Astrazeneca hai mũi cách nhau bao lâu

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế các địa phương khẩn trương báo cáo UBND tỉnh, thành phố xem xét, phê duyệt về thời gian tiêm vắc xin mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca. Nếu đơn vị, địa phương nào không thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng phải chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố.

Trước đó, ngày 20-9, Bộ Y tế có Công văn số 7820/BYT-DP về khoảng cách tiêm mũi 2 vắc xin phòng Covid-19. Theo đó, Bộ Y tế đã cho phép các địa phương tự quyết định việc rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca nhưng phải dựa trên khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới [WHO] và nhà sản xuất.

Trong Công văn số 7820/BYT-DP nói trên, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương cần căn cứ khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới [WHO], hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế về tiến độ tiêm chủng, hiệu lực bảo vệ khi tiêm mũi 2, để tham mưu UBND tỉnh, thành phố về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca. Sau khi được UBND chấp thuận rút ngắn thời gian khoảng cách giữa hai mũi tiêm, Sở Y tế lập kế hoạch, lên danh sách đối tượng tiêm, thông tin đầy đủ cho người dân về hiệu quả, tính an toàn để biết nếu đồng thuận tiêm.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, Bộ Y tế vẫn tiếp tục nhận được công văn của một số tỉnh, thành phố về rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca.

Để kịp thời triển khai tiêm chủng, Bộ Y tế đề nghị, Giám đốc Sở Y tế căn cứ theo hướng dẫn trong Công văn 7820/BYT-DP khẩn trương báo cáo UBND các tỉnh thành, xem xét, phê duyệt về thời gian tiêm vắc xin mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca.

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân. Ảnh: Bộ Y tế

Bộ Y tế cho biết, có thêm nhiều tỉnh, thành phố đề nghị rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm AstraZeneca, hoặc tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca, mũi 2 bằng loại vắc xin khác.

Hiện việc rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi vắc xinvắc xinđã được thực hiện tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía Nam, với khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 6 tuần, thay cho khoảng cách 8 - 12 tuần như hướng dẫn của Bộ Y tế. Trước đó, TP Hồ Chí Minh và tỉnh Long An đề xuất rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca. Thời gian giữa hai mũi tiêm do TP Hồ Chí Minh đề xuất là 6 tuần, thay vì 8-12 tuần như hướng dẫn chung.

Tuần trước, Sở Y tế Hà Nội cũng vừa đồng ý với đề xuất của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật [CDC] Hà Nội về phương án rút khoảng cách giữa 2 mũi vắc xin AstraZeneca về còn tối thiểu 4 tuần. Trước đó, người đã tiêm mũi một vắc xin AstraZeneca ở Hà Nội phải chờ tới 8 tuần trở lên mới tiêm mũi hai.

Được biết, AstraZeneca là vắc xin Covid-19 đầu tiên được cấp phép và sử dụng tại Việt Nam. Hiện, chiến dịch tiêm chủng tại Việt Nam đang sử dụng chủ yếu loại vắc xin này. Bộ Y tế cho biết, theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22 hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt 69,2%, sau tiêm mũi 2 [khoảng cách giữa 2 mũi tiêm dưới 6 tuần] hiệu lực bảo vệ đạt 55,1%; khoảng cách 6 - 8 tuần hiệu lực bảo vệ đạt 59,7%; tiêm mũi 2 sau mũi 1 là 12 tuần hiệu lực bảo vệ đạt 80%. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca là 8 - 12 tuần, Bộ Y tế cũng hướng dẫn tương tự cho người tiêm 2 mũi đều bằng AstraZeneca, hoặc tiêm mũi 2 bằng vắc xin Pfizer cho người tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca.

Thời gian qua Bộ Y tế tiếp tục nhận được công văn của một số tỉnh, thành phố về việc rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm. Bộ đề nghị giám đốc các sở y tế báo cáo UBND tỉnh thành xem xét, phê duyệt.

Tính đến ngày 19-11, cả nước đã tiêm chủng được gần 105 triệu mũi và đang đứng thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á về số lượng mũi vắc xin đã tiêm [sau Indonesia].

Tuy nhiên khoảng cách giữa 2 mũi tiêm bằng AstraZeneca, hoặc tiêm mũi 2 bằng vắc xin khác cho người tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca khá dài, được cho là ảnh hưởng tiến độ tiêm mũi 2 ở nhiều tỉnh, thành phố. Nhưng nếu đảm bảo khoảng cách giữa 2 mũi tiêm thì hiệu quả miễn dịch lại tốt hơn.

Hiện Bộ Y tế đang thúc giục các địa phương hoàn thành mũi 1 toàn dân trong tháng 11 và tháng 12 hoàn thành cả 2 mũi vắc xin.

