Xét nghiệm p25 là gì ung thư cổ tử cung năm 2024

Ung thư cổ tử cung thường là ung thư biểu mô tế bào vảy; ung thư biểu mô tuyến ít phổ biến hơn. Nguyên nhân của hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung là do nhiễm vi rút u nhú ở người [HPV]. Quá trình tân sinh ở cổ tử cung thường không có triệu chứng; triệu chứng đầu tiên của ung thư cổ tử cung thường là ra máu âm đạo không đều, thường sau quan hệ tình dục. Chẩn đoán bằng xét nghiệm Papanicolaou cổ tử cung và sinh thiết. Việc phân giai đoạn theo lâm sàng, kết hợp với kết quả chẩn đoán hình ảnh và giải phẫu bệnh khi có sẵn. Điều trị thường bao gồm phẫu thuật cắt bỏ đối với bệnh ở giai đoạn đầu hoặc liệu pháp hóa trị đối với bệnh ở giai đoạn tiến triển cục bộ. Nếu ung thư đã di căn rộng, hóa trị thường được sử dụng đơn lẻ hoặc đôi khi sau đó là xạ trị vùng chậu.

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư cổ tử cung bao gồm

  • Tạo u tân sinh trong biểu mô cổ tử cung
  • Tăng khả năng phơi nhiễm với các bệnh lây truyền qua đường tình dục [ví dụ, khi còn nhỏ khi có hoạt động tình dục lần đầu hoặc khi sinh con đầu lòng, có nhiều bạn tình, bạn tình có nguy cơ cao]
  • Tiền sử ung thư hoặc tân sinh trong biểu mô vảy âm hộ hoặc âm đạo
  • Tạo u tân sinh hoặc ung thư trong biểu mô hậu môn
  • Sử dụng thuốc tránh thai uống
  • Hút thuốc lá
  • Suy giảm miễn dịch
  • 3. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al: Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin 71 [3]:209–249, 2021. doi: 10.3322/caac.21660
  • 5. Joste NE, Ronnett BM, Hunt WC, et al: Human papillomavirus genotype-specific prevalence across the continuum of cervical neoplasia and cancer. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev 24 [1]: 230–240, 2015. doi: 10.1158/1055-9965.EPI-14-0775
  • 6. Walboomers JMM, Jacobs MV, Manos MM, et al: Human papillomavirus is a necessary cause of invasive cervical cancer worldwide. J Pathol 189 [1]:12–19, 1999. doi: 10.1002/[SICI]1096-9896[199909]189:13.0.CO;2-F

Tạo u tân sinh trong biểu mô cổ tử cung [CIN] được phân loại là

  • 1: Chứng loạn sản cổ tử cung nhẹ
  • 2: Dị sản trung bình
  • 3: Chứng loạn sản nặng và ung thư tại chỗ

CIN3 khó có thể thoái lui một cách tự nhiên; nếu không được điều trị, sau nhiều tháng hoặc nhiều năm, bệnh có thể xuyên qua màng đáy, trở thành ung thư biểu mô xâm lấn.

Khoảng 80 đến 85% các trường hợp ung thư cổ tử cung là ung thư biểu mô tế bào vảy; phần lớn còn lại là ung thư biểu mô tuyến. Sarcomas và các khối u nội tiết tế bào nhỏ rất hiếm gặp.

Ung thư cổ tử cung xâm lấn thường lan rộng bằng cách lan rộng trực tiếp vào các mô xung quanh hoặc thông qua mạch bạch huyết đến các hạch lympho vùng chậu và cạnh động mạch chủ. Sự lan truyền bằng đường máu là có thể nhưng hiếm.

Nếu ung thư cổ tử cung lan đến các hạch bạch huyết vùng chậu hay cạnh động mạch chủ, tiên lượng thường xấu, và vị trí và kích thước của trường chiếu xạ bị ảnh hưởng.

