1 tuần tăng bao nhiêu kg

Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào điểm xuất phát của bạn (cân nặng trước khi mang thai) và có thể dao động từ 5 đến 18 kg. Nếu bạn nằm trong phạm vi cân nặng bình thường, bạn có thể tăng trung bình từ 11 đến 16 kg. Phụ nữ thừa cân không nên tăng quá 5 đến 9 kg. Tuy nhiên, có một chế độ ăn uống cân bằng cung cấp cho bạn và em bé tất cả các chất dinh dưỡng quan trọng mà hai bạn cần quan trọng hơn nhiều so với con số trên quy mô của bạn. Ví dụ, nếu bạn bị ốm nghén, bạn thậm chí có thể giảm cân trong thời kỳ đầu mang thai. Miễn là bạn và em bé của bạn đang khỏe mạnh và bạn được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, thì việc tăng cân là không có vấn đề gì, đặc biệt là không phải trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Bao nhiêu cân từ chất lỏng là bình thường trong thai kỳ? 

Việc tích tụ chất lỏng trong các mô của cơ thể - còn được gọi là phù nề - là điều hoàn toàn bình thường khi mang thai và không có gì đáng lo ngại. Các chuyên gia tin rằng lượng nước trong cơ thể tăng lên đến 35 phần trăm khi mang thai. Điều này là do sự hình thành máu được thúc đẩy và nước ối được tạo ra. Ngoài ra, các mô da trở nên mềm hơn khi mang thai nên dễ bị giữ nước hơn. Đặc biệt vào mùa hè, nhiều bà bầu bị phù nề. Việc giữ nước có thể chiếm từ 2 đến 2,5 kg trọng lượng khi mang thai của họ. Tập thể dục nhẹ nhàng, như yoga khi mang thai hoặc đi bộ, có thể giúp chống giữ nước. Những trường hợp bị giữ nước nghiêm trọng cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của chứng tiền sản giật. Nếu nghi ngờ, chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa của bạn.

Khi mang thai có nên ăn gì không?

Quan niệm xưa khuyên phụ nữ mang thai nên ăn nhiều, vì suy cho cùng họ đang “ăn cho hai người”. Tuy nhiên, điều này đã được khoa học vạch trần. Trên thực tế, một phụ nữ mang thai chỉ cần tăng lượng calo nạp vào 250 kcal trong tam cá nguyệt thứ hai và 500 kcal trong tam cá nguyệt thứ ba so với trước khi mang thai. Tuy nhiên, lượng calo chỉ là thứ yếu so với lượng chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho phụ nữ mang thai.

Tôi đã tăng bao nhiêu cân vào tuần thứ 20 của thai kỳ? 

Vào cuối tuần 20, bạn mới đi được nửa chặng đường của thai kỳ. Lúc này, em bé của bạn sẽ chỉ nặng khoảng 250 đến 290 gram, có nghĩa là bạn có thể sẽ chưa tăng cân nhiều. Sau tháng thứ 5 của thai kỳ, đáng lẽ bạn đã tăng được khoảng 2 đến 3 kg. Tuy nhiên, con số này phụ thuộc nhiều vào thể trạng cá nhân của bạn, có nghĩa là ví dụ như cân nặng trước khi mang thai hoặc mức độ nghiêm trọng của chứng ốm nghén.

Cân nặng của mẹ bầu theo tuần sẽ có sự thay đổi nhất định. Mẹ tăng cân dần và đều đặn, đúng chuẩn sẽ giúp thai nhi trong bụng phát triển khoẻ mạnh hơn. Dưới đây là bảng cân nặng theo tuần chuẩn WHO mà mẹ bầu cần tham khảo để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Monkey Math

Học toán

Giá chỉ từ

499.000 VNĐ

832.000 VNĐ

Save

40%

Xem đặc điểm nổi bật

Đặc điểm nổi bật

  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.

Xem chi tiết

VMonkey

Học tiếng việt

Giá chỉ từ

399.000 VNĐ

665.000 VNĐ

Save

40%

Xem đặc điểm nổi bật

Đặc điểm nổi bật

  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Xem chi tiết

Monkey Junior

Tiếng anh cho trẻ mới bắt đầu

Giá chỉ từ

699.000 VNĐ

1199.000 VNĐ

Save

40%

Xem đặc điểm nổi bật

Đặc điểm nổi bật

  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.

