12 bí quyết để thi tốt môn Ngữ Văn

Phần nghị luận văn học luôn chiếm số điểm nhiều nhất trong bài thi THPT quốc gia môn Văn nhưng nhiều học sinh lại hay vấp phải sai sót trong quá trình thực hiện phần này.

Trong quá trình ôn tập chuẩn bị thi THPT quốc gia 2020 thí sinh cần lưu ý những gì để đạt kết quả tốt nhất với bài làm môn Ngữ văn?

Liên quan đến vấn đề này cô Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trường THPT Chu Văn An [Hà Nội] cho hay: Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, nội dung kiến thức và kỹ năng trong đề thi THPT Quốc gia mấy năm nay tập trung chủ yếu ở lớp 12, do đó các em chủ động ôn tập theo hướng dẫn.

Với môn Ngữ văn, trong phần kiến thức lớp 12, học sinh đã học xong toàn bộ chương trình học kỳ I, vì thế các em nên ôn tập theo những đơn vị kiến thức cơ bản trong mô hình đề thi mấy năm nay với 3 phần: Đọc hiểu, viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học.

Để làm tốt kiểu bài đọc hiểu, các em cần ôn lại hệ thống kiến thức tiếng Việt đã được học từ bậc THCS tới THPT, luyện kỹ năng trả lời câu hỏi theo các mức độ: Nhận biết/thông hiểu/vận dụng và vận dụng cao. Muốn làm tốt kiểu viết đoạn văn nghị luận xã hội, HS cần nắm chắc kỹ năng viết đoạn, thu nạp thêm các kiến thức xã hội.

Ảnh minh họa

Theo cô Trịnh Thu Tuyết bài nghị luận văn học chiếm quỹ điểm cao nhất trong bài thi THPT quốc gia, cũng là bài các em cần huy động nhiều nhất thời gian, công sức cho ôn luyện.

Do vậy, trước mắt, các em ôn lại toàn bộ phần văn học Việt Nam đã học ở học kì I, với các mảng chính: các tác giả [Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Tuân]; tác phẩm chính luận Tuyên ngôn độc lập; 4 bài thơ: Tây Tiến, Việt Bắc, Đất nước, Sóng; hai tác phẩm văn xuôi trữ tình: Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông…

Các sai sót hay gặp phải khi làm bài thi Ngữ văn

Những sai sót học sinh hay mắc phải khi làm bài thi THPT quốc gia tập trung nhiều vào phần kỹ năng: Thứ nhất là kỹ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu, các em thường lúng túng khi xác định phương thức biểu đạt hoặc phong cách ngôn ngữ của văn bản, sa đà phân tích ở câu nhận biết nhưng lại sơ sài trong câu thông hiểu hoặc chưa tự tin thể hiện suy nghĩ, cách kiến giải độc lập của mình trong câu hỏi vận dụng…

Sai sót thứ hai là kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội, các em hay nhầm lẫn và viết thành dạng bài văn thu nhỏ, nhiều khi viết khuôn sáo, chung chung, hời hợt, chưa thể hiện cái tôi độc lập trong tư duy...

Một sai sót nữa là kiến thức và kỹ năng viết bài nghị luận văn học, HS nhiều khi không nắm vững kiến thức tác phẩm, không nhớ chính xác các chi tiết văn xuôi hoặc các câu thơ quan trọng. Điều này dẫn đến phần nghị luận nhiều khi hời hợt, thậm chí viết theo văn mẫu, sai lạc với yêu cầu của đề bài.

Những sai sót đó cũng là kiến thức, kỹ năng các em cần học hỏi theo định hướng, điều chỉnh của thầy cô, ôn luyện cho thành thục. Quan trọng nhất trong tất cả các kiểu dạng bài là rèn kỹ năng xác định đúng yêu cầu của đề, kỹ năng diễn đạt chuẩn xác, sáng tạo và độc lập.

Hoàng Thanh

Trước kỳ thi THPT quốc gia, cô giáo Đặng Nguyệt Anh, giáo viên dạy ngữ văn trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, chia sẻ với các sĩ tử 20 bí quyết để làm tốt bài thi môn văn, môn thi đầu tiên.

