1 mề gà bài bằng bao nhiêu kí lô bài?

Nay em vừa nghe được câu chuyện lạ lắm nha các mẹ. Bác em làm bên đông y sang chơi, thấy nhà em làm thịt gà, bác sỹ xin cái màng mề gà màu vàng vàng mà mình hay bỏ đi ý, bảo là về làm thuốc. Em nghĩ thật hoang đường, làm gì có chuyện cái màng mề gà đó có thể làm thuốc được cơ chứ.


Đợi bác em về, em vội vàng chạy lên phòng mở máy tính tìm xem có thật không. À, em không dám hỏi bác em vì em sợ bác ý lắm. Ai ngờ có thật mọi người ạ, hóa ra cái màng này có khả năng chữa được nhiều bệnh phết nha các mẹ.


Theo Lương y Vũ Quốc Trung, màng mề gà là bộ phận có chức năng tiêu hóa tất cả các loại thức ăn mà gà đưa vào cơ thể. Bởi vậy, nó có thể điều trị được chứng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi… và đặc biệt có lợi với trẻ em. Bên cạnh đó, màng mề gà có có vị ngọt, tính ôn nên có tác dụng tiêu thực, kiện tỳ. Dưới đây là một số tác dụng chính của màng mề gà:


Chữa đau dạ dày


Khi bị đau dạ dày, mọi người có thể lấy 40g màng mề gà, mang rửa sạch rồi sao khô cùng với 40g vỏ quýt khô. Cho hỗn hợp này vào cối và nghiền nát thành bột. Mỗi ngày, mọi người có thể dung 10g để hòa với mật ong uống, rất tốt cho bệnh đau dạ dày.



Làm mòn và bài trừ sỏi thận


Khi bị sỏi thận mà viên sỏi còn bé thì mọi người có thể dung màng mề gà để chữa. Lấy 30g bột màng mề gà cùng 200g măng, 30g mộc nhĩ đen, 1 chiếc mề vịt thái mỏng. Những thứ này cho vào chảo xào lên cùng gừng và hành rồi ăn như bình thường. Sau khoảng 1 tuần, màng mề gà sẽ làm mòn viên sỏi và bài trừ chúng ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết.


Trẻ em biếng ăn trên 3 tuổi



Màng mề gà có khả năng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nhanh hơn khiến trẻ thấy đói và ăn nhiều hơn. Do đó, mọi người có thể dung 6g bột màng mề gà cùng 250g thịt lươn trộn đều lên rồi mang hấp chín. Các mẹ dung cho trẻ ăn như bình thường.





Chữa tiêu chảy, suy dinh dưỡng cho trẻ trên 1 tuổi


Dùng 1 cái màng mề gà cùng với 30g hoài sơn sao vàng lên rồi tán thành bột. Hoặc mọi người cũng có thể ra tiệm thuốc đông y mua bột đã nghiền sẵn rồi nấu với 50g gạo nếp thành món cháo. Cho trẻ ăn từ 1 – 2 lần/ngày trong khoảng 1 tuần sẽ rất tốt.


Chữa ho gà



Lấy 10g bột màng mề gà với 50g mật ong cùng nước ép tỏi [khoảng 10 nhánh] và 500g mã thầy [ép lấy nước] rồi cho vào đun sôi với khoảng 600ml nước. Khi còn lại khoảng 200ml nước thì ngưng lại, sử dụng nước đó để uống 2 lần/ngày.



Chữa sỏi đường tiết niệu


Cũng tương tự như sỏi thận, màng mề gà có khả năng nghiền nát, làm mòn viên sỏi. Do đó, khi bị sỏi đường tiết niệu, mọi người có thể dùng 30g bột màng mề gà, 10g bột đảm tinh và 30g bột sơn trap ha với nước sôi để uống, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 3g.



Chữa viêm đại tràng mạn tính


Dùng 10g màng mề gà sao khô với 10g bạch truật rồi tán nhỏ hết ra, trộn đều với nhau và uống 2 lần/ngày, mỗi lần từ 4 – 6g.


Kinh nguyệt không đều do huyết hư


Dùng 15g bột màng mề gà, 150g thịt gà, 100g mướp nấu với ít gừng tươi như món canh bình thường. Sau đó, mọi người dùng ăn với cơm theo tỷ lệ 2 lần/tuần sẽ có tác dụng điều hòa kinh nguyệt.

Theo biện chứng luận trị của Đông Y, Kê nội kim dược liệu có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh Tỳ, Vị, Tiểu trường và Bàng quang. Dược liệu được lấy từ màng mề gà, có tác dụng tốt trong tiêu hóa….

Mục lục bài viết

Tìm hiểu về vị thuốc Kê nội kim

  • Tên gọi khác: Kế tố tử, Màng mề gà, Kê chuân bì, Kê hoàng bì.
  • Tên khoa học: Gallus domesticus Brisson
  • Họ: Trĩ [danh pháp khoa học: Phasianidae]

Kê nội kim là gì, đặc điểm nhận biết 

Dược liệu là lớp màng bao phủ dạ dày hoặc bao phủ ở mặt bên trong của mề gà. Kê nội kim dùng làm thuốc được ghi chép đầu tiên trong sách Bản kinh.

