600 số điện la bao nhiêu tiền

Điện là một nhu cầu thiết yếu không thể nào thiếu trong đời sống và sản xuất hiện nay. Những thiết bị công nghệ, điện tử càng xuất hiện nhiều hơn thì nhu cầu sử dụng điện của con người lại càng gia tăng. Trong bài viết này, Tiki sẽ hướng dẫn cách tính tiền điện trong 1 tháng chính xác nhất. 

Mục lục

Công thức tính tiền điện tiêu thụ trên thiết bị 

Suốt thời gian học ở trung học, chắc hẳn không ai là chưa từng học qua các khái niệm về công suất, đơn vị và các công thức tính công suất, điện năng tiêu thụ, dòng điện,… trong môn Vật lý đúng chứ nhỉ? Nhưng đấy là những kiến thức trên sách vở, đây mới là lúc bạn cần áp dụng những công thức đó vào đời sống thực tế để có thể tính được lượng điện tiêu thụ trên thiết bị một cách dễ dàng. 

>>> Xem thêm: Chi tiết cách tính công suất tiêu thụ điện chuẩn nhất

Tìm công thức tiêu thụ trên thiết bị 

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng trên các thiết bị điện tử trong nhà mình đều có những thông tin và con số rất kỳ lạ không? Ngoài tên sản phẩm, nơi sản xuất, mã số sản phẩm, thì trên mỗi thiết bị ấy đều có thông số về công suất hoặc công suất tiêu thụ [có đơn vị W hoặc kW]. Muốn tính lượng điện tiêu thụ của thiết bị, bạn phải xác định được số công suất hoạt động của thiết bị nhân với thời gian sử dụng theo phép tính sau: 

Lượng điện tiêu thụ của thiết bị = Công suất x Thời gian sử dụng

 Thông số về công suất hoặc điện năng tiêu thụ được in trên mỗi thiết bị [Nguồn: Internet]

Mỗi thiết bị sẽ có công suất tiêu thụ khác nhau. Dựa vào số công suất ấy, ta có thể ước lượng và tính toán được lượng điện tiêu thụ của các thiết bị, từ đó có thể tính được tiền điện trong một tháng mà bản thân và gia đình sử dụng rất nhanh chóng. 

Tính lượng điện năng tiêu thụ 

Bạn có thể áp dụng công thức sau để tính được lượng điện năng tiêu thụ dựa trên công suất của thiết bị:

A=Pxt

Trong đó:

A: lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian t [kWh];

P: công suất của thiết bị [kW];

t: thời gian sử dụng [h].

Ví dụ, bạn có một chiếc bếp từ công suất 2.000 W [2 kW]. Bạn sử dụng khoảng 1 tiếng mỗi ngày. Vậy điện năng tiêu thụ của chiếc bếp lúc này sẽ được tính như sau: 

A= 2 x 1 = 2 [KWh]

Muốn tính tiền điện thì chỉ cần lấy lượng điện năng tiêu thụ này nhân cho số tiền điện được chỉ định tại tòa nhà, gia đình, phòng trọ của bạn nữa thôi. 

>> Xem thêm:

  • Những lỗi bếp từ thường gặp và hướng dẫn cách sửa bếp từ tại nhà
  • Bếp từ SUNHOUSE – chính hãng, giá rẻ, tốt, bền nhất
  • Bếp từ đơn – giá rẻ, an toàn, chính hãng, chất lượng tốt

Cách tính tiền điện theo kWh

Ngoài công thức tính tiền điện dựa trên công suất thiết bị, bạn cũng có thể áp dụng cách tính tiền điện theo kWh dưới đây: 

Mti= [Mqi/T] * N [kWh] * n

Trong đó:

Mti: Mức bậc thang thứ i để tính tiền điện [kWh]

Mqi: Mức bậc thang thứ i quy trình trong biểu giá

N: Số ngày tính tiền

T: Số ngày của tháng trước liền kề

n: Là số hộ dùng chung

[kết quả làm tròn đến hàng đơn vị]

Sau khi áp dụng công thức trên, bạn hãy lấy con số vừa tính được nhân với giá bán lẻ và cộng với VAT 8% sẽ ra tổng số tiền điện phải thanh toán. 

