Xác nhận nhập học đại học 2022

Giấy báo trúng tuyển đại học 2022 là gì?

Giấy báo trúng tuyển đại học 2022 là loại giấy tờ quan trọng xác nhận thí sinh chính thức đỗ đại học, có thể được gửi ở dạng bản cứng, hoặc bản mềm. Thông thường, các trường sẽ gửi cho thí sinh một bản cứng bằng giấy và cả bản mềm qua email cho thí sinh đã trúng tuyển. Đây cũng là loại giấy tờ bắt buộc khi thí sinh cần mang theo trong quá trình nhập học. Vì vậy, thí sinh không nên quá lo lắng khi không may bị mất giấy báo trúng tuyển đại học.

Nhận giấy báo trúng tuyển đại học 2022 ở đâu?

Theo Điều 21 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT quy định về xác nhận nhập học đại học thì cơ sở đào tạo gửi giấy báo trúng tuyển cho những thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học và phương thức nhập học của thí sinh.

Thí sinh lưu ý, phải xác nhận nhập học bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống, trước khi nhập học tại cơ sở đào tạo. Nếu thí sinh đã xác nhận nhập học tại một cơ sở đào tạo thì không được tham gia xét tuyển ở nơi khác hoặc ở các đợt xét tuyển bổ sung, trừ trường hợp được cơ sở đào tạo cho phép.

Đối với những thí sinh không xác nhận nhập học trong thời hạn quy định: Nếu không có lý do chính đáng thì coi như thí sinh từ chối nhập học và cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận.

Nếu do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, cơ sở đào tạo xem xét quyết định tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.

Nếu do sai sót, nhầm lẫn của cán bộ thực hiện công tác tuyển sinh hoặc cá nhân thí sinh gây ra, cơ sở đào tạo chủ động phối hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan xem xét các minh chứng và quyết định việc tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.

Như vậy, các trường đại học sẽ gửi giấy báo trúng tuyển đại học cho thí sinh đã trúng tuyển đồng thời ghi rõ những thủ tục và thông tin cần thiết khi nhập học. Trong trường hợp nếu gần đến ngày nhập học mà chưa nhận được giấy báo trúng tuyển, thí sinh có thể in kết quả trúng tuyển sau khi tra cứu từ website của nhà trường và liên hệ với bộ phận tuyển sinh của nhà trường để được giải quyết.

Vì vậy, về câu hỏi nhận giấy báo trúng tuyển đại học 2022 ở đâu, như đã đề cập ở trên, thí sinh có thể nhận giấy báo trúng tuyển qua đường bưu điện bằng bản cứng hoặc nhận bản mềm qua email.

Xác nhận nhập học đại học 2022

Khi nào có giấy báo trúng tuyển đại học 2022?

Năm 2022, các trường đại học tuyển sinh với nhiều phương thức xét tuyển sớm, vì vậy, có những trường dã thông báo kết quả trúng tuyển tới thí sinh trước khi thời gian kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra. Tuy nhiên, đây chỉ là bước trúng tuyển tạm thời, để trúng tuyển chính thức, thí sinh phải đỗ tốt nghiệp THPT đồng thời lựa chọn nguyện vọng và xác nhận nguyện vọng, lệ phí xét tuyển trên Hệ thống của Bộ GDĐT.

Theo Bộ GDĐT, thời gian thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1 là trước 17h ngày 17/9/2022, thời gian xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống của Bộ là trước 17h ngày 30/9/2022.

Như vậy, dự kiến sau ngày 17/9/2022, các trường đại học sẽ gửi giấy báo trúng tuyển đại học để các thí sinh có thể đăng ký nhập học trước mốc thời gian mà Bộ GDĐT đã quy định.

Xác nhận nhập học đại học 2022

Đi kèm với giấy báo trúng tuyển đại học 2022, sẽ có những giấy tờ cần thiết thí sinh phải mang theo khi thí sinh nhập học gồm:

- Sơ yếu lý lịch.

