350cc máu là bao nhiêu tiền

Để có thể hiến máu cần các tiêu chuẩn như: Tiêu chuẩn về tuổi, cân nặng, huyết sắc tố của người hiến máu. Người hiến máu không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác… Mời các bạn theo dõi những tiêu chuẩn hiến máu cụ thể trong bài viết dưới dây.

1. Ai có thể hiến máu?

  • Người khỏe mạnh, hoàn toàn tự nguyện hiến máu.
  • Tuổi: từ 18 – 60.
  • Cân nặng: ≥ 42 kg với nữ và ≥ 45kg với nam. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng.
  • Huyết sắc tố: ≥ 120 g/l
  • Không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác [vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C, giang mai…].
  • Đã hiến máu lần gần nhất trước đó 12 tuần hoặc hiến thành phần máu lần gần nhất trước đó 3 tuần.
  • Phụ nữ không có thai hoặc không nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi.
  • Mang theo một trong các loại giấy tờ tùy thân: CMND, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe…
  • Người khỏe mạnh mỗi lần hiến không quá 9 ml/kg cân nặng. Người có cân nặng từ 45 – 50 kg có thể hiến 350 ml máu toàn phần, người từ 50 kg trở lên có thể hiến 450 ml máu toàn phần.

 

2. Ai không nên hiến máu?

  • Vừa uống rượu, bia.
  • Có các bệnh mãn tính: Tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày, thần kinh, tâm thần, nội tiết.
  • Đang mắc các bệnh cấp tính.
  • Đã nhiễm nhiễm HIV, viêm gan B, C và các bệnh truyền qua đường máu khác.
  • Có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, viêm gan B, C và các bệnh truyền qua đường máu khác trong 12 tháng gần đây.
  • Nghiện ma túy.
  • Có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người.
  • Nam giới có quan hệ tình dục với người cùng giới khác.

3. Tại sao khi tham gia hiến máu lại cần phải có giấy tờ tùy thân

Mỗi đơn vị máu đều phải có hồ sơ, trong đó có các thông tin về người hiến máu. Theo quy định, đây là thủ tục cần thiết trong quy trình hiến máu để đảm bảo tính xác thực thông tin về người hiến máu.

 

Tag : hiến máu

Ý kiến

Gửi bình luận


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan

    Những ưu điểm khi xét nghiệm máu tại điểm hiến máu cố định

    30 Tháng Sáu, 2021

    Ai cũng hiểu rằng cần phải đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên chúng ta lại rất ngại đến bệnh viện vì sợ mất thời gian. Nếu như…

    Xét nghiệm máu ở đâu chất lượng tốt?

    10 Tháng Mười, 2021

    Chúng ta ai cũng hiểu rằng: “Có sức khỏe là có tất cả”; “Đầu tư cho sức khỏe là khoản đầu tư không bao giờ thua lỗ”… Sức khỏe quan…

    Xét nghiệm tầm soát ung thư giá bao nhiêu?

    05 Tháng Mười Một, 2021

    Bệnh ung thư đang trở thành nỗi ám ảnh với rất nhiều người. Trên thế giới, số lượng bệnh nhân mới và tử vong do bệnh ung thư đều có…

    Hướng dẫn xét nghiệm gen tan máu bẩm sinh [thalassemia]

    26 Tháng Chín, 2022

    Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mang gen bệnh tan máu bẩm sinh [thalassemia] cao trên thế giới với khoảng 12 triệu người mang gen…

    Máu là một chất lỏng lưu thông trong hệ tuần hoàn của cơ thể. Máu gồm hai thành phần chính: các tế bào máu và huyết tương.

    Máu là một chất lỏng lưu thông trong hệ tuần hoàn của cơ thể. Máu gồm hai thành phần chính: các tế bào máu và huyết tương.

    Thành phần và chức năng của máu:

    Máu là một chất lỏng lưu thông trong hệ tuần hoàn của cơ thể. Máu gồm hai thành phần  chính: các tế bào máu và huyết tương.

