Vỏ đậu xanh có tốt không

Đậu xanh hay còn gọi là đỗ xanh. Đây là loại cây thuộc họ đậu có kích thước hạt rất nhỏ. Loại đậu này mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Hãy cùng Youmed tìm hiểu những công dụng nổi bật của chúng nhé!

Nội dung bài viết

  • 1. Nguồn gốc của đậu xanh
  • 2. Công dụng của đậu xanh
  • 3. Cách dùng đậu xanh
  • 4. Lưu ý khi dùng đậu xanh

1. Nguồn gốc của đậu xanh

Đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á , phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, là cây trồng khá quen thuộc ở Châu Á và rất phổ biến ở nước ta. Cây đậu xanh có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn khá và có thể thích nghi với các vùng có điều kiện khắc nghiệt.

Hạt đậu xanh

Hạt và vỏ đậu xanh có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hoà ngũ tạng. Đây là loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, với hàm lượng dinh dưỡng cao.

2. Công dụng của đậu xanh

2.1. Thanh độc giải nhiệt

Đông y từ lâu đã xem đậu xanh như một phương thuốc thanh độc, làm mát cơ thể. Do đó, chỉ cần vài giây gõ từ khóa trên google là bạn đã tìm thấy vô vàn công thức món ăn bổ dưỡng, thanh mát với đậu xanh rồi.

2.2. Giảm cân

Sở dĩ đậu xanh có tác dụng giảm cân hiệu quả là nhờ vào lượng chất xơ hòa tan cao. Nó giúp cho quá trình đào thải lượng chất béo dư diễn ra thuận lợi hơn. Nhờ vào đó mà bạn sẽ không còn cảm giác thèm ăn nhiều như trước.

Có rất nhiều cách mà bạn có thể áp dụng như uống nước, ăn cháo hoặc nấu chè đậu xanh.

2.3. Chữa bệnh gút hiệu quả

Hàm lượng chất xơ có trong đậu xanh tham gia tích cực vào việc chuyển hóa protein nên giảm hình thành, tích tụ axit uric – nguyên nhân gây nên bệnh gút.

Tính kháng viêm của loại hạt này với hoạt chất flavonoid làm ức chế sự phát triển của thoái hóa khớp, giảm các triệu chứng của bệnh.

Bệnh Gút

2.4. Tốt cho phụ nữ mang thai, giúp phát triển thai nhi

Axit folic có trong đậu xanh giúp phát triển bào thai. Cụ thể, nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trái tim, não và hệ hô hấp của trẻ sơ sinh. Axit folic cũng có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

2.5. Cung cấp chất xơ cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ cao của đậu xanh tác động tích cực đến hệ tiêu hóa: thúc đẩy nhu động ruột, giảm áp lực cho ruột. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan tích cực giữa việc tăng lượng chất xơ giúp giảm vấn đề khó tiêu.

2.6. Phòng ngừa ung thư đại tràng

Các nghiên cứu gần đây cho thấy sử dụng đậu xanh có lợi cho việc ngăn ngừa polyp tiền ung thư. Nghiên cứu cũng cho thấy đậu xanh làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, giảm tái phát u xơ tuyến tiền liệt.

2.7. Chữa bí tiểu

Những người bị bí tiểu có thể áp dụng cách chữa bệnh bằng cách ăn canh đậu xanh hàng ngày. Trong trường hợp có cảm giác bỏng ở niệu đạo, bạn có thể dùng đậu xanh giã nát lấy nước uống.

3. Cách dùng đậu xanh

Dưới đây là một số cách sử dụng đậu xanh để chữa bệnh:

3.1 Giải nhiệt, cảm sốt:

  • Bột đậu xanh [cả vỏ] 50g;
  • Lá dâu non 18g;
  • Lá tía tô 12g.

Bột đậu xanh cho thêm ít gạo nấu nhừ nát. Lá dâu và tía tô thái nhỏ, bỏ vào nồi cháo, để sôi 5-10 phút. Ăn nguội để tránh ra nhiều mồ hôi.

3.2 Bổ dưỡng cơ thể, thanh nhiệt, giải độc:

Bạn có thể nấu cháo đậu xanh với sắn dây.