  • 1. Bhatla N, Aoki D, Sharma DN, et al: Cancer of the cervix uteri: 2021 update. Int J Gynaecol Obstet 155 Suppl 1:28-44, 2021. doi: 10.1002/ijgo.13865

Các triệu chứng và dấu hiệu của ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm thường không có triệu chứng. Khi các triệu chứng xảy ra, các triệu chứng đó thường bao gồm chảy máu âm đạo bất thường, thường xảy ra sau khi giao hợp, nhưng có thể xảy ra tự phát giữa các kỳ kinh nguyệt. Các trường hợp ung thư nặng hơn có nhiều khả năng bị chảy máu tự nhiên và có thể gây ra tình trạng khí hư âm đạo hôi thối hoặc đau vùng chậu. Ung thư khi lan rộng hơn nữa có thể gây ra tắc nghẽn hệ tiết niệu, đau lưng, và sưng chân do tắc tĩnh mạch hoặc bạch huyết.

  • Xét nghiệm Papanicolaou [Pap] [tế bào học cổ tử cung]
  • Sinh thiết

Ung thư cổ tử cung có thể được phát hiện khi khám phụ khoa thông thường, định kỳ. Cần đánh giá thêm đối với bệnh nhân có

  • Một tổn thương cổ tử cung có thể nhìn thấy
  • Chảy máu âm đạo bất thường

Ung thư cổ tử cung thường được chẩn đoán khi xét nghiệm tế bào cổ tử cung và/hoặc HPV phát hiện bất thường. Các phát hiện thường là vi thể, nhưng trong một số trường hợp có tổn thương cổ tử cung. Một khối u lớn có thể lồi ra ngoài và hoại tử, nhưng tổn thương cũng có thể nhỏ hơn và ít điển hình hơn. Sinh thiết cần phải được thực hiện đối với bất kỳ tổn thương cổ tử cung nào có nghi ngờ ác tính.

Sinh thiết hình nón [đồng hóa] được yêu cầu nếu chẩn đoán không chắc chắn và nghi ngờ ung thư xâm lấn hoặc CIN cấp cao; một mô hình nón được loại bỏ bằng quy trình cắt bỏ điện vòng [LEEP], laser hoặc dao mổ [dao lạnh].

Giai đoạn ung thư cổ tử cung đã trải qua một đợt sửa đổi lớn vào năm 2018. Hệ thống phân giai đoạn của Liên đoàn Sản phụ khoa Quốc tế trước đây [Federation Internationale de Gynecologie et d'Obstetrique, hay FIGO] năm 2009 chỉ cho phép khám lâm sàng, sinh thiết cổ tử cung và một số xét nghiệm bổ sung để xác định giai đoạn. Hệ thống phân giai đoạn FIGO 2018 cho phép, khi có sẵn, chẩn đoán hình ảnh cắt ngang [ví dụ: siêu âm, CT, MRI, chụp cắt lớp phát xạ positron [PET], PET-CT, MRI-PET] và kết quả giải phẫu bệnh lý để bổ sung cho các dấu hiệu lâm sàng ở tất cả các giai đoạn. Kết quả chẩn đoán hình ảnh và bệnh lý là tùy chọn vì có thể không có ở các nước có nguồn lực thấp và trung bình, nơi mà ung thư cổ tử cung phổ biến hơn [ , , ].

Những thay đổi khác trong hệ thống phân giai đoạn năm 2018 bao gồm như sau:

