Bài hát Một mùa xuân nho nhỏ có giai điệu như thế nào

Trong số các tác phẩm thơ từng được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc, bài Một Mùa Xuân Nho Nhỏ [phổ thơ Thanh Hải] là một trường hợp đặc biệt. Đặc biệt không phải vì nó hay hơn các ca khúc khác, như “Mưa rơi” [phổ thơ Tố Hữu], “Lời ru trên nương” [phổ thơ Nguyễn Khoa Điềm], “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh” [phổ thơ Đỗ Quý Doãn] – vì điều này thật không dễ “đong đếm”. Nó đặc biệt vì khi ca khúc hoàn thành, tác giả phần thơ đã qua đời, không được chứng kiến sự thăng hoa của tác phẩm mình để lại. Và đặc biệt vì đây là bài thơ hiếm hoi khi đi vào ca khúc của Trần Hoàn đã được giữ gần như nguyên văn.

Cảm ơn Quý Cô Bác, Anh Chị đã ghé thăm Vàng Son! Tư liệu trên Vàng Son được sưu tầm và tổng hợp từ các Quý Báo, Quý Đài trong và ngoài nước. Bằng việc nhấp vào đường dẫn gốc ở mục trích dẫn [nếu có], Quý Cô Bác, Anh Chị có thể xem đầy đủ nội dung bài viết, đồng thời góp phần ủng hộ các phóng viên, biên tập viên - những người đã dày công biên soạn, chắt lọc để đem đến cho chúng ta những nguồn tư liệu tuyệt vời

[…] Nhà thơ Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn, sinh năm 1930 tại Hương  Điền, Thừa Thiên – Huế. Ông và nhạc sĩ Trần Hoàn [tên thật là Nguyễn Tăng Hích, sinh năm 1928 tại Hải Lăng, Quảng Trị] là đôi bạn thân thiết cùng sống và chiến đấu tại Mặt trận Trị Thiên Huế những năm kháng chiến đầy gian khó. Trước khi mất [ngày 15-12-1980], Thanh Hải là Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên [tên gộp của ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên] và Trần Hoàn đang là Trưởng Ban Tuyên huấn Bình Trị Thiên kiêm Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh.

Nhạc sĩ Trần Hoàn kể: Một hôm, ông vào thăm Thanh Hải tại bệnh viện, thấy Thanh Hải đang đánh vật với chữ nghĩa để gắng hoàn thành bản thảo tập trường ca “Hành khúc người ở lại”. Ông nói nhỏ với bạn: “Thôi, Hải ơi, hãy nghỉ đi. Đừng suy nghĩ nhiều và thức đêm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe đó”. Thanh Hải đáp: “Cảm ơn anh, nhưng cuộc sống có ngừng phút nào đâu và cảm xúc cũng không ngưng đọng lại”.

Thanh Hải là một nhà thơ giàu nghị lực. Càng ý thức được mối hiểm nghèo của bệnh trạng ông càng như chạy đua với thời gian. Trong bức thư gửi một đồng nghiệp đang làm công tác xuất bản ở ngoài Bắc, ông tâm sự: “Tôi luôn luôn có cái ám ảnh của một người đau bệnh hiểm nghèo rằng, không biết mình sẽ nằm xuống lúc nào, nằm xuống để rồi không dậy nữa. Lúc đó để lại bao nhiêu chuyện dở dang, trong đó có những tác phẩm .. Khi có điều kiện, người cảm thấy thoải mái đôi chút là tôi liền ngồi vào bàn. Tôi tự nói: Phải sống những ngày tháng cuối có ích để khi mất đi, mình vẫn làm việc đến giờ chót”.

Như vậy là, suốt nhiều ngày liền, nhà thơ cứ vật vã, run run tay bên những trang bản thảo. Bà Thanh Tâm, vợ ông cũng không biết chồng mình viết gì. Chỉ đến khi nhà thơ trút hơi thở cuối cùng, mọi người mới xúc động được biết, một trong số đó là bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ, và một bài ông viết tặng vợ: “Anh nằm mà ao ước/ Trở lại với cuộc đời/ Dù đi lại được thôi/ Cùng em vui ngày tháng/ Từ khi anh nằm xuống/ Đời có em dịu hiền…”. Đây được ghi nhận như bài thơ tình cuối cùng của đời thơ Thanh Hải.