> Thi THPT Quốc gia 2019: Những lưu ý quan trọng khi làm bài thi

> Quy chế thi THPT quốc gia 2019 chính thức cần chú ý những gì?

20 bí quyết để làm tốt bài thi môn ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia sắp tới được cô Nguyệt Anh viết một cách hóm hỉnh, xúc tích, có vần điệu nhằm giúp cho học sinh dễ ghi nhớ kèm với lời chúc học trò lớp 12 "vượt vũ môn" thật ngoạn mục.

Học sinh trường THPT chuyên Amsterdam - Hà Nội

Sau đây là 20 bí quyết mà cô Nguyệt Anh gọi vui là "bảo bối" khi làm bài thi ngữ văn:

1. Trước hết phải đọc kỹ đề, gạch chân câu, từ quan trọng.

2. Cần lập dàn ý ngắn gọn; bài, đoạn đủ ý, tường minh

3. Viết ẩu, gạch xóa linh tinh, thế nào cũng bị trừ điểm.

4. Phải biết tạo sự “bí hiểm”, chớ để bạn khác liếc bài.

5. Không được cắm cúi viết dài với những câu cho ít điểm.

6. Đến những câu “hay và hiểm” cần viết sâu sắc, kỹ càng.

7. Tuyệt đối không được chủ quan, kể cả câu đã luyện kỹ.

8. Diễn đạt khéo léo, cụ thể; chú ý biểu cảm, tu từ.

9. Chữ viết phải sạch và to; không làm thầy cô mỏi mắt.

10. Những yêu cầu về ngữ pháp nên đưa lên đầu đoạn văn.

11. Đừng quên chú thích, gạch chân, kẻo phí mất phần tư điểm.

12. Khi đối mặt câu "hóc hiểm", hít thở sâu, nhắm mắt tĩnh tâm…

13. Chú ý không được phạm luật trình bày hình thức đoạn văn.

14. Viết đủ nghệ thuật - nội dung, ý lớn, nhỏ cần tách bạch.

15. Nghị luận: phải nhớ giải thích rồi mới bình luận, chứng minh.

16. Dẫn chứng chính xác, điển hình; không lan man mà ít ý.

17. Lập luận sâu sắc, hợp lý. Chớ thiếu liên hệ bản thân

18. Câu chủ đề của đoạn văn: cần viết kỹ, đặt đúng chỗ.

19. Cứ tạm bỏ qua câu khó, không reo khi “trúng tủ”.

20. Tận dụng từng phút cuối giờ, đọc lại bài và sửa lỗi.

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 diễn ra từ ngày 25 - 27.6 với các bài thi: ngữ văn [ 120 phút], toán [ 90 phút], ngoại ngữ, bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên [gồm các môn thi thành phần vật lý, hóa học, sinh học], bài thi tổ hợp khoa học xã hội [gồm các môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân].

Trong đó, bài thi toán, ngoại ngữ và các bài thi tổ hợp thi theo hình thức trắc nghiệm; bài thi ngữ văn thi tự luận.

Để xét công nhận tốt nghiệp, thí sinh phải dự thi ba bài thi độc lập [toán, ngữ văn, ngoại ngữ] và một bài thi tự chọn trong số hai bài thi tổ hợp. Những thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên phải dự thi hai bài thi độc lập [toán, ngữ văn] và một bài thi tự chọn trong số hai bài thi tổ hợp.

Để xét tuyển ĐH, CĐ, thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển của các trường ĐH, CĐ.

Theo Thanh niên

TAGS: tuyển sinh đại học 2019 thi thpt quốc gia 2019 bí quyết thi môn Văn

Kỳ thi quan trọng nhất trong đời mỗi học sinh – kỳ thi THPT quốc gia, hiện nay đã gộp chung cho việc xét tốt nghiệp với tuyển sinh đại học. Trong giai đoạn nước rút này, môn Văn khiến nhiều học sinh lo lắng và lúng túng từ phương pháp học cho đến việc ôn thi. Vậy làm thế nào để các em có thể ôn thi môn Văn đạt hiệu quả cao để tự tin bước vào phòng thi? Những bí kíp được Gia Sư Việt chia sẻ dưới đây không chỉ dành cho kỳ thi năm nay, mà chắc chắn còn hữu ích dành cho những năm tiếp theo, các em cùng theo dõi nhé.