  • Sự lây lan theo chiều ngang của khối u không còn được coi là một phần của giai đoạn IA1 và IA2.
  • Giai đoạn I được chia thành 3 phân nhóm theo kích thước khối u [IB1 ≤ 2 cm, IB2 > 2 đến ≤ 4 cm và IB3 > 4 cm] thay vì 2 phân nhóm [giai đoạn IB1 và IB2, chỉ sử dụng 4 cm làm giá trị ngưỡng].
  • Trạng thái hạch bạch huyết hiện là một phần của hệ thống phân giai đoạn. Các hạch vùng chậu dương tính bây giờ là giai đoạn IIIC1 và các hạch thắt lưng dương tính là giai đoạn IIIC2. Di căn vi thể trong các hạch bạch huyết được coi là dương tính; tuy nhiên, các tế bào khối u cô lập này không chuyển sang giai đoạn III, nhưng chúng nên được ghi lại. Nếu các hạch bạch huyết được phân loại là dương tính bởi các nghiên cứu hình ảnh, một “r” được thêm vào giai đoạn [ví dụ: IIIC1r, IIIC2r]; nếu chúng được phân loại là dương tính theo kết quả bệnh lý, một “p” được thêm vào [IIIC1p, IIIC2p [ , , ]].

Nếu giai đoạn cao hơn A2, chụp CT hoặc chụp MRI vùng bụng và vùng chậu thường được thực hiện để xác định chính xác hơn kích thước khối u, mức độ thương tổn ở vùng cận tử cung, tổn thương âm đạo và di căn hạch. PET với CT [PET/CT] thường được sử dụng để kiểm tra sự lan rộng ra ngoài cổ tử cung. Nếu không có PET/CT, MRI, hoặc CT, có thể dùng soi bàng quang, soi đại tràng sigma, chụp X-quang ngực và chụp hệ tiết niệu khi được chỉ định lâm sàng, có thể sử dụng để chẩn đoán giai đoạn bệnh.

Khi các xét nghiệm bằng hình ảnh cho thấy các hạch bạch huyết ở vùng chậu hoặc xung quanh động mạch chủ to lên đáng kể [\> 2 cm], phẫu thuật thăm dò, điển hình với việc mở phúc mạc, có thể được chỉ định. Mục đích duy nhất của nó là loại bỏ các hạch lympho bị to ra để điều trị xạ có thể được nhắm trúng đích chính xác hơn và hiệu quả hơn.

  • 1. Nayar R, Wilbur DC: The Pap test and Bethesda 2014. Cancer Cytopathology, 123: 271–281, 2015 doi:10.1002/cncy.21521
  • 2. Bhatla N, Berek JS, Cuello Fredes M, et al: Revised FIGO Staging for Carcinoma of the Cervix Uteri. Int J Gynaecol Obstet 145 [1]:129–135, 2019 doi: 10.1002/ijgo.12749
  • 3. Bhatla N, Berek JS, Cuello Fredes M, et al: Corrigendum to “Revised FIGO staging for carcinoma of the cervix uteri” [Int J Gynecol Obstet 145[2019] 129–135]. Int J Gynaecol Obstet 147[2]:279-280, 2019 doi: 10.1002/ijgo.12969
  • Chỉ phẫu thuật cho bệnh vi xâm lấn
  • Điều trị bằng phẫu thuật hoặc xạ trị điều trị khỏi nếu không lan đến các mô lân cận xung quanh hoặc xa hơn
  • Điều trị xạ và hóa chất [hóa trị] nếu có lan đến các mô lân cận xung quanh hoặc xa hơn
  • Điều trị hoá chất khi có di căn và tái phát

Điều trị ung thư cổ tử cung có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Nếu được chỉ định cắt bỏ tử cung triệt căn nhưng bệnh nhân không phải là đối tượng lý tưởng cho việc đó, thì xạ trị sẽ được sử dụng và có kết quả điều trị ung thư tương tự.

Điều trị giai đoạn IA1 bao gồm

  • khoét chóp hoặc cắt bỏ tử cung đơn giản

Ung thư cổ tử cung vi xâm lấn, được định nghĩa là giai đoạn FIGO IA1 không có xâm lấn khoang mạch bạch huyết [LVSI], có nguy cơ di căn hạch < 1% và có thể được điều trị bảo tồn với khoét chóp cổ tử cung bằng thủ thuật khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện [LEEP], laser hoặc dao lạnh. Khoét chóp cổ tử cung được chỉ định cho những bệnh nhân quan tâm đến việc bảo tồn khả năng sinh sản [nếu có thể, lấy mẫu không phân mảnh có bờ viền 3 mm]. Dao lạnh bảo tồn các bờ để đánh giá bệnh lý nhưng không phải lúc nào cũng có thể được sử dụng.