- Học bạ THPT (bản sao có công chứng và bản gốc để đối chiếu).

- Chứng minh nhân nhân hoặc căn cước công dân, giấy tạm trú tạm vắng, sổ đoàn (bản sao có công chứng).

- Giấy khai sinh (bản sao).

- Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (hoặc tương đương) đối với những thí sinh tốt nghiệp năm 2022 bằng tốt nghiệp THPT (bản chính và bản sao có công chứng) đối với những thí sinh tốt nghiệp từ những năm trước.

- Ảnh thẻ kích thức 3×4 hoặc 4×6.

- Bản sao công chứng các giấy tờ pháp lý để xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).

- Giấy chứng nhận đăng ký Nghĩa vụ quân sự và giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban chỉ huy quân sự cấp (nếu có, đối với nam).

Ngoài ra, thí sinh nên chuẩn bị thêm học phí, các khoản thu đầu năm để nộp cho nhà trường.

Xác nhận nhập học đại học 2022

Thí sinh nhập học tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: LINH NGA

Theo Bộ GD-ĐT, trong 620.477 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ trên hệ thống chung, số trúng tuyển chính thức sau đợt 1 năm 2022 là 567.018 (trong đó 3.580 trúng tuyển cao đẳng sư phạm), đạt tỉ lệ 91,4% so với số thí sinh đăng ký xét tuyển. 

Kết thúc tuyển sinh đợt 1 (tính đến 17h ngày 30-9), có 463.440 thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống, đạt tỉ lệ 81,7% so với số thí sinh trúng tuyển. Như vậy, có đến 103.578 thí sinh đã trúng tuyển nhưng không xác nhận nhập học trên hệ thống.

Chưa đến trường nhập học

Theo ông Bùi Hoài Thắng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), đã có khoảng 97% thí sinh trúng tuyển năm 2022 hoàn thành thủ tục nhập học tại trường. "Hiện nay vẫn còn không ít thí sinh đã xác nhận nhập học trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT nhưng chưa đến trường nhập học. 

Đáng chú ý còn có một số thí sinh đã đóng tiền học phí cho trường rồi nhưng cũng chưa đến làm thủ tục nhập học. Chúng tôi đang liên lạc với từng thí sinh để tìm hiểu về những trường hợp này vì sao chưa nhập học", ông Thắng cho hay.

Tương tự, ông Nguyễn Tấn Trần Minh Khang - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cũng cho biết đã có khoảng 98,4% thí sinh hoàn thành thủ tục nhập học tại trường. Trong đó, có một thí sinh đã đóng tiền học phí cho trường rồi nhưng cũng chưa đến làm thủ tục nhập học. 

Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), tỉ lệ thí sinh trúng tuyển đợt 1 nhập học là 94% so với số nhà trường đã gọi nhập học. Hiện trường cũng đang tìm hiểu việc 6% thí sinh không đến nhập học. Trong khi Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có số nhập học thực tế so với số xác nhập nhập học trên hệ thống là 98%, tức là có hơn 100 thí sinh chưa nhập học.

Số lượng lớn

Ông Trần Nam - trưởng phòng truyền thông và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho rằng tỉ lệ gần 20% không nhập học là số lượng lớn.

Rất có thể có nhiều thí sinh trúng tuyển đại học nhưng quyết định học bậc cao đẳng vốn có thời gian học ngắn hơn, tiếp cận việc làm sớm hơn, học phí vừa phải. Một số chọn đi du học vì hiện nay việc đi du học không còn gặp những trở ngại về dịch bệnh, các quốc gia cũng áp dụng rất nhiều chính sách thu hút du học sinh trở lại. 

