Bài báo khoa học thuộc lĩnh vực công nghiệp Dệt may và thời trang

Trong 10 năm qua, ngành Dệt may Việt Nam đã nắm bắt được xu hướng dịch chuyển sản xuất của thế giới. Nguồn: internet

Ngành Dệt may trong xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0

ThS. Lê Thanh Thủy - Khoa Viễn thông 1, Học viện Bưu chính Viễn thông

17:00 01/09/2019

Trong 10 năm qua, ngành Dệt may Việt Nam đã nắm bắt được xu hướng dịch chuyển sản xuất của thế giới. Bên cạnh việc giữ vững, đạt mức tăng trưởng tốt ở những thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Dệt may Việt Nam đã có những bứt phá tại các thị trường khác. Ngoài các sản phẩm dệt may truyền thống, các mặt hàng có giá trị tăng cao cũng có tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, là ngành công nghiệp thâm dụng lao động, ngành Dệt may Việt Nam đang phải đối diện không ít khó khăn thách thức từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhiều doanh nghiệp dệt may Nhật Bản chọn Việt Nam là điểm đến

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương hiệu tại Công ty Cổ phần dệt may Hòa Thọ

Dệt may Việt Nam làm gì để không thua trên sân nhà?

Áp lực của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành Dệt may Việt Nam

Với sự nhạy bén và linh hoạt, trong 10 năm qua, ngành Dệt may Việt Nam đã đón được xu hướng dịch chuyển sản xuất của thế giới tới Việt Nam. Bên cạnh việc giữ vững, đạt mức tăng trưởng tốt ở những thị trường xuất khẩu chính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngành Dệt may Việt Nam đã nỗ lực, bứt phá tại các thị trường khác như: Trung Quốc, Nga, Campuchia…

Ngoài các sản phẩm dệt may truyền thống thì các mặt hàng có giá trị tăng cao như: vải, xơ sợi, vải địa kỹ thuật, phụ liệu dệt may cũng có sự tăng trưởng rất tốt. Tuy nhiên, là ngành công nghiệp thâm dụng lao động, ngành Dệt may Việt Nam đang phải đối diện không ít khó khăn thách thức từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Khó khăn, thách thức từ Cách mạng công nghiệp 4.0

Trước xu thế phát triển mới của nền kinh tế thế giới, khi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu diễn ra, với trình độ tự động hóa cao, sử dụng robot, ngành Dệt may Việt Nam tất yếu sẽ mất lợi thế về nhân công giá thấp. Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ đe dọa tới việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả các lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu không được trang bị kiến thức mới, chủ yếu là kỹ năng sáng tạo.

Theo một báo cáo mới đây của Tổ chức Lao động Quốc tế [ILO], máy móc công nghệ của công nghiệp 4.0 có thể thay thế 86% lao động dệt may của Việt Nam trong vài thập kỷ tới. Như vậy, có đến 86% lao động cho các ngành Dệt may và giày dép của Việt Nam có nguy cơ cao mất việc làm dưới tác động từ những đột phá về công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Tỷ lệ này sẽ chuyển thành con số rất lớn, vì dệt may tập trung nhiều lao động ít kỹ năng [khoảng 17% chỉ có trình độ tiểu học] và một tỷ lệ lao động đáng kể không còn trẻ, từ 36 tuổi trở lên [35,84%]. Đây là nhóm không dễ dàng tìm được việc làm thay thế ở trong khu vực chính thức.

Cùng với việc mất lợi thế về nhân công giá thấp và tay nghề cao, Dệt may Việt Nam trong Cách mạng công nghiệp 4.0 còn phải đối mặt với nguy cơ các công ty chuyển dần sản xuất về các nước như Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc… là các quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển và chiếm tới gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam.

Trong công đoạn may, nhìn chung khả năng thay thế ở mức độ trung bình thấp [

Chủ Đề