Cắt bỏ tử cung đơn giản nên được thực hiện nếu bệnh nhân không quan tâm đến khả năng sinh đẻ hoặc nếu phần mép cắt vẫn còn dương tính với tế bào ung thư sau khi khoét chóp. Nếu bờ viền dương tính, nên xem xét lập bản đồ hạch gác [SLN], và nếu bệnh nhân quan tâm đến việc bảo tồn khả năng sinh sản, thì khoét chóp lại là một lựa chọn thay thế.

Đối với đánh dấu SLN, thuốc nhuộm xanh technetium-99 [99Tc], hoặc xanh indocyanin [ICG] được tiêm trực tiếp vào cổ tử cung, thường ở vị trí 3 và 9 giờ. Trong quá trình phẫu thuật, SLN được xác định bằng nhìn hình ảnh trực tiếp của thuốc nhuộm xanh, bằng máy ảnh để phát hiện huỳnh quang của ICG, hoặc bằng một đầu dò gamma để phát hiện 99Tc. SLN thường nằm ở giữa các mạch chậu ngoài, phần phía bụng của mạch hạ vị, hoặc ở phần trên của hố bịt.

Việc kiểm tra tất cả các SLNs được thực hiện để phát hiện những di căn nhỏ nhất và các tế bào u cô lập [u khối lượng nhỏ]. Bất kỳ hạch hoàn toàn nghi ngờ nào đều phải được lấy bỏ khỏi nơi đánh đấu. Nếu không có sự đánh đấu ở một nửa vùng chậu, thì cũng chỉ cần vét hạch bên có đánh dấu. Trong hệ thống phân loại FIGO 2018, chỉ các di căn đại thể và di căn vi thể mới được xem xét khi phân loại các trường hợp là IIIC; các tế bào khối u riêng lẻ không thay đổi giai đoạn, chúng được coi là pN0.

Tỷ lệ phát hiện để lập bản đồ SLN là tốt nhất cho các khối u < 2 cm.

Đối với giai đoạn IA1 với LVSI hoặc giai đoạn IA2, các phương pháp điều trị được khuyến nghị bao gồm

  • Cắt bỏ tử cung triệt để có điều chỉnh và cắt bỏ hạch vùng chậu [có hoặc không có lập bản đồ SLN]
  • Xạ trị bên ngoài vùng chậu với liệu pháp xạ trị áp sát

Tiêu chuẩn được sử dụng để xác định xem liệu chiếu xạ vùng chậu kết hợp với hóa trị đồng thời nên được thực hiện sau khi cắt bỏ cổ tử cung triệt để bao gồm những nội dung sau [xem bảng ]:

  • Có xâm lấn vùng mạch bạch huyết
  • Độ sâu của sự xâm lấn
  • Kích cỡ khối u

Đối với các giai đoạn IB1, IB2 và IIA1, khuyến nghị tiêu chuẩn là

  • Mổ mở cắt bỏ tử cung rộng, triệt để bằng phẫu thuật vét hạch bạch huyết vùng chậu ở cả hai bên [có hoặc không có sự sắp đặt SLN]

Khi bệnh nhân không được coi là ứng cử viên lý tưởng cho phẫu thuật vì các bệnh đi kèm, một phương án hợp lệ khác là xạ trị ngoài vùng chậu và xạ trị áp sát có hoặc không đồng thời với hóa trị liệu dựa trên platinum.

Một phương pháp điều trị khác là cắt tử cung rộng, triệt để và vét hạch chậu hai bên, [có hoặc không cắt bỏ hạch cạnh động mạch chủ], đôi khi kèm với xạ trị bổ trợ [xem bảng ].