Cũng có nhiều trường hợp trúng tuyển nhưng quyết định đi làm vì điều kiện gia đình gặp nhiều khó khăn. "Trong số các nguyên nhân trên, nếu thí sinh quyết định chuyển qua học cao đẳng thì đây là tín hiệu đáng mừng vì nguồn lao động kỹ thuật có tay nghề chuyên sâu đang thiếu nhiều ở nước ta. Tuy nhiên, cần thêm dữ liệu tuyển sinh từ các trường cao đẳng thì mới có thể khẳng định được giả thiết này", ông Nam nói.

Cùng nhận định trên, ông Phạm Thái Sơn - giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM - cho rằng: "Có thể thí sinh đậu các trường cao đẳng công lập có uy tín rồi hoặc chọn hướng đi khác. Hiện các trường đại học có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam cũng thu hút người học trong nước. 

Số thí sinh lựa chọn đi du học cũng khá nhiều vì hai năm qua các em không đi du học được do dịch COVID-19, bây giờ có cơ hội thì đi. Còn lý do nữa là các bạn quá nghèo nên không có tiền để đóng học phí, số này ít thôi".

Xác nhận nhập học đại học 2022

Nguồn: Bộ GD-ĐT - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Đậu nguyện vọng dự phòng

Lý giải về việc thí sinh đậu nhưng không nhập học, ông Đỗ Văn Dũng - nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho rằng lý do đầu tiên là nhiều em đăng ký nhưng không để ý đến học phí và khi biết mình trúng tuyển và mức học phí quá cao thì cha mẹ không lo được do sau mùa dịch nhiều gia đình kinh tế khá khó khăn. 

Lý do thứ hai là quy trình đăng ký, xét tuyển, xác nhận nhập học kéo dài và rườm rà nên các em đã chọn hướng đi khác (du học, học cao đẳng...). "Lý do thứ ba, theo dự đoán của tôi, là đa số các em bỏ, không xác nhận nhập học rơi vào diện trúng tuyển nhưng ở các nguyện vọng dự phòng nên các em không hứng thú đi học", ông Dũng nói.

Trong khi ông Trần Vũ - trưởng phòng thông tin truyền thông Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) - nhìn nhận do một số thí sinh trúng tuyển vào nguyện vọng mình không mong muốn nên không nhập học. 

"Thực tế vẫn có nhiều thí sinh khá chủ quan trong việc đăng ký nguyện vọng, nhiều trường hợp dù trúng tuyển nguyện vọng đặt ưu tiên hơn nhưng đó cũng không phải thực sự là nơi em muốn học và chờ xét tuyển đợt 2. Khi các em không trúng tuyển nguyện vọng 1 thì tâm lý sẽ chọn nơi khác học. Ngoài chờ xét tuyển đợt 2 thì các em đã chọn bậc cao đẳng để học khi xác định mình rớt. Bên cạnh đó, còn có thí sinh trúng tuyển không biết phải xác nhận nhập học trên hệ thống" - ông Vũ cho hay.

Có thể thí sinh có lựa chọn khác

Ông Nguyễn Tấn Trần Minh Khang cho rằng có thể thí sinh có lựa chọn khác như du học, học các chương trình liên kết nước ngoài, các chương trình không thuộc diện quản lý trên hệ thống Bộ GD-ĐT (hiện nay có rất nhiều ở các trường).

Bên cạnh đó, học sinh mấy năm gần đây không còn cố vào đại học bằng mọi giá và cũng dần ý thức việc lựa chọn học tại các hệ đào tạo khác bởi vì câu chuyện cử nhân thất nghiệp mà báo chí đã nêu. Các em dần thực tế hơn, không quan trọng bằng cấp nữa mà chọn hệ đào tạo vừa sức mình và quan tâm đến việc làm sau tốt nghiệp.

Hiện nay đào tạo nghề kỹ thuật cao tại chỗ ở các khu công nghiệp trong cả nước cũng đang phát triển do các tập đoàn lớn trực tiếp đào tạo, thu nhập sau khi tốt nghiệp học nghề kỹ thuật cao cũng không thua kém học đại học.