Xét nghiệm pcr lao là gì

Bệnh lao không còn quá xa lạ đối với chúng ta, căn bệnh này được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm thông qua đường hô hấp. Trong đó, tác nhân chính gây bệnh là một loại vi khuẩn có tên gọi quốc tế là Mycobacterium tuberculosis. Sau khi tấn công vào cơ thể người bệnh, chúng sẽ đi vào các cơ quan, hủy hoại các tế bào cần thiết.

Trên thực tế, bệnh lao có khá nhiều dạng khác nhau, tuy nhiên, đa số mọi người chỉ biết tới lao phổi. Bởi vì tỷ lệ người mắc bệnh này chiếm phần đông. Ngoài ra, khi tìm hiểu về lao, chúng ta không thể bỏ qua tình trạng lao bạch huyết, lao hệ tuần hoàn hoặc lao màng não. Các dạng bệnh hiếm gặp hơn, số người mắc bệnh thấp.

Giống như nhiều căn bệnh khác, lao thường phát triển qua hai giai đoạn chính, đó là thời gian ủ bệnh và phát bệnh. Trong thời gian ủ bệnh, vi khuẩn mới tấn công vào cơ thể, chúng chưa gây ra những triệu chứng rõ rệt. Chính vì thế, bệnh nhân khó có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

Bước sang giai đoạn hai, triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện rõ rệt. Nguyên nhân là do vi khuẩn lao đã khiến cho hệ miễn dịch suy yếu. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, mọi người nên chủ động đi xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao ngay nhé!

2. Khi nào bạn nên đi xét nghiệm chẩn đoán lao 

Không thể phủ nhận rằng bệnh lao gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh, đe dọa trực tiếp tới tính mạng nếu họ không điều trị, kiểm soát tốt.

Vậy làm thế nào để phát hiện bệnh kịp thời, khi nào chúng ta nên đi xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao? Mọi người hãy tham khảo một số dấu hiệu, triệu chứng điển hình sau đây và đi kiểm tra sớm nhé!

Như đã phân tích ở trên, lao là căn bệnh truyền nhiễm hô hấp khá nghiêm trọng. Nếu bạn đã từng tiếp xúc, chăm sóc cho người mắc bệnh, hãy đi xét nghiệm, kiểm tra càng sớm càng tốt. Đây là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lao tương đối cao.

Ngoài ra, vi khuẩn gây bệnh lao có thể dễ dàng tấn công vào cơ thể của người có hệ miễn dịch kém. Chính vì thế, bệnh nhân mắc HIV, bệnh viêm gan B, viêm gan C cần cẩn trọng. Nếu chẳng may tiếp xúc với người bệnh lao, họ có thể lây cực kỳ nhanh chóng.

Người đã từng dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh lao cũng nên đi xét nghiệm, kiểm tra nhanh chóng. Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis có khả năng truyền bệnh thông qua con đường này cực nhanh.

Nếu đang thuộc nhóm đối tượng kể trên, mọi người không nên chủ quan mà hãy theo dõi sức khỏe bản thân, chủ động đi xét nghiệm kiểm tra ngay từ sớm.

3. Một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao thường dùng

Một vấn đề được rất nhiều bạn quan tâm đó là phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao nào thường được áp dụng? Với sự phát triển của y học, rất nhiều phương pháp hiện đại ra đời nhằm phát hiện kịp thời bệnh lao phổi.

3.1. Phương pháp xét nghiệm PPD

Phương pháp PPD hay còn được gọi là phương pháp xét nghiệm phản ứng lao tố. Đối với hình thức xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm protein của vi khuẩn gây bệnh lao vào vùng cánh tay và đo kích thước vùng da bị sưng do tiêm.

Đối với bệnh nhân có vết sưng nhỏ hơn 5mm, không có dấu hiệu đỏ hoặc cứng, họ được coi là có kết quả âm tính với vi khuẩn lao. Ngược lại, những người sở hữu vết sưng cứng, đỏ và kích thước lớn có nguy cơ mắc bệnh tương đối cao. Dựa vào kích thước, đặc điểm vết sưng, các bác sĩ sẽ đánh giá, tiên lượng nguy nhiễm lao của từng người.

