Ánh sáng tự nhiên là ánh sáng như thế nào

Ánh sáng là gì?

Ánh sáng là tên gọi chung để chỉhoạt động bức xạ điện từ sở hữu những bước sóng nhỏ nằm trong điện từ quang phổ, tính chất của ánh sáng cũng tương tự như mọi hoạt động bức xạ điện từ và chúng được hình thành từ những hạt photon chuyển động theo từng đợt sóng.

Tính chất sóng của ánh sáng cũng còn phụ thuộc vào các nguồn chiếu sáng khác nhau như năng lượng mặt trời, mặt trăng hay bóng đèn [ các bạn có thể tìm hiểu thêm về khái niệm bước sóng ánh sáng là gì để sáng tỏ hơn giải nghĩa này].

Ánh sáng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo nên sự sống và là phần năng lượng không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt, nguồn năng lượng có thể đến từ tự nhiên hoặc nhân tạo với các hiện tượng và sự khác biệt cụ thể về cường độ chiếu sáng.

1.Các loại ánh sáng

  • Phân chia theo nguồn phát sinh ánh sáng

Dựa vào sự phân loại này màánh sáng thành các loại như sau:

  • Ánh sáng tự nhiên do mặt trời tạo ra sẽ được gọi là ánh nắng [hay còn được biết đến với tên là ánh sáng trắng gồm nhiều ánh sáng đơn sắc có khả năng biến thiên liên tục từ sắc đỏtớisắc tím].
  • Ánh sáng tự nhiên do mặt trăng tạo ra mà mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy là ánh sáng thực tế. Đây là ánh sáng được phát sinh do mặt trời chiếu tới mặt trăng sau đó phản xạ tới mắt người
  • Ánh sáng nhân tạo do đèn tạo ra thì được gọi là ánh sáng đèn.
  • Ánh sáng do loài vật ra phát sẽ được gọi là ánh sáng sinh học.

Phân chia theo bước sóng

Xét trên yếu tố này thì ánh sáng được phân thành các loại như sau:

  • Ánh sáng lạnh: Đây là những ánh sáng mà bước sóng tập trung ở gần vùng quang phổ tím.
  • Ánh sáng nóng: Là loại ánh sáng mà bước sóng sẽ nằm ở gần vùng đỏ

2. Một số tính chất quan trọng của ánh sáng

  • Tính chất vận tốc ở trong chân không

Đã có nhiều nghiên cứu từ các nhà khoa học chứng minh vận tốc của ánh sáng ở trong chân không nói riêng và vận tốc của các bức xạ điện từ ở trong chân không nói chung là 299.792.458 m/s. Chúng được ký hiệu là c và không bị phụ thuộc đến hệ quy chiếu.

  • Năng lượng, khối lượng và động lượng

Năng lượng của hạt photon có bước sóng λ được ký hiệu là hc/λ, trong đó:

H là hằng số Planck.

C là tốc độ của ánh sáng ở trong chân không

Do khối lượng nghỉ của hạt photon không có nên động lượng của hạt sẽ bằng năng lượng hạt chia cho tốc độ của ánh sáng.

  • Tính chất tương tác với các loại vật chất

Tương tác với mắt người

Trong mắt người có 3 loại tế bào có khả năng cảm thụ ánh sáng giúp chúng ta cảm nhận được 3 vùng quang phổ khác nhau nghĩa là ba loại màu sắc khác nhau. Nhờ vào sự kết hợp 3 tín hiệu cùng một lúc từ 3 loại tế bào này đã tạo ra những cảm giác màu sắc vô cùng phong phú. Ngoài ra để tạo hình ảnh màu sắc ở trên màn hình thì chúng ta cũng sử dụng 3 loại đèn có khả năng phát sáng tại 3 vùng quang phổ vô cùng nhạy cảm của con người.

Do tế bào cảm giác màu lục và màu đỏ có phổ hấp thụ ở rất gần nhau vì thế mắt người có khả năng phân biệt được rất nhiều loại màu sắc nằm giữa màu lục và màu đỏ [chẳng hạn như màu vàng, màu da cam, màu xanh nõn chuối]. Ngoài ra tế bào cảm giác màu lam và màu lục có phổ hấp thụ nằm ở xa nhau vì thế mắt người sẽ phân biệt màu xanh không tốt.

Về võng mạc của người sẽ được chia thành 2 lớp theo chức năng bao gồm lớp tế bào dẫn truyền xung thần kinh điện thế và tế bào cảm nhận ánh sáng. Xét theo y học thì chúng ta sẽ phân võng mạc thành 10 lớp xét theo cấu trúc giải phẫu mô học cũng như hình thái của nó.

Đối với mắt sinh vật

So với con người thì sinh vật sẽ cảm nhận được nhiều màu sắc hơn [chẳng hạn như chim cảm nhận được 4 màu gốc] hoặc ít hơn [như bò cảm nhận được 2 màu gốc] và tại những vùng quang phổ khác.

Mắt của các loài sinh vật thường nhạy cảm hơn với bức xạ điện từ với bước sóng nằm trong khoảng 300nm cho tới 1.200nm. Đây là khoảng bước sóng trùng khớp với cường độ của vùng phát xạ mạnh nhất trong hệ mặt trời.