>>> Xem thêm:

  • Cách tiết kiệm điện hiệu quả giúp giảm tối đa lượng điện tiêu thụ
  • 1HP bằng bao nhiêu W? Các đơn vị đo công suất phổ biến

Cách tính tiền điện online đơn giản và nhanh chóng 

Những năm trở lại đây, sự xuất hiện của những tờ hóa đơn điện giấy đã không còn xuất hiện nữa. Thay vào đó là phương pháp tính tiền điện online vừa đơn giản lại tiết kiệm thời gian hơn. Sau đây là các bước tính tiền điện online theo giá điện mới nhất của EVN: 

Bước 1: Truy cập vào website , một giao diện tính tiền điện cụ thể, trực quan sẽ xuất hiện. Trong đó sẽ phân chia thành các đơn vị thanh toán [sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất,…] và các thông số về thời gian, đơn giá theo quy định của Bộ Công thương,… 

Bước 2: Chọn đúng đơn vị/ diện của mình và điền đầy đủ thông tin, thông số như Ngày bắt đầu, Ngày kết thúc, Tổng điện năng tiêu thụ [kWh] và Số hộ dùng điện [nếu là hộ gia đình sử dụng riêng 1 công tơ điện thì điền là 1, tương tự vậy với các đơn vị khác]

Bước 3: Chọn Tính toán sau khi đã điền đầy đủ thông tin. Kết quả trả về sẽ gồm có: Số tiền điện theo từng bậc/biểu giá theo thời gian [số giờ]; số tiền giả định tạm tính của tổng các bậc/biểu giá theo giờ, các chỉ số phụ khác [nếu có], số tiền thuế GTGT và cuối cùng là tổng cộng tiền điện cần thanh toán. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể thanh toán tiền điện qua tài khoản ngân hàng được đăng ký với công ty điện lực tại địa phương sinh sống. Sau khi đăng ký thành công, mỗi tháng tài khoản sẽ tự động trừ tiền thanh toán điện đó mà bạn không cần phải thực hiện thêm bất cứ thao tác nhập liệu nào khác. Bạn có thể liên hệ với ngân hàng cùng với cục điện lực gần nhất để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

>> Xem thêm: Đèn năng lượng mặt trời – Giảm thiểu chi phí điện năng, thân thiện với môi trường.

Cách tính tiền điện trong 1 tháng cho gia đình 

Muốn tính tiền điện tiêu thụ trong một tháng cho gia đình, bạn có thể áp dụng công thức tính lượng điện tiêu thụ của từng các bị điện trong gia đình dựa vào công thức như phần trên. Số điện năng gia đình bạn sử dụng chính bằng tổng lượng điện tiêu thụ các thiết bị đó cộng lại, sau đó nhân cho số ngày trong tháng và giá điện quy định. 

Bạn hãy thực hiện 2 bước dưới đây để tính tiền điện trong 1 tháng cho gia đình: 

Bước 1: Xác định được công suất của thiết bị là bao nhiêu

Ở hầu hết các thiết bị điện tử sẽ đều có nhãn mô tả năng lượng để chúng ta có thể xác định và theo dõi được công suất [với con số đi kèm ký hiệu “W” hoặc “kW”]. Có thể mỗi sản phẩm mang các tên gọi về công suất khác nhau [như công suất đầu vào, công suất tiêu thụ tối đa,…]. Đôi khi bạn sẽ không thấy một con số công suất cụ thể, mà trên đó để một phạm vi như: “40 – 80W” hoặc “100 – 200W”, thì bạn hãy sử dụng một con số nằm giữa phạm vi này để tính công suất nhé! 

Bước 2: Tính lượng điện tiêu thụ

Dựa vào công suất, thời gian sử dụng, hãy áp dụng công thức tính lượng điện tiêu thụ như đã đề cập để tính được tiền điện mà gia đình đã tiêu thụ. Bạn lưu ý đổi đơn vị W sang Kwh để tính chính xác số tiền nha!

Ví dụ trong 1 ngày bạn sử dụng: 

  • Quạt máy 8 tiếng với công suất tiêu thụ là 75 W = 600 W [0,6 Kwh]
  • Tủ lạnh 24 tiếng với công suất tiêu thụ là 150 W = 3.600 W [3,6 Kwh]
  • Tivi 40 inch sử dụng 5 tiếng với công suất tiêu thụ là 70 W = 350 W [0,35 Kwh]
  • Một số vật dụng khác sử dụng trong ngày như: máy sấy, máy tính để bàn, máy giặt,… khoảng 4.000 W [4 Kwh]

Để tính được số điện sử dụng trong 1 tháng, bạn hãy tổng hết công suất tiêu thụ các thiết bị 1 ngày như trên * 30 ngày [hoặc 31 ngày] * giá điện [giả sử là 2.000 đồng]: 

[0,6 + 3,6 + 0,35 + 4] * 30 * 2.000 = 513.000 đồng/tháng

Không quá phức tạp để tính đúng không. Từ nay bạn sẽ biết được mức độ tiêu thụ điện của các thiết bị và sử dụng với thời gian hợp lý hơn, hoặc cân nhắc đổi sang các loại sản phẩm điện tử tiết kiệm điện năng khác. 