Liệu pháp tiêu chuẩn cho các giai đoạn IB3, IIA2, IIB, III và IVA là

  • Xạ trị bên ngoài vùng chậu với liệu pháp xạ trị áp sát và đồng thời hóa trị liệu dựa trên platinum

Khi ung thư được giới hạn ở cổ tử cung và/hoặc các hạch bạch huyết vùng chậu, khuyến cáo chuẩn là

  • Xạ trị tia ngoài, tiếp theo là trị liệu bằng tia xạ đặt [cấy truyền phóng xạ tại chỗ, thường sử dụng vào cổ tử cung

Xạ trị có thể gây ra các biến chứng cấp tính [ví dụ, viêm bỏng trực tràng và viêm bàng quang] và thỉnh thoảng có các biến chứng muộn [như hẹp âm đạo, tắc ruột, dò trực tràng âm đạo và dò bàng quang âm đạo].

Hóa trị [cisplatin hoặc carboplatin] thường được điều trị cùng với xạ trị, thường là để làm cho khối u trở nên nhạy cảm với xạ.

Mặc dù ung thư giai đoạn IVA thường được điều trị ban đầu bằng xạ trị, có thể xem xét việc mở rộng vùng chậu ra ngoài [cắt bỏ tất cả các cơ quan vùng chậu]. Nếu sau khi điều trị bằng xạ trị, ung thư vẫn còn giới hạn ở trung tâm vùng chậu, thủ thuật cắt bỏ tất cả các tạng trong vùng chậu được chỉ định và có thể chữa được tới 40% bệnh nhân. Quá trình này có thể bao gồm đưa đầu niệu quản ra ngoài thành bụng, đóng trực tràng hoặc nối đoạn cuối trực tràng với phần đại tràng lành ở trên, hoặc đóng lại toàn bộ sàn chậu và tái tạo lại phần âm đạo bằng cơ khép mông hoặc đưa trực tràng ra ngoài thành bụng làm hậu môn nhân tạo.

Tổ chức di căn ở bên ngoài vùng xạ dường như đáp ứng với hoá chất tốt hơn so với những tổ chức ung thư đã bị chiếu xạ trước đó hoặc di căn trong khung chậu.

Các bác sĩ lâm sàng nên xem xét xét nghiệm kiểm tra khả năng sửa chữa không bắt cặp [MMR] và tính không ổn định của vi tinh thể [MSI], biểu hiện PD-L1 [phối tử tế bào chết theo chương trình 1] và/hoặc dung hợp gen NTRK nếu bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung tái phát, tiến triển hoặc di căn. Kết quả có thể giúp dự đoán đáp ứng với các liệu pháp miễn dịch như thuốc ức chế PD-L1.

Có rất ít phương pháp điều trị bước hai hiệu quả dành cho phụ nữ bị ung thư cổ tử cung tái phát hoặc di căn.

Phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản là một phương án ở một số bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu [IA1 với LVSI, IA2, IB1, một số trường hợp IB2] và muốn bảo tồn khả năng sinh sản.

Phẫu thuật điều trị ung thư cổ tử cung không bao gồm cắt bỏ buồng trứng trừ khi buồng trứng có biểu hiện bất thường. Ở những bệnh nhân trẻ được phẫu thuật, việc bảo tồn buồng trứng là đặc biệt quan trọng để tránh mãn kinh sớm. Trước khi xạ trị vùng chậu, buồng trứng có thể được di chuyển ra ngoài trường bức xạ [cố định buồng trứng] để tránh tiếp xúc với chất độc. Bệnh nhân nên được tư vấn về lợi ích của việc bảo tồn chức năng buồng trứng so với nguy cơ di căn buồng trứng có khả năng xảy ra. Trong một nghiên cứu trên 3471 bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn từ Ib đến IIb được điều trị bằng phẫu thuật cắt tử cung triệt căn, ung thư đã di căn đến buồng trứng ở 1,5% số bệnh nhân [ ]. Di căn buồng trứng phổ biến hơn ở những bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến [5,31%] so với những người bị ung thư biểu mô tế bào vảy [0,79%].