Xem chi tiết

Monkey Stories

Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10

Giá chỉ từ

699.000 VNĐ

1199.000 VNĐ

Save

40%

Xem đặc điểm nổi bật

Đặc điểm nổi bật

  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.

Xem chi tiết

Tầm quan trọng của việc theo dõi cân nặng khi mang thai

Theo dõi cân nặng của mẹ bầu theo tuần là yếu tố quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh. Khi bà bầu tăng cân một cách hợp lý thì thai nhi trong bụng sẽ phát triển khoẻ mạnh hơn. Nếu mẹ tăng cân quá nhanh sẽ dẫn đến béo phì, không tốt cho sức khỏe. Ngược lại nếu bà bầu tăng cân quá chậm thì sẽ không đủ dinh dưỡng để cho thai nhi phát triển khoẻ mạnh.

Do vậy chị em cần thường xuyên theo dõi sự thay đổi cân nặng của bản thân qua các tuần để dựa vào đó kiểm soát được trọng lượng sao cho phù hợp. Qua đó đảm bảo được một thai kỳ khỏe mạnh, cả mẹ và em bé đều ổn định.

1 tuần tăng bao nhiêu kg

Bà bầu nên tăng bao nhiêu cân khi mang thai?

Để biết được bà bầu nên tăng bao nhiêu kg khi mang thai bạn cần dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI trước khi mang thai. Theo tổ chức y tế thế giới WHO công thức tính BMI cụ thể như sau:

Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m)

Trường hợp mang thai đơn

Nếu bà bầu thuộc độ tuổi trên 20 và có chỉ số BMI nằm trong khoảng 18,5 - 24,5 thì mức tăng cân hợp lý là từ 10 - 12kg. Lộ trình tăng cân phù hợp mà thai phụ có thể tham khảo là:

  • Tăng 1kg ở 3 tháng đầu thai kỳ.

  • Tăng 4 - 5 kg ở 3 tháng giữa thai kỳ.

  • Tăng 5 - 6kg ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Nếu mẹ bầu có chỉ số BMI nhỏ hơn 18,5, tức là cơ thể khá gầy. Mức tăng cần phù hợp lúc này nên là khoảng 12,7 - 18,3kg. 

Nếu chị em có chỉ số BMI nằm trong khoảng 23 đến nhỏ hơn 30 nghĩa là cơ thể đang thừa cân. Lúc này bạn nên tăng từ 6,8 - 11,3kg là hợp lý.

Nếu người mang thai có chỉ số BMI lớn hơn 30 nghĩa là cơ thể đang béo phì. Bạn chỉ nên tăng khoảng 5 - 9,1kg để đảm bảo có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

1 tuần tăng bao nhiêu kg

Trường hợp mang thai đôi

Đối với mang thai đôi mẹ có thể tham khảo mức tăng cân như sau: 

  • Nếu chỉ số BMI nhỏ hơn 18 bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

  • Nếu là từ 18 <= BMI < 23 mẹ nên tăng từ 16,8kg – 24,5kg.

  • Nếu là từ 23 <= BMI < 30 mức tăng cân hợp lý là từ 14,1kg -22,7kg.

  • Nếu BMI > 30 cân nặng nên tăng là từ 11,3kg – 19,1kg.

Cân nặng của mẹ bầu bao gồm những gì?

Cân nặng của bà bầu do nhiều yếu tố khác nhau quyết định như:

  • Chế độ dinh dưỡng.

  • Trọng lượng thai nhi (khoảng 3.200gr đến 3.600gr).

  • Trọng lượng nhau thai (khoảng 500gr đến 900gr).

  • Dịch ối khoảng 900gr

  • Sự phì đại tuyến vú khoảng 500gr.

  • Tử cung khoảng 900gr.

  • Thể tích máu được gia tăng khoảng 1.400gr.

  • Mỡ cơ thể khoảng 2.300gr.

  • Mô và dịch cơ thể tăng khoảng 1.800gr.

