đắn.
Miếu hiệu Thụy hiệu Họ tên Niên hiệu Trị vì
Liệt Tổ [烈祖] Chiêu Liệt Hoàng Đế [昭烈皇帝] Lưu Bị Chương Vũ [221 — 223] 221 — 223
Nhân Tông [仁宗] Hiếu Hoài Hoàng Đế [孝懷皇帝] Lưu Thiện Kiến Hưng [223 — 237]
Diên Hi [238 — 257]
Cảnh Diệu [258 — 263]
Viêm Hưng [263]
223 — 263

.

Tiền kỳ

  • Lưu Bị
  • Quan Vũ
  • Trương Phi
  • Triệu Vân
  • Gia Cát Lượng
  • Trần Đáo
  • My Trúc
  • Tôn Càn
  • Giản Ung
  • Từ Thứ [theo Ngụy]
  • Y Tịch
  • Trần Chấn
  • Hạ Hầu Bác
  • Điền Dự [theo Ngụy]
  • Trần Đăng [theo Ngụy]
  • Trần Quần [theo Ngụy]
  • My Phương [theo Ngô]

Trung kỳ

  • Hoàng Trung
  • Ngụy Diên
  • Bàng Thống
  • Pháp Chính
  • Mã Siêu
  • Tưởng Uyển
  • Đổng Doãn
  • Vương Bình
  • Sa Ma Kha
  • Ngô Ý
  • Xạ Viện
  • Lưu Thiện
  • Ngô Ban
  • Bàng Hi
  • Dương Nghi
  • Quan Bình
  • Quan Hưng
  • Mã Lương
  • Mã Tắc
  • Lý Nghiêm
  • Mã Đại
  • Ân Quán
  • Mã Trung
  • Trương Dực
  • Hoắc Tuấn
  • Mạnh Đạt [theo Ngụy]
  • Lưu Ba
  • Đặng Chi
  • Lai Mẫn
  • Đỗ Quỳnh
  • Trương Ngực
  • Dương Hồng
  • Lý Khôi
  • Hoàng Quyền [theo Ngụy]
  • Lại Cung
  • Lôi Đồng
  • Ngô Lan
  • Hứa Tĩnh
  • Tập Trân
  • Trình Kỳ
  • Lã Nghệ
  • Diêu Trụ
  • Mạnh Quang
  • Trương Duệ

Hậu kỳ

  • Phí Y
  • Khương Duy
  • Đổng Hòa
  • Hạ Hầu Bá
  • Liêu Hóa
  • Trần Chi
  • Hoàng Hạo
  • La Hiến
  • Gia Cát Chiêm
  • Hà Chi
  • Lã Khải
  • Đổng Quyết
  • Phàn Kiến
  • Trương Thiệu
  • Tiều Chu
  • Diêm Vũ
  • Trần Thọ
  • Tông Dự
  • Hoắc Dặc
  • Lý Mật
  • Liễu Ẩn
  • Lưu Kham
  • Lưu Mẫn
  • Văn Lập
  • Câu Phù
  • Hà Phàn
  • Hà Song
  • Triệu Quảng
  • Trương Tuân
  • Hoàng Sùng
  • Lý Cầu
  • Gia Cát Thượng

  • Tam Quốc
  • Tam Quốc Diễn Nghĩa

  1. ^ Trâu Kỷ Vạn, Trung Quốc thông sử - Ngụy Tấn Nam Bắc triều sử [中國通史·魏晉南北朝史], năm 1992.
  2. ^ Trần Thọ, Tam quốc chí, quyển 45, Thục thư, quyển 15 - Đặng Trương Tông Dương truyện. Trong đây, Dương Hí, một đại thần triều Thục Hán, gọi chính quyền mà mình phục vụ là Quý Hán [Quý nghĩa là thứ ba] để phân biệt với 2 giai đoạn trước đó của nhà Hán là Tây Hán và Đông Hán.
  3. ^ Trần Thọ, Tam quốc chí, quyển 18, Ngụy thư, quyển 18 - Diêm Ôn truyện: Thục Hán tuyệt viễn, Lưu Bị thường dụng chi. Triếp thu, thần do dĩ vi khinh.
    Trần Thọ, Tam quốc chí, quyển 25, Ngụy thư, quyển 25 - Dương Phụ truyện: ... [Vũ Đô] quận tân Thục Hán, Phụ thỉnh y Cung Toại cố sự, an chi nhi dĩ.
    Trên là hai truyện duy nhất có chữ Thục Hán. Tuy nhiên Thục Hán ở trên là cách nói gộp Ba Thục [Tây Xuyên] và Hán Trung [Đông Xuyên]. Cách gọi này xuất phát từ thời Tây Hán trong Sử ký, quyển 97: Hạng Vương thiên sát nghĩa đế, Hán Vương văn chi, khởi Thục Hán chi binh kích Tam Tần, xuất quan nhi trách Nghĩa Đế chi xử, thu thiên hạ chi binh, lập chư hầu chi hậu.
  4. ^ Đường Canh, Tam quốc tạp sự: Cha con Lưu Bị nối nhau 40 năm, trước sau đều dùng quốc hiệu Hán, chưa từng xưng Thục, gọi là Thục chỉ là lời dân gian [tục lưu chi ngữ] mà thôi. Trần Thọ bỏ chính thống, mà dùng tục xưng, chiều theo ý riêng của Ngụy Tấn, vứt bỏ công pháp của sử gia. Dụng ý như vậy, thì lối khen chê trong sách, có thể tin sao?
  5. ^ Trần Thọ, Tam quốc chí, quyển 24, Ngụy thư, quyển 24 - Vương Vô Khâu Gia Cát Đặng Chung truyện: Văn Vương dĩ Thục đại tướng Khương Duy lũ nhiễu biên thùy, liêu Thục quốc tiểu dân bì, tư lực đơn kiệt, dục đại cử đồ Thục.
    Bản thân Trần Thọ cũng cũng đặt tên cho sách sử là Thục thư.
  6. ^ Văn bia Tào Chân gọi Gia Cát Lượng là Thục tặc.
  7. ^ Tư trị thông giám, quyển 69.
  8. ^ Trâu Kỷ Vạn, Trung Quốc thông sử: Ngụy Tấn Nam Bắc triều sử [中国通史 · 魏晋南北朝史], năm 1992.
  9. ^ Tam quốc diễn nghĩa: Vì sao đề cao Lưu Bị, hạ thấp Tào Tháo?

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thục_Hán&oldid=68463034”

Video liên quan

Chủ Đề