THÁI AN

BS Trương Hữu Khanh - Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM, Cố vấn chuyên môn Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Những con số về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm: 4, 6, 8 hay thậm chí là 3 tuần xuất phát từ nhiều lý do. Lý do đầu tiên, ngay từ khi nghiên cứu, người ta không thể chờ 4 tuần được. Vì giả định, nếu chích 2 liều vaccine kéo dài 4 tuần trên hơn 10 ngàn người thì thời gian sẽ bị kéo dài ra rất nhiều. Do đó, khi nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã rút ngắn thời gian còn 3 tuần giữa hai mũi tiêm để có thể thấy được hiệu quả. Nhưng về nguyên tắc, 2 mũi vaccine cùng loại khi chích thì cần cách nhau ít nhất là 4 tuần. Nên dù thời gian giữa 2 mũi tiêm trong giai đoạn nghiên cứu là 3 tuần, nhưng khi ứng dụng thực tế, các nhà khoa học đã kéo dài thời gian ra 4 tuần.

Mặt khác, tuy cũng có thể tiêm mũi vaccine thứ hai sau mũi đầu tiên từ 6, 8 và 12. Nhưng thời gian giữa 2 mũi tiêm còn phụ thuộc vào một yếu tố là nguồn vaccine. Nên tại Việt Nam lúc đầu thời gian cách nhau được quy định giữa 2 mũi vaccine là 4 tuần, có khi lại là 6, 8, 12 tuần. Tuy nhiên, đối với những người cần sớm tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine Covid-19 để phục vụ cho công tác phòng chống dịch ở tuyến đầu, thì không nên chờ 6, 8, hay 12 tuần để tiêm vaccine khi nguồn vaccine Covid-19 đã có sẵn.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, trân trọng!

1. Vì sao cần khoảng cách giữa 2 mũi tiêm?

Việc tiêm vaccine mang lại nhiều lợi ích cho bản thân người tiêm và cộng đồng. Tiêm vaccine là biện pháp hạn chế mắc bệnh. Tiêm vaccine cũng là để người mắc bệnh không dễ dàng lây cho người khác và khó bị người khác lây. Tuy nhiên, mục tiêu này chưa thể đạt được nếu tỷ lệ tiêm vaccine còn thấp.

Đặc biệt, việc tiêm vaccine giúp người mắc bệnh [đã được tiêm] không bệnh nặng, và giảm rõ rệt nguy cơ tử vong.

Theo PGS.TS. Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, việc mũi 2 cách mũi 1 trong 1 khoảng thời gian nhất định tuân theo hướng dẫn của các nhà sản xuất giúp cơ thể có được miễn dịch đầy đủ và bền vững chống lại tác nhân gây bệnh.

Lưu ý không tiêm vaccine sớm hơn lịch tiêm chủng của mũi vaccine tiếp theo. Nếu bạn bị hoãn tiêm chủng hoặc chưa được tiêm chủng đúng lịch, cần tiêm mũi vaccine nhắc lại sớm nhất và không phải tiêm vaccine lại từ đầu.

Có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca.

2. Có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm

Tính đến nay, có 5 loại vaccine phòng COVID-19 cần tiêm 2 mũi, được đưa vào tiêm cho người dân tại Việt Nam. Mỗi mũi cách nhau theo khoảng thời gian quy định. Cụ thể:

- Vaccine COVID-19 do hãng Astra Zeneca [Anh] sản xuất: Khoảng cách mũi 1 cách mũi 2 từ 8-12 tuần.

- Vaccine Comirnaty do hãng Pfizer/BioNTech [Mỹ/Đức] sản xuất: Khoảng cách là 3 - 4 tuần.

- Vaccine Moderna mRNA-1273 do hãng Moderna [Mỹ] sản xuất: Khoảng cách là 4 tuần.

- Vaccine COVID-19 [Vero Cell], Inactived do hãng Sinopharm [Trung Quốc] sản xuất: Khoảng cách là 3-4 tuần.

- Vaccine Spunik V do Viện Nghiên cứu Gamaleya [Nga] sản xuất: Khoảng cách là 3-4 tuần.

Mới đây, Bộ Y tế vừa cho phép các tỉnh, thành phố tự quyết định việc rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca. Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO], khoảng cách giữa 2 mũi tiêm AstraZeneca có thể là 4 tuần. Tuy nhiên, phải đảm bảo tuân thủ theo khuyến cáo của WHO, hướng dẫn của nhà sản xuất và phù hợp với tình hình dịch bệnh, đáp ứng được công tác phòng, chống dịch.

3. Tiêm mũi 2 quan trọng như thế nào?

PGS.TS. Dương Thị Hồng cho hay.

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, đối với vaccine tiêm nhiều liều, cần tuân thủ tiêm đủ mũi để đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất. Hiệu lực bảo vệ của vaccine hình thành sau mũi 1 và liều thứ 2 sẽ củng cố và gia tăng hiệu lực đó, đồng thời giúp bảo vệ cơ thể mạnh hơn, kéo dài thời gian hơn.

