Vũ tú thành là ai

Khách không nhận hàng làm "3 tại chỗ"

Chia sẻ về chuyện thích ứng và sống chung an toàn với dịch như thế nào trong thời gian tới, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Công ty CP may 10, cho biết việc thực hiện sản xuất "3 tại chỗ" không chỉ khiến năng suất giảm, doanh thu giảm, chi phí tăng cao, mà còn khiến doanh nghiệp mất khách hàng.

Cụ thể, một số khách hàng của May 10 không chấp nhận việc hàng được làm ra bởi mô hình "3 tại chỗ", vì với họ đó là vi phạm nhân quyền của người lao động. Số còn lại vì quá cần hàng nên buộc phải chấp nhận. Thậm chí, có khách hàng còn yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tỷ lệ tiêm vaccine trên tổng số người lao động, nếu tỷ lệ tiêm cao mới tiếp tục đặt hàng. 

Đồng ý với chia sẻ này, ông Vũ Tú Thành, Phó giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, đánh giá việc duy trì sản xuất theo mô hình "3 tại chỗ" phải hết sức thận trọng. Đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu hàng vào những thị trường có tiêu chuẩn cao về lao động, như Mỹ hay EU thì càng phải chú ý hơn. 

Thực tế cho đến nay, hầu hết các doanh nghiệp tại nhiều tỉnh/thành áp dụng phương án sản xuất "3 tại chỗ" hay một cung đường hai điểm đến đều cảm thấy đuối, và mong sớm được trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh, để nắm cơ hội lấy về những đơn hàng cuối năm, mùa mua sắm lớn tại nhiều quốc gia. 

Ông Vũ Tú Thành cho rằng áp lực với Việt Nam là rất lớn, nhiều đối tác nước ngoài đều kỳ vọng sự phục hồi của trở lại của Việt Nam.

"Nhiều doanh nghiệp Mỹ cũng kiến nghị Chính phủ Mỹ tăng cường hỗ trợ cho Việt Nam, vì Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh chuỗi cung cho thị trường này", ông Thành nhấn mạnh. 

Ông nói thêm nếu Việt Nam không đảm bảo kỳ vọng của các thị trường trọng yếu như Mỹ, thì họ sẽ buộc phải chuyển hướng thị trường. "Việt Nam buộc phải tính đến tái mở cửa nền kinh tế, không phải sắp tới mà ngay từ bây giờ", ông Thành nhận định. 

Kích hoạt y tế cơ sở tại doanh nghiệp

Không chỉ đuối sức với 3 tại chỗ mà các doanh nghiệp đang khó khăn khi đối tác không chấp nhận sản phẩm sản xuất theo cách này. 

Cho đến thời điểm này, các doanh nghiệp đã xác định tâm thế sống chung an toàn với dịch. Bên cạnh chiến lược vaccine thì việc kích hoạt y tế cơ sở tại các doanh nghiệp là điều rất cần được quan tâm, để mỗi doanh nghiệp có thể trở thành một pháo đài chống dịch và đảm bảo sản xuất kinh doanh. 

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch hội da giày túi xách Việt Nam, cho rằng bản chất của doanh nghiệp là không có kiến thức chuyên môn về y tế, nên để mở lại sản xuất, kinh doanh cần đội ngũ y tế tập huấn cho doanh nghiệp để xây dựng y tế tại chỗ. Khi doanh nghiệp có đầy đủ kiến thức, có trang bị cơ sở vật chất cơ bản, thì có thể chủ động ứng phó trong mọi trường hợp. 

Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Viết Lượng, Chính uỷ Học viện quân Y, cho rằng đại dịch Covid -19 cho thấy y tế cơ sở, y tế dự phòng, chăm sóc sức khoẻ chủ động là hết sức quan trọng. Đầu tư cho y tế xí nghiệp, y tế cơ sở rẻ hơn đầu tư cho y tế chuyên sâu. Nếu không làm tốt thì chúng ta tiếp tục quá tải không chỉ trong dịch bệnh.

"Doanh nghiệp cần chủ động nói ra mong muốn của mình. Tôi nghĩ các đơn vị y tế sẽ sẵn sàng hỗ trợ, đưa ra các quy trình chuẩn, cài đặt những hệ thống bảo đảm an toàn", PGS.TS Nguyễn Viết Lượng đánh giá. 