Các phương án phẫu thuật để bảo tồn tử cung bao gồm

  • Cắt bỏ cổ tử cung triệt căn kèm theo đánh giá nốt
  • Khoét chóp cổ tử cung

Cắt bỏ cổ tử cung triệt căn là cắt bỏ cổ tử cung, các tổ chức sát cạnh cổ tử cung, phần trên 2 cm của âm đạo và các hạch bạch huyết vùng chậu. Tử cung được bảo tồn và được gắn lại với phần trên âm đạo, bảo toàn khả năng sinh sản. Các ứng viên cho thủ thuật này là bệnh nhân với những điều kiện sau đây:

  • Các phân nhóm nhỏ mô học như ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến hoặc ung thư biểu mô tuyến vảy [không phải nội tiết thần kinh hoặc ung thư biểu mô tế bào nhỏ hoặc sarcoma]
  • Giai đoạn IA1/độ mô học [Grade 2 hoặc 3 với sự xâm lấn vùng mạch]
  • Giai đoạn IA2
  • Giai đoạn IB1

Sự xâm lấn phần trên của cổ tử cung và phần thấp của tử cung nên được loại trừ bằng MRI trước khi phẫu thuật. Tỉ lệ tái phát và tử vong tương tự như sau phẩu thuật cắt bỏ tử cung rộng, triệt để. Nếu bệnh nhân đang thực hiện phương pháp này có thai, thì phải được mổ lấy thai. Sau khi cắt cụt cổ tử cung triệt để, tỷ lệ có thai dao động từ 50 đến 70%, và tỷ lệ tái phát khoảng 5 đến 10%.