Cân nặng của mẹ bầu bao gồm những gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bảng cân nặng của mẹ bầu theo các tuần

Cân nặng mẹ bầu sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Ở những tuần đầu tiên thai nhi còn nhỏ nên cân nặng của bạn sẽ không thay đổi quá nhiều. Trong những tuần tiếp theo của giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 phụ nữ mang thai sẽ tăng cân nhanh hơn. 

1 tuần tăng bao nhiêu kg

Dưới đây là bảng cân nặng cụ thể của mẹ và bé theo từng tuần mà bạn có thể tham khảo.

Giai đoạn mang thai

Số cân nặng có thể tăng

Trọng lượng thai nhi

Từ tuần 9 - tuần 12

Thay đổi không quá nhiều, chỉ khoảng 1 - 2kg. 

Thai nhi nặng khoảng từ 1 - 10 gam, trung bình là 5gam ở tuần thứ 10 và tại tuần 12 là từ 50 - 70 gam.

Từ tuần 14 - tuần 16

Bắt đầu tăng cân nhanh hơn, khoảng 5 - 7kg. Giai đoạn này chiếm khoảng 50 đến 60% cân nặng của cả thai kỳ.

Cân nặng thai nhi ở tuần 14 có thể đạt 93 gam, chiều dài khoảng 14,7cm. Sang đến tuần 16 là khoảng 146gam với chiều dài 18,6cm.

Từ tuần 17 - tuần 20

Tăng cân theo từng tuần, mỗi tuần có thể tăng khoảng 0,5kg.

Cân nặng thai nhi tiếp tục tăng và ở tuần 20 có thể đạt 330 - 350 gam. 

Từ tuần 21 - tuần 24

Tiếp tục tăng khoảng 0,5kg mỗi tuần hoặc nhiều hơn đôi chút. Cân nặng tăng đạt chuẩn của phụ nữ mang thai lúc này là khoảng 4,5kg.

Chiều dài em bé ở tuần 21 là khoảng 27,4cm với cân nặng là 400 gam. Đến tuần 24 sẽ nặng 665g và dài 32,2cm.

Từ tuần 25 - tuần 28

Có thể tăng đến 4kg ở giai đoạn này tức là chiếm khoảng 30 đến 40% tổng lượng tăng trọng trong thời gian mang thai. Tổng cân nặng đã tăng của mẹ ở tuần 28 là khoảng 9kg.

Đây là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh và gần như hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể. Cân nặng của bé tại tuần 28 sẽ là khoảng 1,2kg và chiều dài chạm mốc 37,6 cm.

Từ tuần 29 - tuần 32

Không còn tăng cân nhiều như giai đoạn trước. Bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo chị em không nên tiếp tục tăng cân nhanh trong những tuần cuối thai kỳ bởi vì kích thước thai nhi bây giờ đã lớn. Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng những thực phẩm gây tăng cân nhanh. Tổng cân nặng lý tưởng cần tăng ở tuần 32 là khoảng 11kg.

Kết thúc tuần 32, thai nhi có thể nặng gần 1,8kg, mọi bộ phận đã gần như phát triển hoàn thiện. Lúc này cảm giác nặng nề ở mẹ bầu lớn hơn nhiều so với giai đoạn trước.

Từ tuần 33 - tuần 36

Quá trình tăng cân ngày càng chậm và sẽ ngừng lại. Tăng trọng chuẩn của người mẹ ở giai đoạn này là 12kg. Nếu đạt mức này bạn sẽ dễ dàng trở về trọng lượng ban đầu của mình trước khi mang thai.

Từ tuần 33, tốc độ tăng cân của em bé ngày càng nhanh. Thời điểm này thai nhi có thể nặng trung bình khoảng 2,5 - 3kg. Chiều dài có thể đạt từ 41 - 48cm.

Xem thêm: Hình ảnh bụng mẹ bầu qua các tuần và những lưu ý quan trọng

Lưu ý khi theo dõi cân nặng của mẹ bầu theo tuần

Trong quá trình theo dõi cân nặng của mẹ bầu theo tuần cần lưu ý những vấn đề sau:

Cách đo lường cân nặng chuẩn của bà bầu

Mẹ bầu cần nắm chắc cách đo lường cân nặng để có thể lập biểu đồ tăng cân hợp lý trong quá trình mang thai. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện thì nên chủ động thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành đo lường cho bạn. Hoặc bà bầu có thể tham khảo và học thuộc các nguyên tắc sau để đo đúng cách.