Khi áp dụng phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao kể trên, mọi người cố gắng giữ vệ sinh cho vùng da được tiêm, không băng kín hoặc gãi vào vết tiêm này nhé!

3.2. Phương pháp xét nghiệm PCR

Đây là phương pháp khuếch đại nhanh bản sao các đoạn DNA nhưng không cần tạo dòng. Xét nghiệm PCR được đánh giá khá cao trong việc phát hiện bệnh lao trong cơ thể mỗi người.

Khi áp dụng phương pháp kể trên, các bác sĩ có thể lấy bệnh phẩm, ví dụ như: dịch phổi, máu hoặc dịch đờm của người nghi nhiễm bệnh. Quy trình thực hiện tương đối phức tạp, các loại máy móc, thiết bị đòi hỏi hiện đại. Song, hình thức xét nghiệm PCR khá hiệu quả, bác sĩ có thể phát hiện được sự tồn tại của vi sinh vật mà kết quả xét nghiệm lâm sàng còn chưa chỉ ra được. 

Với những ưu điểm kể trên, phương pháp PCR xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao được áp dụng rộng rãi.

Ngoài 2 phương pháp trên, xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao phổi còn có chụp X-quang phổi, xét nghiệm nhuộm soi, ELISA, sinh học phân tử: PCR lao, MTBC/NTM Real Time PCR, MTB TRC Ready, TM [Nontuberculous Mycobacteria] định danh LPA, nuôi cấy, giải phẫu bệnh [sinh thiết] và một số xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán khác,…

Xem tiếp: Vai trò của xét nghiệm XPERT trong chẩn đoán bệnh lao

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

  • 12:00 03/05/2022
  • Xếp hạng 4.9/5 với 20472 phiếu bầu

Vi khuẩn lao có thể được phát hiện thông qua nhiều phương pháp khác nhau, trong đó PCR là một phương pháp tiên tiến hỗ trợ chẩn đoán bệnh lao, cho kết quả chính xác cao với điều kiện mẫu bệnh phẩm được lấy và bảo quản đúng cách, đúng quy trình.

Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn có tên gọi Mycobacterium tuberculosis gây nên, chúng dễ gặp nhất tại các vùng nội tạng như phổi, tuy nhiên vẫn có thể sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh trung ương [như bệnh lao vùng màng não], hệ bạch huyết, hệ niệu đạo sinh dục, hệ tuần hoàn [lao kê] hay hệ xương khớp.

Vi khuẩn lao có sức đề kháng mạnh nhất là chỗ thiếu ánh sáng và được làm khô. Trong phân gia súc, đờm, chỗ tối thì vi khuẩn có thể sống hàng tháng. Ánh sáng mặt trời có khả năng làm mất độc lực vi khuẩn sau 8 giờ.

Chính vì vậy, bệnh dễ dàng lây truyền bằng các con đường tiêu hoá, hô hấp hay đường sinh dục hoặc từ mẹ sang con qua núm nhau... Theo khuyến cáo, trẻ nên sơ sinh nên được tiêm phòng lao trong tháng đầu tiên sau khi sinh. Nếu trẻ đã bỏ lỡ một trong những lần tiêm chủng theo lịch trình tiêu chuẩn, phụ huynh cần tham khảo ý bác sĩ về lịch tiêm phòng bệnh lao muộn.


Phương pháp xét nghiệm PCR là phương pháp khuếch đại nhanh nhiều bản sao các đoạn DNA mà không qua tạo dòn

Phương pháp xét nghiệm PCR là phương pháp khuếch đại nhanh nhiều bản sao các đoạn DNA mà không qua tạo dòng. Phương pháp PCR được thực hiện hoàn toàn trong các eppendoff và trong thời gian ngắn ta có thể thu nhận rất nhiều bản sao DNA. Kỹ thuật PCR có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: chẩn đoán, xét nghiệm các tác nhân vi sinh vật gây bệnh, xác định giới tính của phôi, giải mã di truyền, tạo giống mới với các đột biến định hướng, nghiên cứu sự tiến hoá của sinh vật ở mức độ phân tử, và một trong đó PCR có thể xét nghiệm phát hiện vi khuản lao, một trong những loại vi khuẩn kháng kháng sinh cực mạnh..

