Cách xác định số oxi hóa của lưu huỳnh năm 2024

  • * Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 27 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian.

Bài viết này đã được xem 190.829 lần.

Trong lĩnh vực hóa học, khái niệm "oxi hóa" và khái niệm "khử" được sử dụng để chỉ các phản ứng mà trong đó một nguyên tử [hoặc nhóm nguyên tử] mất đi hay nhận thêm một hoặc một vài electron. Số oxi hóa là số được gán cho một nguyên tử [hoặc nhóm nguyên tử] mà nhờ số này chúng ta có thể theo dõi được số electron được trao đổi khi một chất bị oxi hóa hoặc bị khử trong một phản ứng. Quá trình xác định số oxi hóa của nguyên tử có thể rất đơn giản nhưng cũng có thể phức tạp tùy thuộc vào điện tích của nguyên tử cũng như thành phần hóa học của hợp chất mà nguyên tử đó cấu thành. Đối với các dạng vật chất phức tạp, một số nguyên tử có thể có nhiều hơn một số oxi hóa. Tuy nhiên, việc xác định số oxi hóa đã được nêu thành các quy tắc rõ ràng, dễ hiểu nếu bạn đã có nền tảng cơ bản về toán học và hóa học.

  1. Các nguyên tử ở trạng thái tự do, không liên kết với các nguyên tử khác luôn có số oxi hóa bằng 0. Quy tắc này đúng đối với đơn chất cấu tạo bởi một hay nhiều nguyên tử của cùng một nguyên tố.
    • Ví dụ, Al[s] và Cl2 đều có số oxi hóa bằng 0 vì chúng đang ở dạng không liên kết.
    • Chú ý rằng lưu huỳnh dạng S8 - một dạng tồn tại hiếm gặp của lưu huỳnh, cũng có số oxi hóa bằng 0.
  2. Đối với ion, số oxi hóa bằng chính số điện tích của ion. Quy tắc này áp dụng với cả ion tự do và ion trong các hợp chất.
    • Ví dụ, ion Cl- có số oxi hóa là -1.
    • Trong hợp chất NaCl, ion Cl vẫn có số oxi hóa là -1. Vì theo định nghĩa, ion Na có điện tích là +1, ta cũng biết ion Cl có điện tích là -1, vì thế số oxi hóa của ion Cl cũng là -1.
  3. Các ion kim loại có thể có một hoặc nhiều điện tích. Ví dụ, ion sắt [Fe] có thể có điện tích là +2 hoặc +3. Điện tích của kim loại [cũng là số oxi hóa] có thể được xác định dựa trên mối quan hệ với điện tích của nguyên tử khác trong hợp chất, hoặc xác định bằng ký hiệu số la mã ở dạng chữ [ví dụ trong câu "Ion sắt [III] có điện tích là +3."]
    • Ví dụ, xét một hợp chất có chứa ion nhôm kim loại. Hợp chất AlCl3 có tổng điện tích bằng 0. Bởi ta đã biết ion Cl- có điện tích là -1 và có 3 ion Cl- trong hợp chất, vì thế, để tổng điện tích của hợp chất bằng 0, ion Al phải có điện tích là +3. Do đó, số oxi hóa của Al là +3.
  4. Trong ‘’phần lớn’’ các trường hợp, nguyên tử oxi có số oxi hóa là -2, trừ các trường hợp sau:
    • Khi oxi ở trạng thái đơn chất [O2], số oxi hóa là 0, tương tự đối với các nguyên tử nguyên tố khác.
    • Khi oxi nằm trong hợp chất ‘’peroxit’’, số oxi hóa của oxi là -1. Peroxit là một nhóm hợp chất có liên kết đơn giữa hai nguyên tử oxi [hay anion O2-2]. Ví dụ, trong phân tử H2O2 [nước oxi già], oxi có số oxi hóa [và điện tích] là -1. Tương tự, khi oxi nằm trong gốc oxi hóa hoạt tính cao [superoxide], số oxi hóa của oxi là -0,5.
    • Khi oxi liên kết với flo, số oxi hóa của nó là +2. Ta sẽ xét quy tắc đối với các hợp chất chứa Flo ở phần sau. Trong hợp chất [O2F2], số oxi hóa của oxi là +1.
  5. Tương tự như oxi, số oxi hóa của hidro cũng thay đổi trong một số trường hợp ngoại lệ. Thông thường thì số oxi hóa của hidro là +1 [ngoại trừ trường hợp hidro trong đơn chất của nó H2]. Tuy nhiên, trong các hợp chất hidrit, hidro có số oxi hóa là -1.