  • Hãy tiến hành đo vào đúng một thời điểm trong ngày. 

  • Mỗi lần đo, bạn cần mặc cùng một lớp quần áo.

  • Chỉ nên thực hiện cân đo 1 lần/ tuần.

  • Thời điểm tốt nhất là hãy cân vào buổi sáng sau khi đã đi vệ sinh.

Biến chứng của việc mẹ tăng cân quá ít hoặc quá nhiều khi mang thai

Phụ nữ mang thai tăng cân quá nhiều sẽ dễ dẫn đến béo phì, gây rạn da, khó sinh khi con quá to. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, ảnh hưởng sức khoẻ. 

Ngược lại, việc tăng cân quá ít trong suốt thai kỳ cũng sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Cụ thể như: 

  • Không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho quá trình phát triển của thai nhi, dẫn đến chậm tăng cân.

  • Tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh.

  • Dễ dẫn đến sảy thai khi chỉ số BMI quá thấp.

  • Cơ thể mẹ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng dễ dẫn đến thiếu sữa sau khi sinh.

  • Thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu máu, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.

  • Gây chuyển dạ sớm, em bé nhẹ cân khi sinh, còi cọc.

  • Dễ bị mắc chứng suy dinh dưỡng, suy hô hấp về sau.

1 tuần tăng bao nhiêu kg

Làm sao để thai phụ tăng cân hợp lý?

Mẹ bầu muốn tăng cân hợp lý cần nắm chắc các yếu tố sau:

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học

  • Bà bầu nên chia nhỏ thành 5 - 6 bữa ăn mỗi ngày và cần cân đối các nhóm chất như: Chất bột đường, chất đạm, chất béo, các loại vitamin, chất xơ, khoáng chất.

  • Bổ sung axit folic thông qua các thực phẩm như bông cải xanh, rau chân vịt, sữa để phòng tránh dị tật ống thần kinh cho trẻ.

  • Mỗi ngày cần cung cấp cho cơ thể khoảng 1200mg canxi bằng các loại thực phẩm như sữa, cải xoăn, ngũ cốc, nước ép trái cây.

  • Tăng cường vitamin D thông qua việc uống sữa, nước cam, hay thức ăn như cá hồi.

  • Cung cấp đủ protein cho cơ thể thông qua các loại thức ăn như thịt nạc, thịt gia cầm, cá và trứng.

  • Cần nạp khoảng 1000 mg sắt mỗi ngày để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, tăng lưu lượng máu cho người mẹ.

  • Uống khoảng 10 - 12 ly nước lọc (tương đương 2- 3 lít) mỗi ngày để hỗ trợ hoạt động bài tiết, cải thiện làn da, ngăn ngừa phù nề.

1 tuần tăng bao nhiêu kg

Chế độ vận động

Mẹ bầu nên tập thể dục để tăng cường sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Khi cơ thể khỏe mạnh, ăn uống sẽ ngon miệng hơn, hỗ trợ cho việc tăng cân được tốt hơn.

Một số môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga là giải pháp tối ưu. Việc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cho thai nhi được khỏe mạnh hơn để chống lại các bệnh thường gặp như cảm lạnh. Tuy nhiên phụ nữ mang thai nên tập luyện khoảng 15 - 20 phút mỗi ngày tùy theo thể trạng của mình.

Nghỉ ngơi hợp lý

Nghỉ ngơi hợp lý là điều cần thiết để mẹ bầu có thể khoẻ mạnh, tâm lý thoải mái và tăng cảm giác ăn ngon miệng. Mẹ bầu cần ngủ ít nhất 8 - 9 tiếng mỗi ngày và cần giữ cho mình tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng lo âu.

1 tuần tăng bao nhiêu kg

Trên đây là toàn bộ thông tin về cân nặng của mẹ bầu theo tuần mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng đã cung cấp cho chị em những kiến thức bổ ích, giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.