  • 1. National Comprehensive Cancer Network [NCCN]: NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology: Cervical Cancer. Phiên bản 1.2023. Ngày 26 tháng 10 năm 2021 Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
  • 2. Sedlis A, Bundy BN, Rotman MZ, et al: A randomized trial of pelvic radiation therapy versus no further therapy in selected patients with stage IB carcinoma of the cervix after radical hysterectomy and pelvic lymphadenectomy: A Gynecologic Oncology Group Study. Gynecol Oncol 73 [2]:177–183, 1999. doi: 10.1006/gyno.1999.5387
  • 3. Rotman M, Sedlis A, Piedmonte MR, et al: A phase III randomized trial of postoperative pelvic irradiation in stage IB cervical carcinoma with poor prognostic features: Follow-up of a Gynecologic Oncology Group Study. Int J Radiat Oncol Biol Phys 65 [1]:169–176, 2006 doi: 10.1016/j.ijrobp.2005.10.019
  • 4. Peters WA, Liu PY, Barrett RJ, et al: Concurrent chemotherapy and pelvic radiation therapy compared with pelvic radiation therapy alone as adjuvant therapy after radical surgery in high-risk early-stage cancer of the cervix. J Clin Oncol 18 [8]:1606–1613, 2000. doi: 10.1200/JCO.2000.18.8.1606
  • 5. Monk BJ, Wang J, Im S, et al: Rethinking the use of radiation and chemotherapy after radical hysterectomy: a clinical-pathologic analysis of a Gynecologic Oncology Group/Southwest Oncology Group/Radiation Therapy Oncology Group trial. Gynecol Oncol 96 [3]:721–728, 2005. doi: 10.1016/j.ygyno.2004.11.007
  • 6. Querleu D, Morrow CP: Classification of radical hysterectomy. Lancet Oncol 9 [3]:297–303, 2008. doi: 10.1016/S1470-2045[08]70074-3
  • 7. Ramirez PT, Frumovitz M, Pareja R, et al: Minimally invasive versus abdominal radical hysterectomy for cervical cancer. N Engl J Med 379 [20]: 1895–1904, 2018. doi: 10.1056/NEJMoa1806395
  • 8. Cibula D, Dostalek L, Hillemanns P, et al: Completion of radical hysterectomy does not improve survival of patients with cervical cancer and intraoperatively detected lymph node involvement: ABRAX international retrospective cohort study. Eur J Cancer 143:88–100, 2021 doi: 10.1016/j.ejca.2020.10.037
  • 9. Marnitz S, Tsunoda AT, Martus P, et al: Surgical versus clinical staging prior to primary chemoradiation in patients with cervical cancer FIGO stages IIB–IVA: Oncologic results of a prospective randomized international multicenter [Uterus-11] intergroup study. Int J Gynecol Cancer 30:1855–1861, 2020. doi:10.1136/ijgc-2020-001973
  • 10. Ruengkhachorn I, Leelaphatanadit C, Therasakvichya S, et al: Oncologic outcomes of stage IVB or persistent or recurrent cervical carcinoma patients treated with chemotherapy at Siriraj Hospital: Thailand's largest tertiary referral center. Int J Gynecol Cancer 26[6]:1154-1161, 2016 doi:10.1097/IGC.0000000000000712
  • 11. Tewari KS, Sill MW, Long HJ III: Improved survival with bevacizumab in advanced cervical cancer. N Engl J Med 370 [8]:734-743, 2014. doi: 10.1056/NEJMoa1309748
  • 12. Viveros-Carreño D, Vieira-Serna S, Grillo-Ardila CF, et al: Definitive pelvic radiotherapy for patients with newly diagnosed stage IVB cervical cancer: a systematic review. Int J Gynecol Cancer 33[7]:1057-1062, 2023 Xuất bản ngày 3 tháng 7 năm 2023. doi:10.1136/ijgc-2023-004465
  • 13. Colombo N, Dubot C, Lorusso D, et al: Pembrolizumab for persistent, recurrent, or metastatic cervical cancer. N Engl J Med 385 [20]:1856–1867, 2021. doi: 10.1056/NEJMoa2112435
  • 14. Coleman RL, Lorusso D, Gennigens C, et al: Efficacy and safety of tisotumab vedotin in previously treated recurrent or metastatic cervical cancer [innovaTV 204/GOG-3023/ENGOT-cx6]: a multicentre, open-label, single-arm, phase 2 study. Lancet Oncol 22[5]:609-619, 2021 doi:10.1016/S1470-2045[21]00056-5
  • 16. Salvo G, Ramirez PT, Leitao M, et al: Open vs minimally invasive radical trachelectomy in early-stage cervical cancer: International Radical Trachelectomy Assessment Study. Am J Obstet Gynecol 226 [1]:97.e1-97.e16, 2022 doi: 10.1016/j.ajog.2021.08.029
  • 17. Schmeler KM, Pareja R, Aldo Lopez Blanco AL, et al: ConCerv: A prospective trial of conservative surgery for low-risk early-stage cervical cancer. Int J Gynecol Cancer 31 [10]:1317–1325, 2021 doi: 10.1136/ijgc-2021-002921
  • 18. Plante M, Kwon JS, Ferguson et al: An international randomized phase III trial comparing radical hysterectomy and pelvic node dissection [RH] vs simple hysterectomy and pelvic node dissection [SH] in patients with low-risk early-stage cervical cancer [LRESCC]: A Gynecologic Cancer Intergroup study led by the Canadian Cancer Trials Group [CCTG CX.5-SHAPE]. [abstract taken from J Clin Oncol 41[suppl 17; abstract LBA5511], 2023 doi: 10.1200/JCO.2023.41.17_suppl.LBA5511
  • 19. Plante M, van Trommel NE, Schaafsma M, et al: 2022-RA-678-ESGO CONTESSA/NEOCON-F trial: Assessing the effectiveness and safety of neoadjuvant chemotherapy followed by fertility-sparing surgery in FIGO 2018 stage IB2 cervical cancer. International Journal of Gynecologic Cancer 32:A20, 2022 //dx.doi.org/10.1136/ijgc-2022-ESGO.45