Màng mề gà có màu nâu hoặc cam, trên bề mặt có các đường nhăn dọc. Khi phơi/ sấy khô, dược liệu có bề dày khoảng 5mm, rộng 3cm, dài 3.5cm, giòn và dễ gãy vụn.

Hình ảnh Kê nội kim

Thành phần hóa học

Màng mề gà chứa keratin, 17 loại amino acid, pepsin, ventriculin, ammonium chloratum, vitamin B1, B2,…

Thu hoạch – sơ chế

Sau khi mổ gà, đem bóc màng bao phủ bên trong mề gà, rửa cho thật sạch, sau đó đem sấy hoặc phơi khô. Khi dùng, nên cho dược liệu sấy với cát cho phồng lên.

Ngoài ra, có thể bào chế dược liệu theo những cách sau:

  • Dùng sống hoặc nướng/ sao lên dùng.
  • Mổ gà, lấy màng mề gà đem rửa sạch, phơi khô để dùng dần.

Bảo quản

Dược liệu dễ bị vụn nát và mối mọt, vì vậy nên bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát, đồng thời tránh để vật nặng lên khiến dược liệu vỡ, nát.

Tác dụng của Kê nội kim

Tính – vị, quy kinh

Vị ngọt, tính bình, quy vào kinh Bàng quang, Tiểu trường, Tỳ, Vị

Tác dụng theo Y học cổ truyền 

  • Tác dụng: An vị, hóa đờm, khoan trung, kiện Tỳ, tiêu thực, tiêu hầu tý, lợi thấp, lý khí, cố tinh,…
  • Chủ trị: Lỵ, tiêu chảy, ăn uống không tiêu, tiểu nhiều, cam tích, sữa tích trệ, trưng hà, bế kinh, huyền tích, đái dầm, di tinh, rối loạn tiêu hóa, cổ họng sưng đau, nhũ nga [viêm amidan], lở miệng,…
Công dụng của dược liệu

Tác dụng theo Y học hiện đại

  • Dược liệu làm tăng tiết dịch vị hoặc làm hưng phấn thần kinh cơ trong thành dạ dày, từ đó giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
  • Thành phần ammonium chloratum trong dược liệu có tác dụng bài tiết chất phóng xạ.

Cách dùng, liều lượng

Có thể dùng ở dạng sắc hoặc tán bột uống, tuy nhiên dùng thuốc ở dạng tán bột có tác dụng tốt hơn. Liều dùng thông thường: 2 -12g/ ngày.

Các bài thuốc trị bệnh với Kê nội kim

Bài thuốc 1: Trị chứng cam tích ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị

  • Kê nội kim [sao] 60g.

Cách làm

  • Tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 4 – 6g uống với nước ấm hoặc nước cơm.

Công dụng

  • Giảm các triệu chứng cam tích: Ăn ít, bụng đầy trướng

Bài thuốc 2: Bài thuốc trị bụng to do cam tích

Chuẩn bị

  • Xuyên sơn giáp 8g
  • Miết giáp [nướng] 30g 
  • Kê nội kim 12g.

Cách làm

  • Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng 1.5 – 3g uống trong một lần.
Bài thuốc chữa các bệnh tiêu hóa từ Kê nội dược liệu

Bài thuốc 3: Trị chứng viêm đại tràng mãn tính

Chuẩn bị

  • Bạch truật 10g 
  • Kê nội kim [sao] 10g.

Cách làm

  • Đem các vị tán thành bột mịn, trộn đều. 
  • Mỗi lần dùng 4 – 6g, ngày dùng 2 lần.

Bài thuốc 4: Trị bệnh tiêu chảy kéo dài do tỳ hư

Chuẩn bị

  • Đại táo nhục 240g [chưng chín] 
  • Can khương 60g
  • Kê nội kim 60g
  • Bạch truật 60g.

Cách làm

  • Đem các vị sao chín, tán thành bột mịn 
  • Trộn với các vị cùng Đại táo đã chưng chín làm thành bánh, đem sấy khô. Mỗi lần dùng 10g, ngày dùng 2 lần.

Bài thuốc 5: Trị rối loạn tiêu hóa kéo dài, viêm loét dạ dày

Chuẩn bị: Dược liệu gia giảm phù hợp theo từng trường hợp

  • Linh chi
  • Trần bì
  • Kê nội kim
  • Sinh khương
  • Ngũ bội tử
    Sa nhân
  • Bạch truật 
  • Đảng sâm

Cách làm

  • Đem các vị sắc uống.

Bài thuốc 6: Trị chứng ăn không tiêu, bụng đau và đầy trướng

Chuẩn bị

  • Chích cam thảo 6g
  • Kê nội kim 6g
  • Thương truật 6g
  • Sao cốc nha 10g.

Cách làm

  • Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Lưu ý khi sử dụng vị thuốc Kê nội kim

Chỉ nên sử dụng dược liệu Kê nội kim khi có tích trệ và vấn đề về tiêu hóa

Người bệnh nên tham khảo kỹ hơn thông tin các từ thuốc và cách sử dụng từ chuyên gia, bác sĩ để đảm bảo hiệu quả trong điều trị bệnh.

———————- 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH BÁCH THẢO DƯỢC

Địa chỉ nhà máy: Lô Q-6, Khu Công Nghiệp Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ – Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương , TP.Hải Phòng, Việt Nam.

Chủ Đề