Với các vaccine phòng COVID-19 có lịch tiêm 2 mũi, nếu không tiêm mũi thứ hai, sau một thời gian, nồng độ miễn dịch sẽ giảm và lâu hơn nữa sẽ không bảo vệ người tiêm 1 mũi vaccine phòng bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh COVID-19 nói riêng. Với mỗi loại vaccine, các nhà sản xuất đã nghiên cứu lịch tiêm nhắc lại để có được miễn dịch cũng như hiệu quả bảo vệ phòng bệnh tốt nhất.

Vì vậy, mọi người cần phải tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine và tuân thủ các mũi tiêm nhắc lại theo khuyến cáo của ngành y tế để giúp phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.

4. Có thể kết hợp 2 loại vaccine?

Tại công văn số 6030/BYT-DP ngày 27/7/2021 về hướng dẫn tiêm 2 liều vaccine phòng COVID-19 nêu rõ: Tất cả những người đã tiêm mũi 1 với loại vaccine nào thì tiêm mũi 2 bằng vaccine đó. Trong trường hợp nguồn vaccine Astra Zeneca hạn chế, chỉ có thể tiêm mũi 2 vaccine do Pfizer sản xuất cho người tiêm chủng mũi 1 vaccine Astra Zeneca [nếu người được tiêm chủng đồng ý], khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8-12 tuần.

Những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine do Sinopharm, Pfizer, Moderna sản xuất thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vaccine cùng loại.

Cần tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine và tuân thủ các mũi tiêm nhắc lại theo khuyến cáo.

Tuy nhiên, trong một thông báo gần đây, Bộ Y tế đã khuyến cáo về việc sử dụng kết hợp hai loại vaccine phòng COVID-19 khác nhau: Trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vaccine COVID-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vaccine khác để tiêm mũi 2. Theo đó, nếu đã tiêm mũi 1 vaccine do Moderna sản xuất thì mũi 2 có thể tiêm vaccine Pfizer và ngược lại.

5. Tiêm kết hợp 2 loại vaccine có ảnh hưởng đến tác dụng phòng bệnh không?

PGS.TS. Dương Thị Hồng cho biết, theo khuyến cáo của WHO, một số quốc gia đã thực hiện việc tiêm kết hợp hai loại vaccine, ghi nhận có hiệu quả bảo vệ phòng bệnh COVID-19 và tính an toàn, một số phản ứng thông thường sau tiêm ghi nhận là chấp nhận được.

Các nghiên cứu gần đây từ một số quốc gia đã chỉ ra rằng tiêm vaccine AstraZeneca ở liều đầu tiên và vaccine Pfizer ở liều thứ hai có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Lượng kháng thể sinh ra tương đương tiêm 2 mũi vaccine Pfizer. Tuy nhiên, sự kết hợp này cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ là các phản ứng thông thường nhiều hơn.

Chúng tôi khuyến cáo người dân cần tiêm chủng đầy đủ hai liều vaccine phòng bệnh COVID-19 ngay khi có cơ hội được tiêm chủng để chủ động phòng bệnh COVID-19 cho chính mình và góp phần tạo miễn dịch cộng đồng để đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm này. [PGS. TS. Dương Thị Hồng]

6. Lưu ý khi tiêm vaccine mũi 2

Cũng như tiêm vaccine COVID-19 mũi 1, tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2 cũng có thể gặp các tác dụng phụ. Thông thường thời gian gặp phải tác dụng phụ trong vòng từ 1 đến 3 ngày. Các triệu chứng có thể gặp thường là sốt, mệt mỏi, đau cánh tay…

Tuy nhiên, không nên quá lo lắng khi gặp các tác dụng phụ này. ThS. BS. Nguyễn Hồng Hà - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam cho hay:

- Sau tiêm nếu sốt nhẹ, dưới 38,5 độ C, không cần uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, có thể giảm đau tại chỗ tiêm bằng cách đắp khăn sạch, mát và ẩm lên vùng tiêm. Đồng thời giảm cảm giác khó chịu do sốt bằng cách uống nhiều nước, mặc trang phục nhẹ, thoáng…

- Nếu sốt cao trên 38,5 độ C hoặc đau nhiều, có thể uống thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol [acetaminophen]. Lưu ý, giữa các liều cần cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ. Không được dùng thuốc chứa corticosteroid [vì làm giảm tác dụng sinh miễn dịch của vaccine trừ trường hợp bị phản vệ nặng].

- Sau tiêm mũi 2, ngoài việc dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao, việc bổ sung nước cho cơ thể là rất quan trọng. Khi uống nước, nên uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống. Nên bổ sung các loại nước hoa quả như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép để cung cấp thêm vitamin cần thiết cho cơ thể. 

Ngoài ra, có thể bù nước và điện giải thông qua dung dịch oresol đường uống. 

- Trong trường hợp cơ thể có các phản ứng bất thường, cần thông báo cho bác sĩ và đến cơ sở y tế để kịp thời xử lý.

//suckhoedoisong.vn/tiem-mui-2-vaccine-covid-19-rat-quan-trong-day-la-ly-do-169211012133419484.htm

Bích Thủy [Nguồn: suckhoedoisong.vn]

Nguyễn Bích Thủy

Video liên quan

Chủ Đề