1. Lập đề cương môn Văn bám sát năm trước

Đề thi học kỳ của năm học sẽ là nển tảng để bạn lập đề cương ôn tập môn Văn cho mình. Việc lập đề cương ôn tập rất quan trọng bởi kiến thức trong 3 năm cấp ba sẽ rất nhiều, các bạn không thể ôn chi tiết toàn bộ được. Do đó việc cần làm là tìm hiểu hình thức ra đề, khoanh vùng kiến thức đề thi các năm trước của trường mình như thế nào. Hãy hỏi thầy cô hoặc các anh chị khóa trước để xin đề và nghiên cứu cấu trúc đề thi học kỳ của trường bạn.

Đồng thời kết hợp với đề thi THPT quốc gia các năm trước để nắm được xu hướng ra đề nhất định. Chẳng hạn đề thường bao gồm bao nhiêu câu, bao nhiêu % cho thơ, bao nhiêu % cho truyện ngắn hay tiểu thuyết, tập trung chủ yếu vào giai đoạn văn học nào, những tác giả tiêu biểu thường xuất hiện…. Sau khi đã có những hiểu biết nhất định về xu hướng ra đề thì các bạn học sinh cần làm đề cương ôn tập học kì, vạch ra những chuyên đề kiến thức cần học.

2. Mẹo hay cho phần học thuộc lòng tác phẩm

Ở môn Văn, sẽ có những phần bạn phải học thuộc 100% chứ không thể học theo ý hay nhớ mang máng được. Đó là những phần kiến thức về tác giả, tác phẩm, các định nghĩa, các câu nhận định đắt giá để bình luận về tác phẩm bạn cần phân tích. Những phần này sẽ giúp bài làm của các sĩ tử nổi bật hơn, tạo được điểm nhấn riêng. Đối với học sinh đang ở giai đoạn ôn thi cho kỳ thi THPT quốc gia, chắc chắn các bạn sẽ bị áp lực và stress rất nhiều, vì thế đừng cố nhồi nhét phần học thuộc lòng vì sẽ không mang lại hiệu quả.

Ngoài ra, các em hãy lựa chọn khoảng thời gian bạn có thể tập trung nhất, dù chỉ 10 phút cũng hãy học. Sau đó nghỉ ngơi một lát và tiếp tục học thêm 10 phút. Cách “phân phối việc học” này có hiệu quả cao bởi vì nó chiều theo cách làm việc của bộ não. Não bạn cần thời gian để phục hồi và “sạc pin” để “tổng hợp protein”. Khoảng thời gian nghỉ ngơi cũng chính là lúc não bạn dung nạp tốt những nỗ lực của bạn.

3. Học cách làm Văn theo dàn ý, không lan man

“Văn chương lai láng”, một câu thơ rất hay và quả thật không sai khi dùng cho các bạn thi khối D và C. Nhưng chúng ta cần phải biết lúc nào nên “lai láng”, lúc nào thì không. Câu từ trau chuốt rất quan trọng nhưng nếu bài làm của bạn không đủ ý thì vẫn bị điểm thấp như thường. Cách tốt nhất để ôn Văn hiệu quả đó chính là học theo ý chính và lập dàn ý cho mỗi bài bạn định làm.

Lập dàn ý chính là cách để các bạn tư duy mạch lạc, có định hướng rõ ràng và tối ưu hóa điểm số. Khi chấm bài văn, số lượng bài viết thầy cô cần chấm sẽ rất nhiều nên không ai có đủ thời gian để đọc hết tất cả con chữ bạn viết mà thầy cô chỉ đọc ý chính và cách các bạn triển khai ý. Để đảm bảo bài viết của bạn đủ ý, lúc ôn thi học kì môn Văn các bạn hãy sử dụng công cụ sơ đồ tư duy để học theo ý chính.