Vi khuẩn bệnh lao được xác định có thể sống trong bầu không khí tới 6 tiếng, vậy nên cứ có 1 người ho khạc do mắc lao phổi chưa được tiến hành điều trị sẽ thải ra không khí một lượng vi khuẩn lao có thể truyền bệnh cho 10 đến 15 người xung quanh. Đặc biệt là những nơi tập trung dân cư, có thể kể từ 4-5 người trở lên như lớp học, gia đình hay văn phòng làm việc... Tuy nhiên, người bệnh đã được tiến hành điều trị, khả năng truyền bệnh hay lây lan vi khuẩn bệnh lao sẽ giảm xuống. Do đó, phát hiện bệnh, kịp thời điều trị đối với người bệnh lao là vô cùng quan trọng.

Trước đây, để tìm ra vi khuẩn bệnh lao, người ta dùng kỹ thuật vi trùng học để nhuộm tiêu bản bệnh phẩm rồi soi dưới kính hiển vi, hoặc dùng kỹ thuật test TB nội bì để gián tiếp xác định sự có mặt của vi khuẩn chủng lao trong cơ thể. Các kỹ thuật này vẫn được dùng hiện nay để tầm soát bệnh nhân lao trong cộng đồng và vẫn đóng vai trò chủ lực. Phát hiện vi khuẩn bệnh lao bằng nhiều cách thức, phương pháp như: X-Quang, xét nghiệm dịch đờm, nuôi cấy hay phản ứng hoá học Mantoux, hoặc nội soi tiểu phế quản... Thế nhưng, cách thông thường này vẫn còn nhiều hạn chế: mất thời gian chẩn đoán, kết quả chính xác còn chưa cao, đôi khi không thể phát hiện vi khuẩn trong điều kiện nồng độ kém...

Cho đến nay, kỹ thuật làm khuếch đại nhanh nhiều bản sao chuỗi acid nucleic, với tên gọi tiếng Anh: Polymerase Chain Reaction [gọi tắt PCR] chính là một bước tiến vượt bậc trong phản ứng sinh học dạng phân tử, nó được ứng dụng nhiều trong việc chẩn đoán sinh học, y học và có thể ứng dụng để giải quyết cùng lúc 2 vấn đề trên.

Với tác động ngày càng tăng của bệnh lao và sự xuất hiện của các chủng lao kháng thuốc, phương pháp chẩn đoán nhanh bệnh lao phổi có một ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Ở các nước phát triển, tác động cao hơn của bệnh lao không chỉ liên quan đến bệnh AIDS và tình trạng vô gia cư mà còn liên quan đến độ tuổi của dân số. Mặc dù phổi là cơ quan chịu ảnh hưởng trực tiếp, các dạng bệnh do bị nhiễm phải hay các bệnh ngoài phổi là thường xuyên, được phát hiện đến khoảng 77% ở các bệnh nhân bị nhiễm HIV và 24% ở các bệnh nhân không nhiễm HIV.

Sự có mặt của vi khuẩn chủng lao trong máu đã được biết đến hơn 50 năm; tuy nhiên, người ta chỉ mới nhận thấy sự xảy ra thường xuyên cho đến khi có đại dịch AIDS. Ở thập kỷ trước, nuôi cấy trên môi trường máu đã trở thành công cụ có ích cho việc phát hiện những vi khuẩn lao ở các bệnh nhân bị nhiễm HIV, đặc biệt ở những bệnh nhân có hàm lượng tế bào CD4 thấp. Mặc dù những kinh nghiệm từ những bệnh nhân AIDS, thông tin về lợi ích chẩn đoán của nuôi cấy trong môi trường máu ở những bệnh nhân không bị nhiễm HIV còn giới hạn và vẫn không được khuyến khích.