    Các tế bào máu bao gồm: 
    - Hồng cầu: chiếm số lượng nhiều nhất, chứa huyết sắc tố [chất làm cho máu có màu đỏ]. Hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển khí ôxy từ phổi đến các mô và nhận khí cacbonic từ các mô tới phổi để đào thải. Đời sống trung bình của hồng cầu là 120 ngày; hồng cầu già bị tiêu hủy chủ yếu ở lách và gan. Tủy xương sinh các hồng cầu mới để thay thế và duy trì lượng hồng cầu ổn định trong cơ thể.

    - Bạch cầu: Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các "vật lạ” gây bệnh. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau với đời sống từ một tuần đến vài tháng.  Bạch cầu được sinh ra tại tủy xương.

    - Tiểu cầu: Là những mảnh tế bào rất nhỏ tham gia vào chức năng cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Ngoài ra, tiểu cầu còn làm cho thành mạch mềm mại, dẻo dai nhờ chức năng làm "trẻ hóa” tế bào nội mạc. Đời sống của tiểu cầu khoảng 7 – 10 ngày. Cũng giống như hồng cầu và bạch cầu, tủy xương là nơi sinh ra tiểu cầu.

    Huyết tương: là phần dung dịch có màu vàng, thành phần chủ yếu là nước; ngoài ra còn có nhiều thành phần khác như: kháng thể, đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, các men…

    Huyết tương thay đổi theo tình trạng sinh lý trong cơ thể, ví dụ sau bữa ăn huyết tương có màu đục và trở nên trong, màu vàng chanh sau khi ăn vài giờ. Nếu đơn vị máu có huyết tương "đục” sẽ không được sử dụng vì có thể gây sốc, gây dị ứng cho người bệnh; vì vậy, người hiến máu chỉ nên ăn nhẹ, ăn ít đạm, ít mỡ trước khi hiến máu.

    Lượng máu có trong cơ thể người

    - Lượng máu ở người khỏe mạnh tương đối ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới, cân nặng... Lượng máu tỷ lệ thuận với trọng lượng cơ thể, mỗi người có trung bình từ 70 - 80ml máu/kg cân nặng. Lượng máu tương đối ổn định nhờ cơ chế điều hòa giữa lượng máu sinh ra ở tủy xương và lượng máu bị mất đi hàng ngày. Tuy vậy, nếu mất một lượng máu quá lớn hoặc chức năng sinh máu của tủy xương bị rối loạn thì lượng máu trong cơ thể mất ổn định.

    - Lượng máu liên quan trực tiếp đến hoạt động của cơ thể như khi mất nhiều mồ hôi, hoặc mất nước thì lượng máu có thể giảm do bị cô đặc. Trong những trường hợp bệnh lý như thiếu máu do mất máu, do suy tủy... lượng máu trong cơ thể sẽ bị thay đổi tùy thuộc tình trạng bệnh lý. Nếu mất trên 1/3 tổng lượng máu thì cơ thể sẽ bị rối loạn chức năng của nhiều cơ quan, có thể gây sốc, thậm chí bị tử vong.

    Hiến máu 

    Hiến máu là khi một người tự nguyện cho máu của mình để dùng cho mục đích nghiên cứu, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Người hiến máu có thể hiến máu toàn phần hoặc một số thành phần máu.

    - Hiến máu toàn phần: là hiến máu được lấy từ tĩnh mạch người hiến máu có chứa các loại tế bào máu, huyết tương và được chống đông.

    - Hiến thành phần máu: là hiến một hoặc một số loại tế bào máu và hoặc huyết tương được lấy trực tiếp từ người hiến máu bằng gạn tách và được chống đông.

    Tiêu chuẩn người hiến máu:

    Người hiến máu phải có đủ tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điều kiện khác, cụ thể:

    Tuổi: từ đủ 18 đến 60 tuổi.

    Sức khỏe:

    - Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với nữ, 45 kg đối với nam được phép hiến máu toàn phần. Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến một hoặc nhiều thành phần máu bằng gạn tách.