4. Học cách đưa quan điểm cá nhân vào bài

Quan điểm cá nhân là một phần rất quan trọng khi bạn làm văn Nghị luận và điều này sẽ là “điểm cộng” lớn cho bài thi Văn của bạn tại kỳ thi THPT quốc gia. Câu hỏi phần Nghị luận này thường sẽ chiếm 20% tổng số điểm của phần Làm văn. Yêu cầu của đề thường mở, nên học sinh có thể thoải mái trình bày ý kiến cá nhân và hiểu biết của bản thân, miễn sao ý kiến đó phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Ngoài ra, để viết sâu sắc và chỉn chu, học sinh cần biết kết hợp các thao tác lập luận văn bản, chú ý đảm bảo dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu. Câu hỏi Nghị luận chính là câu mang tính chất phân loại rõ hơn các đối tượng học sinh, do đó nếu bạn muốn đạt điểm cao cho bài thi Văn, đừng bỏ qua việc đưa quan điểm cá nhân vào câu hỏi Nghị luận,

5. Rèn cách trình bày bài thật rõ ràng, sạch đẹp

Vì số lượng bài cần chấm của mỗi giám thị là rất lớn, cho nên với những bài trình bày cẩu thả, dù đủ ý thì chắc chắn vẫn bị trừ điểm. Thử hình dung nếu chấm một bài chữ nghĩa ríu rít vào với nhau, đoạn văn dài dằng dặc, không có xuống dòng, đầy vết tẩy xóa, trình bày xấu, chữ viết quá tệ… thì các bạn có muốn đọc không?

Do đó khi ôn tập môn Văn cho kỳ thi THPT quốc gia, các bạn cũng phải rèn cả cách trình bày như: bố cục bài viết phải rõ ràng; các đoạn có độ dài vừa phải; mỗi đoạn có một ý chính đặt lên đầu đoạn nếu viết theo kiểu diễn dịch và đặt ở cuối đoạn nếu viết theo kiểu quy nạp. Chữ viết không nhất thiết phải đẹp nhưng phải rõ nét, đủ dấu và dễ đọc, tránh viết quá bay bướm vì mất thời gian.

6. Luyện cách phân bổ thời gian hợp lí

Vấn đề phân bổ thời gian cũng rất quan trọng khi bạn ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia. Thời gian trong phòng thi trôi qua từng giây từng phút chứ không có nhiều để các bạn học sinh chần chừ. Theo kinh nghiệm của các thầy cô dạy Văn, thời gian luôn tỉ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Thí sinh nên làm phần đọc hiểu trong khoảng 20 phút, câu 1 phần làm văn cần khoảng 20 phút và dành 80 phút còn lại để làm câu Nghị luận văn học. Việc phân bố thời gian sẽ cụ thể như sau:

– Đọc, hiểu: phần này 3 điểm cho 4 câu hỏi từ yêu thấp đến nâng cao, nhưng nhìn chung không khó. Cho nên các em dành tối đa 15 phút.

– Phần làm văn [7 điểm] có 2 câu.

Câu 1: Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 từ: Có thể viết đến 250 từ, lưu ý yêu cầu viết đoạn là khai thác một góc độ của vấn đề chứ không hoàn chỉnh như một bài. Cho nên tránh viết lê thê và dài mấy ngàn từ.

Câu 2: Bài văn Nghị luận văn học: Phần này, học sinh nên dành 85 phút [ dư 5 phút dành cho việc xem lại bài ]. Phân bổ thời gian phù hợp sẽ giúp các bạn không bị sa đà làm câu ít điểm mà quên làm câu nhiều điểm. Đến lúc cuối giờ lại cuống cuồng vắt chân lên cổ mà làm cũng không kịp.

Những bí quyết trên được Gia Sư Việt tổng hợp, hi vọng sẽ giúp các em học sinh lớp 12 đã tìm thấy cho mình phương pháp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn hiệu quả nhất. Kì thi THPT quốc gia được xem quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi học sinh, do đó bên cạnh việc ôn luyện thật kỹ càng, các em cũng nên chuẩn bị cho mình tâm lý ổn định, tinh thần minh mẫn nhất để có thể giành điểm cao và không phụ sự kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô. Chúc các em thành công.

Tham khảo thêm:

♦ Top 10 địa chỉ cung cấp gia sư Văn tại Hà Nội chất lượng nhất

♦ Phương pháp luyện thi THPT Quốc gia bài Tổ hợp các môn Xã hội

♦ Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử cực hay dành cho sĩ tử

Video liên quan

Chủ Đề