Ý nghĩa khoa học của lập dự án đầu tư

Lập dự án đầu tư là việc xây dựng và trình bầy một cách chi tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được kết quả kinh tế khi thực hiện

Mẫu lập dự án đầu tư xây dựng công trình và dự án đầu tư sản xuât kinh doanh xem ở đây

Lập dự án đầu tư là việc xây dựng và trình bầy một cách chi tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. MINH PHƯƠNG CORP tính toán lợi ích kinh tế của các dự án sử dụng các phương pháp được quốc tế chấp nhận. Ngoài cân nhắc khả năng tài chính, nó cũng thẩm định chi phí kinh tế-xã hội và lợi ích để đảm bảo rằng các dự án tài chính MINH PHƯƠNG CORP tạo thành một đóng góp cho xã hội nói chung. Phân tích này là một đầu vào cho các khuôn khổ ba trụ cột cho các dự án đánh giá, nơi mà lợi ích kinh tế là yếu tố quyết định chính của các trụ cột quan trọng đầu tiên.
Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Dự án đầu tư là việc xây dựng và trình bầy một cách chi tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.


Để Lập dự án đầu tư có tính khả thi thì khi lập dự án đầu tư lưu ý các yêu cầu sau: + Tính khoa học: Khi lập dự án đầu tư, người soạn thảo, lập dự án đầu tư phải có một quá trình nghiên cứu tỷ mỷ, tính toán thận trọng và chính xác từng nội dung dự án, đặc biệt là các nội dung về công nghệ, tài chính, thị trường sản phẩm và dịch vụ. Tức là dựa vào các kỹ thuật phân tích lợi ích – chi phí. + Tính thực tiễn: Yêu cầu từng nội dung dự án phải được nghiên cứu xác định trên cơ sở phân tích đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư. Có nghĩa là phải phân tích kỹ lưỡng các yếu tố của môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến quá trình đầu tư, đến sự cần thiết của dự án

+ Tính pháp lý: Khi lập dự án đầu tư, người soạn thảo dự án, lập dự án đầu tư phải dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phải nghiên cứu đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của Địa phương cùng các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động đầu tư

+ Tính đồng nhất:  Dự án đầu tư phải tuân thủ đúng các quy định chung của ngành chức năng về hoạt động đầu tư đó là quy trình lập dự án, các thủ tục, quy định về đầu tư.

Đối với nhà đầu tư, một dự án đầu tư thành công thì phải có hiệu quả tài chính. Hiệu quả tài chính là tiêu chuẩn tổng quát và cũng là mục tiêu cuối cùng mà nhà đầu tư hướng đến. Đây là mục tiêu mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải quan tâm trước khi quyết định bỏ vốn ra đầu tư. Tuy nhiên đây chỉ là ý muốn chủ quan của nhà đầu tư, bởi vì dự án đầu tư được thực hiện trong một thời gian dài, trong suốt thời gian đó việc sử dụng vốn của nhà đầu tư không tránh khỏi những tác động của yếu tố môi trường và như thế nhà đầu tư có thể gặp những cơ hội thuận lợi hoặc thách thức phải đương đầu mà trước khi đầu tư họ không lường đến hoặc không biết.


Lập dự án đầu tư là một công việc phức tạp, đòi hỏi kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cao. Người lập dự án đầu tư phải có trình độ và kiến thức chuyên môn sâu về kinh tế, tài chính, quản trị doanh nghiệp. Nếu Bạn không chuyên trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, không có  kinh nghiệm trong lĩnh vực lập dự án đầu tư thì Bạn nên sử dụng dịch vụ lập dự án đầu tư của Minh Phương

Với đội ngũ nhân sự là tiến sĩ, thạc sĩ kinh tế, kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề có nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tế trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán, có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, đầu tư, ngân hàng, chứng khoán,  dịch vụ lập dự án đầu tư của Minh Phương chắc chắn sẽ làm hài lòng khách hàng.

XEM TIN TIẾP THEO Mẫu lập dự án đầu tư xây dựng công trình và dự án đầu tư sản xuât kinh doanh xem ở đây

Qua việc thẩm định dự án đầu tư, các chủ đầu tư hay những cơ quan quản lý có thể đánh giá được hiệu quả cũng như năng lực của dự án. Từ đó, đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp. Vậy cụ thể, thẩm định dự án đầu tư là gì?

Thẩm định dự án đầu tư là hoạt động nghiên cứu, phân tích một cách khách quan, khoa học, toàn diện về tất cả các nội dung kinh tế kỹ thuật của dự án, được được đặt trong mối tương quan với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội để quyết định đầu tư cũng như tài trợ vốn cho dự án.

Thẩm định là quá trình kiểm tra, đánh giá những nội dung cơ bản của dự án một các tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Quá trình thẩm định là cơ sở để tạo sự vững chắc cho các hoạt động đầu tư hiệu quả.

Những quyết định được đưa ra từ quá trình thẩm định dự án sẽ là cơ sở quan trọng để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép đầu tư, đầu tư hoặc tài trợ cho dự án hay không.

Thẩm định dự án đầu tư là gì?

Thẩm định dự án đầu tư tiếng Anh là gì?

Thẩm định dự án đầu tư tiếng Anh được gọi là Appraisal of Investment Projects.