>> Xem thêm:

  • Tủ lạnh không lạnh: 11+ Nguyên nhân và cách khắc phục
  • Quạt điều hòa – Top sản phẩm làm mát, giá tốt nhất hiện nay
  • Quạt sưởi – giá rẻ, làm ấm, tiết kiệm điện, chất lượng cao
  • Quạt điện uy tín, chính hãng, chất lượng, giá tốt

Cách tính tiền điện phòng trọ mới nhất 

Thực tế, cách tính tiền điện phòng trọ cũng không khác mấy với cách tính tiền điện cho hộ gia đình. Nhà nước, Bộ Công thương đã đặt ra những điều luật rõ ràng về tính tiền nước cho người thuê trọ để đảm bảo tính công bằng và văn minh. 

Thông tư 25 của Bộ Công thương đã ban hành về giá điện rằng người thuê nhà sẽ thanh toán tổng cộng 2.215 đồng với mỗi 1 kWh [trong đó gồm: 2.014 đồng/ kWh +10% VAT – tính theo giá điện BẬC 3]. 

Dưới đây là Bảng giá điện được quy định bởi Bộ Công thương: 

Bậc 1 [0 – 50 kWh] là 1.678 đồng/kWh

Bậc 2 [51 – 100 kWh] là 1.734 đồng/kWh

Bậc 3 [101 – 200 kWh] là 2.014 đồng/kWh

Bậc 4 [201 – 300 kWh] là 2.536 đồng/kWh

Bậc 5 [301- 400 kWh] là 2.834 đồng/kWh

Bậc 6 [401kWh trở lên] là 2.927 đồng/kWh.

Bạn có thể áp dụng công thức tính lượng điện tiêu thụ như trong bài viết nhắc đến để tính tiền điện khi ở trọ chính xác. Tham khảo thêm các điều khoản về tính tiền điện dành cho công dân Việt Nam tại đây. 

Trên đây là bài viết tổng hợp về cách tính tiền điện đơn giản, nhanh chóng nhất mà Tiki đã tổng hợp được. Mong rằng, qua đây bạn đã biết thêm nhiều thông tin hữu ích về cách tính tiền điện cho gia đình mình. Nếu thấy bài viết hay, đừng quên chia sẻ rộng rãi để gia đình và bạn bè cùng được biết nhé! Ngoài ra, nếu cần tìm mua các sản phẩm điện gia dụng, điện tử mới cho gia đình, đừng quên ghé Tiki.vn và hãy tiếp tục theo dõi các bài viết khác tại Tiki Blog để cập nhật thêm nhiều xu hướng nổi bật của năm 2023 này. 

600 kWh bao nhiêu tiền?

Bậc 1: Từ 0-50kWh: 1.728 đồng/kWh [giá cũ là 1.678 đồng/kWh]. Bậc 2: Từ 51 – 100 kWh: 1.786 đồng/kWh [giá cũ là 1.734 đồng/kWh]. Bậc 3: Từ 101 – 200 kWh: 2.074 đồng/kWh [giá cũ là 2.014 đồng/kWh]. Bậc 4: Từ 201 – 300 kWh: 2.612 đồng/kWh [giá cũ là 2.536 đồng/kWh].

500 số điện hết bao nhiêu tiền?

+ Bậc 1: Từ 0 – 50kWh: 1.678 đồng/kWh [giá cũ là 1.549 đồng/kWh]. + Bậc 2: Từ 51 – 100kWh: 1.734 đồng/kWh [giá cũ là 1.600 đồng/kWh]. + Bậc 3: Từ 101 – 200kWh: 2.014 đồng/kWh [giá cũ là 1.858 đồng/kWh]. + Bậc 4: Từ 201 – 300kWh: 2.536 đồng/kWh [giá cũ là 2.340 đồng/kWh].

Bao nhiêu tiền 1 số điện dân dụng?

Biểu giá điện sinh hoạt 6 bậc mới nhất: Cao nhất 3.015 đồng/kWh.

1kg diện là bao nhiêu tiền?

Bậc 1: Từ 0 – 50kWh: 1.678 đồng/kWh [giá cũ là 1.549 đồng/kWh]. Bậc 2: Từ 51 – 100 kWh: 1.734 đồng/kWh [giá cũ là 1.600 đồng/kWh]. Bậc 3: Từ 101 – 200 kWh: 2.014 đồng/kWh [giá cũ là 1.858 đồng/kWh]. Bậc 4: Từ 201 – 300 kWh: 2.536 đồng/kWh [giá cũ là 2.340 đồng/kWh].

Chủ Đề