Tất nhiên việc xây dựng, vận hành y tế cơ sở, y tế doanh nghiệp phải được sự chấp thuận của nhà nước. Về việc này, ông Thân Đức Việt chia sẻ hiện nay May 10 đã trang bị cơ sở y tế khá đầy đủ, và mong được phương án chủ động điều chị F0 tại doanh nghiệp. 

"Hiện nay chúng ta đã có F0 được chữa trị tại nhà, thì cũng nên có F0 được chữa trị tại tổ chức, doanh nghiệp", ông Việt nhấn mạnh. 

Th.Lâm

Phó Giám đốc điều hành khu vực USABC Vũ Tú Thành

Để tận dụng cơ hội vàng này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt để đón sóng chuyển dịch dòng vốn đầu tư nước ngoài đang chuyển hướng mạnh mẽ sau dịch Covid-19.

Ông Vũ Tú Thành – Phó Giám đốc điều hành khu vực Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN [USABC] đánh giá sự ra đời của Tổ công tác đặc biệt thực sự là “cú hích mới” trong nỗ lực thu hút dòng vốn FDI của Chính phủ Việt Nam. Đây cũng đồng thời là hành động cụ thể đầu tiên của Chính phủ trong việc triển khai Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Tuy nhiên đứng ở góc độ một nhà đầu tư FDI, ông Thành cho rằng không phải nhà đầu tư nào tính rời khỏi Trung Quốc đều chọn Việt Nam làm điểm đến mà họ sẽ có cái nhìn tổng quan vào thị trường ASEAN, các quốc gia lân cận Trung Quốc, phân tích điểm mạnh của từng quốc gia để từ đó đưa ra quyết định phù hợp.

Trong số này thì Ấn Độ – người láng giềng của Trung Quốc thực sự là một đối thủ đáng gờm. Ngoài ra ASEAN cũng là một điểm đến tiềm năng; trong đó Việt Nam được các nhà đầu tư FDI xem như một thành viên năng động có nhiều đóng góp quan trọng cho động lực tăng trưởng chung của cả khu vực.

Phó Giám đốc điều hành khu vực USABC cũng khẳng định không một nền kinh tế đơn lẻ nào trong ASEAN có đủ năng lực để có thể thay thế Trung Quốc trong việc thu hút chuỗi cung ứng hay chuỗi phân phối toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia. Điều này đồng nghĩa với việc các nước phải liên kết chặt chẽ lại với nhau ở tầm khu vực.

“Tôi xin lấy Trung Quốc làm ví dụ. Có thể thấy các địa phương Trung Quốc đã phối hợp nhuần nhuyễn thế nào trong hoạt động kinh doanh mới đạt được Economies of Scale [Kinh tế quy mô], tức đạt đến một quy mô đủ lớn để giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh.

Tương tự với ASEAN cũng đòi hỏi các quốc gia trong khối phải có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ với nhau mới có thể cạnh tranh được với Trung Quốc. Tuy nhiên trên thực tế giữa các quốc gia ASEAN dù có nhiều thỏa thuận song vẫn có sự cạnh tranh khốc liệt. Chúng ta luôn đi sau Trung Quốc là vì lý do đó” – ông Thành nói.

Từ góc độ ASEAN thu hẹp trở lại vào một quốc gia cụ thể như Việt Nam, ông Thành nhìn nhận nếu giữa các địa phương của Việt Nam không được kết nối một cách nhuần nhuyễn mà chính sách theo kiểu “mỗi nơi một kiểu” dẫn đến hậu quả là các nhà đầu tư quy mô lớn sẽ không nhận được sự đồng bộ trong quy trình sản xuất kinh doanh, làm tăng chi phí vận hành và đặc biệt là gây mất niềm tin nơi các nhà đầu tư.

Thu hẹp góc nhìn hơn nữa trong trong mạng lưới khu công nghiệp, nếu không có sự liên kết tạo thuận lợi cho nhà đầu tư cũng sẽ khiến họ tốn kém chi phí, làm giảm sức hút của môi trường đầu tư.

Về đối tượng mục tiêu hướng đến, Phó Giám đốc điều hành khu vực USABC khuyến nghị không nên chỉ nhắm đón “đại bàng”. Tính ra các doanh nghiệp FDI nhỏ và vừa phù hợp với Việt Nam hơn. “Việt Nam có 374 khu công nghiệp đã thành lập và 259 khu công nghiệp chưa thành lập nhưng không phải “ông lớn” nào cũng sẽ chọn Việt Nam để hạ cánh. Chúng ta chỉ đón dăm bảy doanh nghiệp lớn là thành công lắm rồi.