Ý nghĩa thẩm định dự án đầu tư

  • Là cơ sở để chủ đầu tư đưa ra phương án đầu tư tốt nhất.
  • Hỗ trợ cơ quan Nhà nước đánh giá tính phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, đất nước trên các mục tiêu và quy mô hiệu quả.
  • Xác định được những lợi ích và hạn chế của dự án.
  • Giúp những nhà tài trợ đưa ra quyết định chính xác xem có nên tài trợ cho dự án hay không. Xác định cụ thể tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư.
  • Một dự án thành công là khi các đặc điểm của dự án được nhà quản lý nhận biết và đánh giá đúng đắn. 

Chuẩn bị hồ sơ thẩm định dự án đầu tư

  • Tờ trình của chủ đầu tư + báo cáo nghiên cứu
  • Văn bản thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi
  • Các văn bản có giá trị pháp lý
  • Văn bản xác nhận khả năng huy động
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Quyết định giao đất
  • Quy hoạch chi tiết dự án
  • Các bản vẽ quy hoạch dự án

Phương pháp thẩm định dự án đầu tư

Phương pháp so sánh các chỉ tiêu

Đây là phương pháp khá phổ biến và đơn giản, so sánh các chỉ tiêu kinh tế -  kỹ thuật của dự án đầu tư với các dự án đã và đang xây dựng/đang hoạt động. Phương pháp này có tác dụng đánh giá tính hợp lý và chính xác các chỉ tiêu của dự án. Nhờ vậy mà các nhà đầu tư sẽ rút ra được những kết luận đúng đắn về dự án và đưa ra quyết định đầu tư chính xác. Những chỉ tiêu được sử dụng để so sánh:

  • Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình Nhà nước quy định hay điều kiện tài chính mà dự án có khả năng chấp nhận được.
  • Tiêu chuẩn về thiết bị, công nghệ trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế.
  • Tiêu chuẩn đối với các loại sản phẩm trong dự án mà thị trường đòi hỏi.
  • Một số chỉ tiêu tổng hợp như tỷ suất đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư.
  • Các định mức về tiêu hao năng lượng, nhân công, nguyên liệu, tiền lương, chi phí quản lý… của ngành theo định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc những chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện.
  • Các chỉ tiêu ở mức trung bình tiên tiến về hiệu quả đầu tư.
  • Tỷ lệ tài chính doanh nghiệp theo thông lệ phải phù hợp với hướng dẫn, chỉ đạo của Nhà nước và ngành đối với những doanh nghiệp cùng loại.
  • Những chỉ tiêu khác trong trường hợp có dự án và chưa có dự án.

Khi áp dụng phương pháp so sánh, chúng ta cần so sánh những chỉ tiêu được vận dụng phù hợp với điều kiện cũng như đặc điểm chi tiết của dự án và doanh nghiệp, không thể so sánh một cách máy móc và cứng nhắc.

Phương pháp thẩm định theo trình tự

Thẩm định dự án theo trình tự được tiến hành từ tổng quát đến chi tiết, cụ thể:

Đây là phương pháp xem xét tổng quát nhiều nội dung cần thẩm định giá dự án đầu tư, từ đó phát hiện những vấn đề hợp lý hoặc chưa hợp lý rồi mới đi sâu vào chi tiết.

Khi thẩm định tổng quát, bạn sẽ hình dung được khái quát dự án, xác định được tầm quan trọng và quy mô của dự án. Tuy nhiên, vì soi xét tổng quát nên chắc chắn khó phát hiện được những sai sót ở giai đoạn này để sửa đổi, bổ sung như thế nào. Chỉ khi đi vào thẩm định chi tiết, vấn đề này mới được phát hiện.

Sau khi thẩm định tổng quát, ta tiến hành thẩm định chi tiết từng nội dung của dự án về các điều kiện pháp lý, phân tích hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội của dự án. Từng nội dung đưa ra phát được cả hội đồng đánh giá đồng ý hay cần sửa đổi, bổ sung gì thêm không. Tuy vậy, mức độ tập trung cho mỗi nội dung trong dự án là khác nhau vì còn tuỳ vào đặc điểm và tình hình cụ thể của từng dự án.

Ở giai đoạn thẩm định chi tiết, kết luận rút ra ở giai đoạn trước là tiền đề để nghiên cứu. Trong trường hợp những nội dung cơ bản bị bác bỏ thì khả năng cao dự án sẽ bị bác bỏ mà không cần thẩm định các nội dung tiếp theo.

Ví dụ, khi thẩm định mục tiêu của dự án không hợp lý cũng như thiếu tính khả thi về tài chính và phân tích kỹ thuật thì chắc chắn dự án sẽ không được thực hiện.

  • Thẩm định giá dự án dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án đầu tư

Thực hiện phương pháp này bằng cách dự kiến những tình huống bất trắc có thể xảy ra như sản lượng đạt thấp, vượt về chi phí đầu tư, tăng chi phí đầu vào và giảm giá thành, chính sách thay đổi bất lợi…

Trung bình, mức độ sai lệch so với dự kiến trong khoảng từ 10 - 20%. Với những dự án vẫn có tính hiệu quả kể cả khi có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì chứng tỏ dự án có độ vững chắc an toàn cao. Còn với những trường hợp ngược lại thì phải xem xét khả năng phát sinh để đề xuất những biện pháp hữu hiệu khắc phục hạn chế. Nói chung biện pháp thẩm định giá dự án đầu tư này nên được áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan.

Hy vọng qua bài biết này, bạn đọc quan tâm đã hiểu được thẩm định dự án đầu tư là gì và các thông tin liên quan khác.

Video liên quan

Chủ Đề