    • Ví dụ, trong hợp chất H2O, hidro có số oxi hóa là +1 vì oxi có điện tích là -2 và ta cần hai điện tích +1 để trung hòa điện tích tổng. Tuy nhiên, trong hợp chất Natri Hidrit, NaH, hidro có số oxi hóa là -1 vì ion Na có điện tích là +1, và tổng điện tích của NaH là 0, vì thế điện tích của hidro là -1 và cũng là số oxi hóa của hidro trong trường hợp này.
  6. Như đã nêu ở trên, số oxi hóa của một số nguyên tố có thể thay đổi do nhiều nguyên nhân [như trường hợp ion kim loại, nguyên tử oxi trong peroxit, v.v.]. Tuy nhiên, số oxi hóa của Flo không thay đổi và bằng -1 trong tất cả các hợp chất có chứa nguyên tố này. Sở dĩ như vậy là vì flo là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất – hay nói cách khác, nguyên tử Flo khó mất electron nhất so với nguyên tử các nguyên tố khác, ngược lại lại rất dễ hút electron từ nguyên tử nguyên tố khác. Vì thế, điện tích của Flo không thay đổi.
  7. Tổng số oxi hóa của tất cả các nguyên tử trong một hợp chất phải bằng điện tích của hợp chất đó. Ví dụ, nếu một hợp chất không tích điện thì tổng số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong hợp chất đó phải bằng 0; nếu điện tích của một hợp chất cấu thành bởi nhiều ion bằng -1 thì tổng số oxi hóa của các ion cấu thành hợp chất đó phải là -1.
    • Đây là một cách khá hay để kiểm tra lại kết quả bạn tìm được. Nếu tổng các số oxi hóa của các nguyên tử trong hợp chất không bằng tổng điện tích của chất đó thì có lẽ bạn đã gán hoặc tính toán nhầm ở đâu đó. Quảng cáo
  • Một số nguyên tử không tuân theo một quy tắc nhất định nào về số oxi hóa. Nếu nguyên tử đó không tuân theo quy tắc đã nêu ở phần trên và bạn không biết rõ điện tích của nguyên tử đó [ví dụ, nguyên tử này là một phần của một hợp chất lớn hơn, do đó điện tích của nguyên tử không được cho trước], bạn có thể tìm được số oxi hóa của nguyên tử đó bằng cách loại trừ. Đầu tiên, bạn cần xác định số oxi hóa của tất cả các nguyên tử khác trong hợp chất, sau đó chỉ cần giải bài toán tìm số chưa biết dựa trên điện tích tổng của hợp chất.
  • Ví dụ, trong hợp chất Na2SO4, ta chưa biết điện tích của lưu huỳnh [S] – đồng thời nguyên tử lưu huỳnh lúc này không ở trạng thái đơn chất, vì thế số oxi hóa của nó khác 0. Đây là ví dụ mà ta sẽ dùng trong phần này.
  • Sử dụng các quy tắc gán số oxi hóa ở phần trên, ta có thể tìm được số oxi hóa của các nguyên tử nguyên tố khác trong hợp chất. Hãy nhớ xét các trường hợp ngoại lệ đối với O, H, v.v.
  • Trong Na2SO4, dựa trên các nguyên tắc đã nêu, ta biết rằng ion Na có điện tích [cũng là số oxi hóa] là +1, nguyên tử oxi có số oxi hóa là -2.
  • Sau khi xác định được số oxi hóa của tất cả các nguyên tử trừ ẩn số ta cần tìm, ta cần xét số lượng nguyên tử của cùng một nguyên tố trong hợp chất là bao nhiêu. Nhân số này [chỉ số được viết dưới chân và nằm sau kí hiệu hóa học nguyên tố đó trong hợp chất] với số oxi hóa.
  • Trong Na2SO4, ta thấy có 2 nguyên tử Na, 4 nguyên tử O. Vậy ta có 2 × +1, số oxi hóa của Na, được 2, và 4 × -2, số oxi hóa của O, được -8.
  • Cộng các tích số tìm được ta sẽ xác định được số oxi hóa của hợp chất mà ‘’không’’ xét đến số oxi hóa cần tìm.
  • Trong ví dụ về Na2SO4, ta có tổng của 2 và -8 là -6.

Bằng các giá trị đã tính được, ta chỉ cần thực hiện phép tính cộng trừ đơn giản để tìm được số oxi hóa của nguyên tố đang xét. Lập một phương trình trong đó điện tích của hợp chất bằng tổng kết quả thu được ở bước trước cộng với số oxi hóa cần tìm. Hay nói cách khác là: [Tổng các số oxi hóa đã biết] + [số oxi hóa cần tìm] = [điện tích tổng của hợp chất].

Chủ Đề