3. Vai trò của ánh sáng đối với con người

Ánh sángkhông chỉ giúp chúng ta đảm bảo về các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ, hay phục vụ công việc mà nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Trong một cuộc khảo sát ở Hoa Kỳ cho thấy tới 70% người đi làm cảm thấy không hài lòng về thiết kế chiếu sáng nơi mà họ làm việc

Nguyên nhân chủ yếu là môi trường làm việc thiếu ánh sáng hoặc dư thừa ánh sáng, khiến môi trường làm việc không được thoải mái hay tạo áp lực

Ánh sáng nhân tạo

Ánh sáng để phục vụ cuộc sống hàng ngày chủ yếu là ánh sáng nhân tạo: Trong nhà được chiếu sáng bởi các bóng đèn chiếu sáng bằng sợi đốt, huỳnh quang hay đèncác loại bóng đèn ledtiết kiệm năng lượng. Chiếu sáng ngoài trời thì được lắp đặt bởi các bóng đèn cao áp chiếu sáng Sodium hay Metal hay bóng đèn cao áp led.

Việc chiếu sáng nhân tạo này giúp chúng ta chủ động hơn trong công việc hay bất kỳ một hành động nào trong cuộc sống. Ví dụ làm việc và sinh hoạt vào buổi tối thì ánh sáng tự nhiên không thể đáp ứng được, hay nói đơn giản các ngôi nhà được xây dựng xung quanh được bao kín bởi các tòa nhà cao hơn thì ánh sáng tự nhiên cũng hạn chế, có khi cả ban ngày bạn cũng phải thắp điện.

Nhưng bên ưu điểm thì cũng tồn tại những nhược điểm như: Nếu không biết cách vận dụng và thiết kế hợp lý thì chúng lại gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ: ví dụ ánh sáng dư thừa làm cho cơ thể của bạn trở nên mệt mỏi, mắt hay bị đau nhức

Có những nơi làm việc trang bịánh sángvàng làm cho bạn có cảm giác dễ buồn ngủ và nhanh đau mỏi mắt thậm chí mất tập trung trong quá trình làm việc.

Tình trạng thiếu hay dư thừa ánh sáng làm ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe của con người. Cảnh báo với các loại đèn chiếu sáng huỳnh quang và sợi đốt có chứa thủy ngân cực kỳ gây nguy hiểm cho chính con người chúng ta, làm chứng đau nửa đầu, mất ngủ suy giảm thần kinh

Các loại ánh sáng nhân tạo chúng tôi các chuyên gia về chiếu sáng khuyên bạn nên sử dụng các loại đèn chiếu sáng có ánh sáng sạch, không chứa các chất thủy ngân gây ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường xung quanh của con người.

Ví dụ như các loại đèn chiếu sáng led, đèn ao áp sodium

Ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng nhân tạo chúng ta đã thấy được sự cần thiết cũng như những điều cần lưu ý khi đưa vào sử dụng. Vậy ánh sáng tự nhiên thì sao đây?

Ánh sáng tự nhiên là một giải pháp tối ưu nhất khi đưa vào sử dụng, được khoa học và các viện nghiên cứu đây là ánh sáng mang lại sự an toàn tuyệt đối cho con người.

Nhưng chúng không thể đáp ứng được 24/24 cho cuộc sống của chính chúng ta, chính vì thế nếu bạn muốn sử dụng được ánh sáng tự nhiên nhiều nhất hãy chú ý đến không gian thiết kế nội thất cũng như không gian sống của mình để tận dụng ánh sáng tự nhiên một cách hiệu quả nhất.

Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học ánh sáng không chỉ ảnh hưởng tới các giác quan của con người mà còn ảnh hưởng tới cảm xúc, hành vi và tâm trạng cũng như sự cân bằng hooc-môn trong cơ thể.

Qua khảo sát cho thấy: Những người làm việc trong môi trường đầy đủ ánh sáng, không gian thoải mái sẽ có xu hướng vui vẻ, hòa đồng và dễ hài lòng trong công việc, giảm tỷ lệ bệnh tật và các dị tật về mắt. So với những người làm việc trong môi trường ánh sáng tù túng thì họ có vẻ hay cáu gắt, stress và dễ mắc các bệnh liên quan về mắt.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, ánh sáng ảnh hưởng quan trọng tới sức khỏe cũng như cuộc sống của con người, chính vì thế hãy tạo cho mình một không gian chiếu sáng đầy đủ và thiết kế hài hòa hợp lý nhất.

Theo khảo sát của một công ty chuyên lĩnh vực công nghệ thông tin ở Hà Nội cho thấy nhân viên ngồi ở cửa sổ được hưởng thụ và tiếp xúc với ánh sáng thiên nhiên nhiều hơn 173% và có giấc ngủ ngon, sâu hơn so với người không được tiếp xúc ánh sáng thiên nhiên.

Với những người hoạt động và làm việc trong môi trường có ánh sáng thiên nhiên có xu hướng tích cực hơn như chăm hoạt động thể dục thể thao, dã ngoại, hay đơn giản là họ sẽ có tâm trạng vui vẻ hơn so với người làm việc trong môi trường ánh sáng tù túng.

Người đăng: chiu Time: 2021-09-02 09:14:35

Video liên quan

Chủ Đề