    - Không mắc các bệnh mạn tính, cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người; không nghiện ma tuý,  rượu; không có các khuyết tật nặng và đặc biệt theo quy định tại Luật Người khuyết tật; không sử dụng một số thuốc có nguy cơ gây đột biến di truyền theo quy định của Bộ Y tế; không mang thai, không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu;

    - Huyết áp tối đa trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tối thiểu trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg; Mạch trong khoảng từ 60 đến 90 lần/phút;
    - Không có một trong các biểu hiện: gày, sút cân nhanh [trên 10% cân nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng]; da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da;

    - Tùy theo hiến máu toàn phần hay thành phần máu mà người hiến máu phải làm các xét nghiệm phù hợp, kết quả xét nghiệm phải đạt tiêu chuẩn theo qui định của Bộ Y tế đối với người hiến máu.

    Ngoài các tiêu chuẩn trên, việc được hiến máu do bác sỹ khám tuyển chọn người hiến máu xem xét, quyết định.

    Những trường hợp phải trì hoãn hiến máu:

     Những người phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng kể từ thờiđiểm:

    - Phục hồi hoàn toàn sau các can thiệp ngoạikhoa;

    - Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh sốt rét, giang mai, lao, uốn ván, viêm não, viêm màng não;

    - Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị động vật cắn hoặc tiêm, truyền máu, chế phẩm máu và các chế phẩm sinh học nguồn gốc từ máu;

    - Sinh con hoặc chấm dứt thai nghén.

    Những người phải trì hoãn hiến máu trong 06 tháng kể từ thờiđiểm:

    - Xăm trổ trênda; Bấm dái tai, bấm mũi, bấm rốn hoặc các vị trí khác của cơthể;

    - Phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể từ người có nguy cơ hoặc đã nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu;

    - Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh thương hàn, nhiễm trùng huyết, bị rắn cắn, viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tuỷ xương, viêm tụy.

    Những ngườì phải trì hoãn hiến máu trong 04 tuần kể từ thờiđiểm:

    - Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh viêm dạ dày ruột, viêm đường tiết niệu, viêm da nhiễm trùng, viêm phế quản, viêm phổi, sởi, ho gà, quai bị, sốt xuất huyết, kiết lỵ, rubella, tả, quaibị;

    - Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng rubella, sởi, thương hàn, tả, quai bị, thủy đậu,BCG.

    Những ngườì phải trì hoãn hiến máu trong 07 ngày kể từ thờiđiểm:

    - Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh cúm, cảm lạnh, dị ứng mũi họng, viêm họng, đau nửa đầuMigraine;

    - Tiêm các loại vắc xin khác các loại đã được quy định ở trên.

    Một số quy định liên quan đến nghề nghiệp và hoạt động đặc thù của người hiến máu:

    Người làm những công việc, hoạt động đặc thù sau đây chỉ hiến máu trong ngày nghỉ hoặc chỉ thực hiện các công việc, hoạt động này sau khi hiến máu tối thiểu 12giờ:

    - Người làm việc trên cao hoặc dưới độ sâu: phi công, lái cần cẩu, công nhân làm việc trên cao, người leo núi, thợ mỏ, thủy thủ, thợlặn;

    - Người vận hành các phương tiện giao thông công cộng: lái xe buýt, lái tàu hoả, lái tàuthuỷ;

    - Các trường hợp khác: vận động viên chuyên nghiệp; người vận động, tập luyệnnặng.

    Ngoài các trường hợp trên việc trì hoãn hiến máu còn do bác sĩ khám tuyển chọn người hiến máu xem xét và quyết định.

    Số lượng lấy máu hiến:

    - Mỗi lần hiến máu toàn phần không quá 250 ml với người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg; không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần đối với người có cân nặng 45 kg trở lên.

    - Mỗi lần hiến một hoặc nhiều thành phần của máu, tổng thể tích máu hiến không được quá 500 ml với người có cân nặng từ 50 kg; không quá 650 ml với người có cân nặng từ 60 kg.

    Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần hiến máu liên tiếp:

    - 12 tuần đối với hiến máu toàn phần hoặc khối hồng cầu bằng gạn tách;

    - 02tuần đối với hiến huyết tương hoặc hiến tiểu cầu bằng gạn tách;

    - Hiến bạch cầu hạt trung tính hoặc hiến tế bào gốc bằng gạn tách máu ngoại vi tối đa không quá ba lần trong 07ngày;

    - Trường hợp xen kẽ hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu khác nhau ở cùng một người hiến máu thì khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến được xem xét theo loại thành phần máu đã hiến trong lần gần nhất.

    Hiến máu theo đúng hướng dẫn không có hại cho sức khỏe
    - Các thành phần máu chỉ có đời sống nhất  định và được thay thế hàng ngày. Ví dụ hồng cầu trong cơ thể có đời sống khoảng 120 ngày và được thay thế bởi hồng cầu mới;

    - Cho đi dưới 1/10 lượng máu trong cơ thể thì không ảnh hưởng tới sức khoẻ.

    Quyền lợi của người hiến máu tình nguyện:
    - Máu sẽ được hoàn trả cho bản thân người hiến máu khi có nhu cầu;

    -  Được làm các xét nghiệm máu miễn phí để kiểm tra trước hiến máu;

    - Được tư vấn miễn phí, đảm bảo bí mật về thông tin cá nhân; được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện;

    - Được chăm sóc, điều trị, hỗ trợ chi phí  khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu theo quy định của pháp luật;

    - Được cơ quan có thẩm quyền xem xét tôn vinh, khen thưởng và bảo đảm các quyền lợi khác về tinh thần, vật chất theo quy định của pháp luật.

    Một số lưu ý với người hiến máu:

    Trước khi hiến máu:

    - Đêm trước không nên thức quá khuya;

    - Ăn nhẹ, không uống rượu bia trước khi hiến máu;

    - Mang theo chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ hiến máu khi tham gia hiến máu;

    -  Chuẩn bị tâm lý ổn định thoải mái…

    Sau khi hiến máu:

    - Hạn chế các hoạt động gắng sức đòi hỏi nhiều thể lực như: đá bóng, tập thể hình, không leo trèo cao, không thức quá khuya;

    - Tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa. Dùng thêm các thuốc cung cấp sắt nếu có thể;

    350 ml máu bao nhiêu tiền?

    - Một đơn vị máu có thể tích 350 ml: 320.000 đồng; - Một đơn vị máu có thể tích 450 ml: 430.000 đồng.

    350cc máu bằng bao nhiêu ml?

    Đối với những người khỏe mạnh thì mỗi người hiến 250cc [=250ml], 350cc [=350ml] hoặc 450cc [=450ml] tùy thuộc vào trọng lượng của cơ thể và tuyệt đối không nên hiến nhiều hơn.

    Hiến 350ml máu mất bao lâu?

    Hiến máu có thể khiến bạn mất nhiều thời gian khoảng 1 giờ 15 phút từ khi bạn vào trung tâm hiến máu và rời khỏi. Quá trình sẽ gồm thời gian bạn được thăm khám, hoàn thành giấy tờ, kiểm tra máu và 15 phút nghỉ ngơi sau khi hiến máu. Tuy nhiên, việc lấy máu chỉ mất khoảng 10 phút.

    1 đơn vị tiểu cầu bao nhiêu tiền?

    STT
    Chế phẩm Khối tiểu cầu theo thể tích
    Giá tối đa [đồng]
    1
    Khối tiểu cầu 1 đơn vị [từ 250 ml máu toàn phần]
    149.000
    2
    Khối tiểu cầu 2 đơn vị [từ 500 ml máu toàn phần]
    309.000
    3
    Khối tiểu cầu 3 đơn vị [từ 750 ml máu toàn phần]
    474.000
    4
    Khối tiểu cầu 4 đơn vị [từ 1.000 ml máu toàn phần]
    594.000
    Điều 4. Chi phí phục vụ cho việc xác định giá của một đơn vị máu toàn ...moh.gov.vn › documents › 723850_KHTC4_30072020_1.docnull

Chủ Đề