Vậy những khu công nghiệp còn lại làm thế nào? Cho nên không chỉ tập trung đón các “ông lớn” mà phải nhìn xa hơn. Kết nối được với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam không chỉ từ các ông lớn, mà phải do các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuỗi cung ứng của họ vào đây thì mới “vừa tầm” với doanh nghiệp Việt.

Đấy là bài toán trong vài ba năm tới. Mục tiêu của chúng ta là “dọn tổ đón đại bàng”. Việc đón vài ba tập đoàn lớn vào, như chúng ta từng đón Intel và Samsung, sẽ tạo cú hích, kéo theo doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuỗi cung ứng của họ vào Việt Nam. Có như vậy các doanh nghiệp Việt mới đủ tầm để tham gia chuỗi cung ứng đấy chứ chúng ta không thể “nhảy ngay” một lúc làm được vendor cấp 1 cho các tập đoàn lớn ấy” – ông Thành lưu ý.

Kim Phương

Về phía Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN có ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành Khu vực ASEAN làm Trưởng đoàn; bà Bùi Kim Thùy, đại diện Cấp cao tại Việt Nam, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN. Tham dự buổi làm việc có đại diện Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Thái Nguyên và Văn phòng UBND tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,
Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu tại buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác

Phát biểu chào mừng Đoàn công tác của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Tỉnh Thái Nguyên luôn đánh giá cao và quan tâm thúc đẩy hợp tác với Hoa Kỳ trên các lĩnh vực. Trong những năm trở lại đây, hợp tác giữa tỉnh Thái Nguyên với các đối tác Hoa Kỳ trên các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, trao đổi, xúc tiến về đầu tư - thương mại, văn hóa - nghệ thuật, trao đổi tình nguyện viên, các chương trình, dự án phi chính phủ đều được hai bên cùng quan tâm và triển khai thực hiện có hiệu quả. Trên cơ sở nền tảng hợp tác mà Thái Nguyên và Hoa Kỳ cùng vun đắp, xây dựng nên, Thái Nguyên chào đón và tạo điều kiện tối đa trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam cho tất cả các cá nhân, tập thể, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm và có dự định đầu tư tại tỉnh.

Nhấn mạnh những tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên, môi trường đầu tư, kinh doanh và một số kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Việt Hùng mong muốn Hội đồng Kinh doanh Hoa kỳ - ASEAN sẽ trở thành cầu nối giữa tỉnh Thái Nguyên với các doanh nghiệp, nhà đầu tư thành viên của Hội đồng; hỗ trợ tỉnh tiếp cận, kết nối, kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn của Hoa Kỳ đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội hợp tác với tỉnh, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, giáo dục - đào tạo…

Ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành Khu vực ASEAN chia sẻ và gợi mở
về mô hình kinh doanh, hợp tác và thu hút đầu tư với tỉnh Thái Nguyên

Thay mặt Đoàn công tác, ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành Khu vực ASEAN cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, đồng thời bày tỏ quan điểm tốt đẹp về môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng, cởi mở và những kết quả mà tỉnh Thái Nguyên đạt được trong thời gian qua. Bên cạnh đó, ông Vũ Tú Thành đã chia sẻ những câu chuyện về mô hình kinh doanh, nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn; những kinh nghiệm trong đào tạo nhân lực, kết nối giao thông của các địa phương. Đồng thời, cũng gợi ý cho Thái Nguyên một số phương thức để đánh giá mức độ ưu đãi mà các Hiệp định thương mại tự do đã mang lại cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; hay một số chỉ số đánh giá doanh nghiệp mà Thái Nguyên có thể áp dụng để từ đó đo được sự ưu đãi của tỉnh dành cho các doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh…

Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy,
Chủ tịch UBND tỉnh tặng đặc sản Chè Thái Nguyên 
cho Đoàn công tác

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cảm ơn những chia sẻ, gợi mở thiết thực của Đoàn công tác Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN với tỉnh Thái Nguyên, trong đó có việc đề xuất với bộ, ngành Trung ương để thành lập điểm [hoặc phòng] quản lý xuất nhập khẩu khu vực đặt tại Thái Nguyên để cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên mong muốn Hội đồng Kinh doanh Hoa kỳ - ASEAN sẽ trở thành cầu nối, hỗ trợ tích cực tỉnh trong thu hút đầu tư nước ngoài nhằm giúp Thái Nguyên tăng cường hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, mạnh mẽ và vững chắc.

Trần Nhung
thainguyen.gov.vn

Video liên quan

Chủ Đề