  • Bột sắn dây 50g [hoặc củ sắn dây 100g];
  • Đậu xanh [để nguyên vỏ] 100g;
  • Gạo tẻ 50g.

Gạo tẻ và đậu xanh vo sạch, đem ninh nhừ thành cháo. Khi chín, cho bột sắn dây đã hòa nước vào, khuấy đều, đun thêm một lát là được. Nếu dùng củ sắn dây thì cho vào cùng lần với gạo và đậu xanh.

3.3 Chữa trị bệnh gút bằng bài thuốc dân gian với đậu xanh:

Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ [không cho thêm gia vị]. Người bị bệnh ăn một bát thay cơm vào buổi sáng, và một bát vào buổi tối trước khi đi ngủ. Người bệnh nên duy trì chế độ ăn như vậy liên tục trong 30 ngày.

3.4 Chữa bí tiểu:

Ăn canh đậu xanh. Nếu thấy đau rát bỏng ở đường niệu đạo có thể dùng 500g giá đậu xanh giã nát lấy nước uống.

4. Lưu ý khi dùng đậu xanh

Tuy đậu xanh rất tốt cho sức khỏe, vẫn có một số trường hợp không nên dùng, bao gồm:

  • Những người cơ thể có tính hàn [chân tay lạnh, thiếu lực; lưng, chân đau nhức và đi ngoài phân lỏng…] khi ăn đậu xanh càng làm bệnh tình nặng thêm.
  • Người già và trẻ em không nên ăn nhiều đậu xanh vì hàm lượng dinh dưỡng còn cao gây khó tiêu. Hơn nữa đây cũng là một loại thức ăn lạnh, nếu ăn nhiều sẽ dễ tái phát bệnh.
  • Không nên ăn đậu xanh khi đói vì tính hàn của loại thực phẩm này không tốt cho dạ dày đang bị co bóp vì đói.
  • Những chị em có hệ tiêu hóa kém cũng nên hạn chế ăn đậu xanh để đề phòng trướng bụng, đau bụng ngày đèn đỏ hay bệnh phụ khoa.
  • Đặc biệt theo lưu truyền dân gian, khi uống thuốc Đông y thì không nên ăn đậu xanh bởi đậu xanh được xem là một “thủ pháp” cấp cứu trúng độc. Tức là món ăn này sẽ hóa giải toàn bộ thảo mộc có trong thuốc.

Qua bài viết trên, YouMed đã cung cấp cho bạn một số thông tin về lợi ích, công dụng và một số điều lưu ý khi sử dụng đậu xanh. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến sức khỏe, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết nhé!

Đó xanh có vỏ có tác dụng gì?

Ngoài các tác dụng tương tự như đậu xanh không vỏ, theo chuyên gia dinh dưỡng thì vỏ đậu xanh có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư, giảm nguy cơ bị mắc một số bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, giải độc, ngăn ngừa tình trạng mờ mắt.

Vỏ đậu xanh có chất gì?

Vỏ đậu xanh chứa nhiều flavonoid [vitexin và isovitexin] là các chất có tính chống oxy hóa, liên quan mật thiết đến các cơ chế kháng viêm, kháng khuẩn, kháng tế bào ung thư của đậu xanh.

Đậu xanh có tác dụng gì?

Đối với cơ thể, khi ăn đậu xanh sẽ mang lại một số lợi ích như:.
2.1. Dự phòng, ngăn ngừa một số bệnh mãn tính, ung thư, tăng cường hệ miễn dịch. ... .
2.2. Hỗ trợ giảm huyết áp, phòng ngừa bệnh tim. ... .
2.3. Đậu xanh giúp hạn chế sốc nhiệt. ... .
2.4. Hỗ trợ hệ tiêu quá, dạ dày, giảm cân. ... .
2.5. Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu, thai nhi..

Tách vỏ đó xanh như thế nào?

Đậu mua về bạn rửa sơ qua nước 2 lần để rửa cũng như loại bỏ sạn. Tiếp đó, bạn cho đậu vào tô nước và ngâm khoảng 5 phút hoặc ít hơn cho da se lại. Sau đó, bạn dùng tay chà xát đậu giữa hai bàn tay đến khi phần lớn lớp vỏ ngoài của đậu bong ra thì bạn đổ thêm tí nước vào, cho vỏ đậu nổi lên trên.

Chủ Đề