Các loại mô học phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung [ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến] thường chỉ di căn đến các vị trí xa khi ung thư tiến triển tại chỗ hoặc tái phát. Tỷ lệ sống sót 5 năm như sau:

  • Giai đoạn I: 80 đến 90%
  • Giai đoạn II: từ 60 đến 75%
  • Giai đoạn III: 30 đến 40%
  • Giai đoạn IV: 0 đến 15%

Gần 80% số lần tái phát xuất hiện trong vòng 2 năm.

Các yếu tố tiên lượng xấu bao gồm

  • Xâm lấn hạch bạch huyết
  • Kích thước và thể tích khối u
  • Độ sâu xâm nhập mô đệm cổ tử cung
  • Xâm nhập mô lân cận xung quanh
  • Sự xâm nhập vùng mạch máu
  • Tế bào ung thư không phải biểu mô vảy
  • Xem xét ung thư cổ tử cung nếu phụ nữ có kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung bất thường [xét nghiệm HPV hoặc Pap], tổn thương cổ tử cung có thể nhìn thấy hoặc chảy máu âm đạo bất thường, đặc biệt là sau quan hệ tình dục.
  • Soi cổ tử cung và/hoặc sinh thiết để đánh giá thêm và xác định chẩn đoán.
  • Giai đoạn ung thư cổ tử cung về mặt lâm sàng, sử dụng sinh thiết, khám vùng chậu, và chẩn đoán hình ảnh sẵn có, bao gồm cả chụp X-quang ngực; cũng sử dụng siêu âm, PET/CT, MRI hoặc CT và bệnh học theo phẫu thuật, nếu có.
  • Cách điều trị là phẫu thuật cắt bỏ ung thư giai đoạn sớm xạ trị cùng với hóa trị liệu cho ung thư tiến triển tại chỗ và hóa trị liệu cho ung thư di căn xa và tái phát.
  • Khuyến nghị tiêm phòng HPV cho trẻ em trước khi quan hệ tình dục lần đầu.

Tài nguyên bằng tiếng Anh sau đây có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu này.

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung gồm những gì?

Sàng lọc ung thư cổ tử cung bao gồm xét nghiệm Pap [ThinPrep Pap hoặc Pap smear, tùy theo chỉ định của bác sĩ], và đối với một số phụ nữ, xét nghiệm HPV. Cả hai xét nghiệm đều sử dụng các tế bào lấy từ cổ tử cung. Quá trình sàng lọc rất đơn giản và nhanh chóng.

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung cần kiêng những gì?

– Không sử dụng tăm bông, kem thoa âm đạo, thụt rửa trong 2-3 ngày trước khi bắt đầu sàng lọc ung thư cổ tử cung. – Tránh quan hệ tình dục tối thiểu 2 ngày trước khi thăm khám. – Trường hợp đang đặt thuốc hoặc trong quá trình điều trị viêm nhiễm phụ khoa, bạn hãy thông báo với bác sĩ trước buổi xét nghiệm.

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung bao lâu 1 lần?

1. Nên tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu một lần? Nên tầm soát ung thư cổ tử cung 3 năm/lần [đối với xét nghiệm Pap] và 5 năm/lần [đối với xét nghiệm HPV]. Phụ nữ trong độ tuổi 21 đến 29 không được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm HPV nếu không có bất thường qua thăm khám, xét nghiệm khác.

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền?

Khi làm xét nghiệm Pap, thông thường, các bạn sẽ phải đóng các loại phí sau: phí dịch vụ khám bệnh [khoảng 300.000đ], phí xét nghiệm tế bào cổ tử cung Pap smear [180.000 đồng], phí soi cổ tử cung [khoảng 250.000 đồng], phí làm sinh thiết [khoảng 1,2 triệu đồng].

Chủ Đề