PCR là một kỹ thuật sử dụng rộng rãi giúp chẩn đoán nhiều bệnh nhiễm khuẩn, bao gồm bệnh lao. Trong nghiên cứu này, người ta áp dụng kỹ thuật PCR để phát hiện DNA của M. tuberculosis ở những mẫu máu của bệnh nhân với một phổ rộng bệnh nhân nhiễm lao, gồm cả bệnh nhân không bị nhiễm HIV cũng như bị nhiễm HIV.

Phản ứng chuỗi sử dụng enzyme polymerase hay còn gọi là PCR là một phản ứng tổng hợp sợi DNA đơn dựa vào một sợi DNA đơn khác làm khuôn và một đoạn oligonucleotide làm mồi. Sợi DNA đơn được tổng hợp nên có trình tự bổ trợ với sợi khuôn.

Các oligonucleotide dùng làm mồi cho enzyme DNA polymerase và sợi biến tính của phân đoạn DNA lớn được dùng làm sợi khuôn. Kết quả là tổng hợp các sợi DNA mới bổ trợ cho các sợi khuôn bố mẹ. Những sợi mới này có đầu 5’ [chính là đầu 5’của mồi oligonucleotide], trong khi đó đầu 3’ thì chưa xác định được độ dài.

Quá trình tổng hợp định hướng theo oligonucleotide của các sợi DNA con có thể được nhắc lại nếu sợi kép mới được biến tính [bằng nhiệt] và mồi bổ sung được phép gắn vào sợi khuôn [nhờ hạ xuống nhiệt độ thích hợp]. Các bước này bao gồm: biến tính, gắn mồi và kéo dài mồi tạo ra một chu kỳ trong phương pháp khuếch đại PCR.

Sau mỗi chu kỳ sợi DNA mới tổng hợp có thể làm khuôn trong chu kỳ tiếp theo. Một sợi trong sợi mới được tổng hợp từ chu kỳ 2 trở đi có đầu 5’ và 3’ được xác định tại vị trí gắn mồi oligonucleotide. Sau n chu kỳ, sự khuếch đại các phân đoạn tuân theo quy luật sau:

[1]. Chỉ có 1x bản sợi khuôn ban đầu [sợi kép 2 –dna-], PCR không bao giờ tái tạo được sợi dài như sợi khuôn, trừ trường hợp hai mồi nằm ở tận cùng hai đầu sợi khuôn.

[2]. Có n sợi đơn mỗi loại [-dna và dna-] với độ dài không xác định, trong đó n là số chu kỳ. Những phân đoạn có độ dài không xác định này có một đầu được giới hạn bởi mồi PCR còn đầu kia không xác định.

[3]. Có [2n – [n+1]] bản sao sợi đơn mỗi loại [dna xuôi và ngược] có độ dài xác định giữa hai mồi PCR.

Các yếu tố quyết định sự thành công của xét nghiệm PCR lao có thể chia thành bốn nhóm chính, đó là:

  • Khuôn [độ tinh sạch và nồng độ]
  • Mồi thiết kế [tính đặc hiệu, cấu trúc và nồng độ]
  • Các thành phần khác [đệm, MgCl2, phụ gia, polymerase, dNTP]
  • Các chế độ phản ứng [nhiệt độ và thời gian].

Người mắc bệnh hệ miễn dịch suy giảm, HIV/AIDS nên đi thực hiện xét nghiệm PCR lao

Xét nghiệm PCR lao được chỉ định cho những trường hợp sau:


  • Các đối tượng có nghi ngờ nhiễm lao, đã làm một số phương pháp kiểm tra khác mà chưa phát hiện ra được.
  • Những mẫu dịch từ các bộ phận cơ thể như dịch ổ bụng, dịch khớp hay dịch từ màng tim, dịch não tủy, đờm
  • Người có triệu chứng hay dấu chứng nghi lao như đã nói đến ở trên
  • Người mắc bệnh hệ miễn dịch suy giảm, sử dụng Corticoid trong thời gian dài, hay tiền sử bị chấn thương vùng ngực, hoặc người bệnh nhiễm HIV/AIDS, nghiện rượu, mổ dạ dày cắt đoạn, đại tràng mãn tính,...
  • Cần chẩn đoán để phân biệt lao với một số bệnh lý khác như: bệnh do ký sinh trùng, viêm phổi, bệnh virus, nang hydatid, Sarcoidosis, bụi vào phổi, nhồi máu phổi, phổi xơ hoá, viêm mạch...

5.1 Ưu điểm

  • Độ nhạy và độ đặc hiệu cao, cho kết quả nhanh chỉ sau 24 – 48 giờ.
  • Có thể thực hiện với nhiều bệnh phẩm khác nhau như dịch não tủy, dịch màng phổi, dịch phế quản, đờm,...
  • Có thể phát hiện được vi khuẩn bệnh lao ngay cả ở nồng độ rất thấp khoảng 1-3 vi khuẩn/mL bệnh phẩm.

5.2 Nhược điểm

  • Đây là một kỹ thuật khá phức tạp, giá thành cao và đòi hỏi sự đầu tư trang thiết bị rất tốn kém. Bên cạnh đó, độ phản ứng của kỹ thuật này rất mạnh, quy trình nghiêm ngặt nên cần trình độ nhân sự chuyên môn cao, ít đơn vị triển khai được.
  • Kết quả cần phải đối chiếu với X-quang và lâm sàng để tư vấn chính xác nhất cho bệnh nhân.
  • Việc dùng kháng sinh hay việc bảo quản với bệnh phẩm rất quan trọng, nếu sai cách dễ gây sự ức chế PCR, phản ứng ngược và không ra kết quả bệnh.
  • Việc có xuất hiện hiện tượng đột biến gen mất đoạn nhiễm sắc thể IS6110 của ADN sẽ tạo nên kết quả giả âm tính [hiếm xảy ra].
  • Lấy mẫu bệnh phẩm sai cách có thể xảy ra trường hợp 1 người bệnh lấy 2 mẫu xét nghiệm mà cho kết quả chẩn đoán khác nhau.

Để có kết quả PCR lao chính xác thì cần đảm bảo nguyên tắc quy trình từ khâu lấy mẫu bệnh phẩm cho đến khâu vận chuyển và bảo quản.

Cách thức lấy bệnh phẩm đúng cách:

  • Trước khi lấy mẫu bệnh phẩm thực hiện xét nghiệm người bệnh cần dừng việc sử dụng kháng sinh trước 3 ngày.
  • Mẫu bệnh phẩm là đờm được lấy vào thời điểm buổi sáng, sau khi bệnh nhân đã súc miệng sạch bằng nước lọc, sau đó hít thở đều và sâu khoảng 3 lần theo cách: hít hơi thật sâu vào, giữ hơi vài giây rồi thở chậm ra. Tiếp sau đó bệnh nhân hít một hơi sâu, và ho thật mạnh cho tới khi xuất hiện đờm trong cổ họng.
  • Bệnh nhân nhẹ nhàng khạc đờm này vào trong một lọ xét nghiệm đã vô trùng.
  • Kết quả PCR lao đều có thể thực hiện trên nhiều các mẫu xét nghiệm bệnh phẩm ngoài đờm, cụ thể là các loại dịch trong cơ thể: dịch từ phế quản hay từ màng phổi, từ não tủy, từ màng tim, từ khớp... Các mẫu bệnh phẩm này cần được tiến hành lấy mẫu theo đúng kỹ thuật và quy trình.

Bảo quản mẫu bệnh phẩm đúng cách:

  • Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm sau khi lấy bảo quản được trong 24h tại nhiệt độ phòng hoặc bảo quản trong 48h tại nhiệt độ 2 đến 8 độ C, cũng có thể bảo quản không quá 1 tuần tại nhiệt độ -20 độ C.

Xét nghiệm bệnh lao bằng kỹ thuật PCR với những ưu điểm vượt bậc của nó, đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán và xét nghiệm các bệnh trên người cũng như là trên gia súc gia cầm. Việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao sớm sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tránh xảy ra tình trạng sử dụng sai thuốc sai bệnh, đó là nên tảng để tạo các chủng loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc trong cơ thể.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Video đề xuất:

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

Video liên quan

Chủ Đề