Ngày tiễn đưa nhà thơ Thanh Hải trở về Đất Mẹ là một ngày mưa buồn. Nhiều bạn bè, đồng chí và những người yêu thơ đã đi sau linh cữu ông, tác giả của thi phẩm “Mồ anh hoa nở” nổi tiếng một thời .. Thi hài nhà thơ Thanh Hải được an táng tại một nghĩa trang ở dốc Nam Giao, là mảnh đất mà nhà chí sĩ Phan Bội Châu mua từ thời Cụ bị giam lỏng ở Huế, với ý nguyện dành để chôn cất các nhà yêu nước và cách mạng ở Huế. Bên cạnh mộ Thanh Hải là mộ của các bậc đàn anh như Nguyễn Chí Diểu, Hải Triều .. Nhạc sĩ Trần Hoàn thay mặt Ban tổ chức tang lễ đọc điếu văn. Khi ông đọc được nửa chừng thì bà Thanh Tâm chuyển cho ông bản thảo bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ. Trần Hoàn mắt kính nhòe lệ. Ông vừa đọc vừa nghẹn ngào thổn thức khiến những người dự lễ tang cũng không giấu được tiếng nức nở, nhất là đến đoạn kết bài thơ thì tất cả đều òa lên, hòa cũng tiếng gió mưa thao thiết ..

Sau lễ hạ huyệt, Trần Hoàn ngồi im lặng hồi lâu bên mộ bạn. Ông đọc lại bài thơ, thấy hối thúc một nỗi niềm cần phải đáp đền bằng .. âm nhạc ..

Đọc thêm: Lời người ra đi – Trần Hoàn & Hoàng Thi Thơ

– Bài viết: Ca khúc ” Một mùa xuân nho nhỏ” của nhạc sĩ Trần Hoàn: Khúc hoan ca thăng hoa từ nước mắt
– Tác giả: Nguyễn An Định
– Nguồn tin: Báo Công An Nhân Dân [VNCA Xuân 2011]– Xuất bản: 2011.01.31 08:45

– Đường dẫn: //vnca.cand.com.vn/


– Thời gian khai thác: 2022.01.07 23:00 VST

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Đề bài: Những yếu tố: thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ,… đã được sử dụng như thế nào để tạo được nhạc điệu trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”?

Trả lời:

Quảng cáo

Nhạc điệu bài thơ được tạo nên nhờ sử dụng các yếu tố:

●   Thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, gần với dân ca, gieo vần liền tạo sự liền mạch cho cảm xúc.

●   Sự hài hòa giữa hình ảnh tự nhiên, giản dị với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng.

●   Ngôn ngữ thơ trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp ngữ.

●   Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 9 ôn thi vào lớp 10 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: fb.com/groups/hoctap2k7/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát kiến thức trọng tâm, hệ thống lại câu hỏi phần Tiếng Việt, các tác phẩm văn học, bài thơ có trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

161

7961

Audio

/channel/7961/

audio

329791

Một mùa xuân nho nhỏ

0

6101

Tết Giáp Ngọ - 2014

tetonline

/channel/6101/

Article

Một mùa xuân nho nhỏ

Cập nhật lúc 21:47, Thứ Sáu, 13/01/2012 [GMT+7]

Tết đến, xuân về, ai ai cũng thường vui vẻ, hân hoan. Nhưng bài hát khiến người ta phải suy tư, trầm mặc, có chút gì đó bùi ngùi. Tôi không sao quên được Giao thừa Tết Tân Dậu [năm 1981]. Trong một chương trình ca nhạc gồm những bài hát viết về mùa xuân chẳng mấy đặc biệt, tôi bỗng nghe được một bài rất lạ, thú vị, nghe mà thấy gai người. Không phải vì sự kinh sợ theo nghĩa thông thường của từ này mà vì bài hát quá hay, đã lâu lắm tôi mới được nghe một bài như thế. Giai điệu nghe cứ bâng khuâng, nao nao thế nào. Ở cái khoảnh khắc giao nhau giữa năm cũ và năm mới, giữa cái cuối đông và đầu xuân, trong cái rét ngọt của đêm trừ tịch, sau những tràng pháo rộ lên rồi vẫn tiếp tục râm ran đây đó [khi ấy chưa cấm đốt pháo], người ta quây quần lại, ngả cỗ cúng giao thừa xuống, rồi vui vẻ nâng cốc chúc nhau. Ai cũng hoan hỉ, hồ hởi, rộng lượng, sẵn sàng thể tất mọi thứ, cho qua tất cả để bước vào năm mới. Nhưng qua đi giây phút ấy? Trẻ con lên giường ngủ. Người lớn thao thức và không ít người ngồi suy ngẫm, chiêm nghiệm cuộc đời. Bài hát thật phù hợp với tâm trạng những người như vậy. Đó là bài “Một mùa xuân nho nhỏ” của Trần Hoàn, phổ thơ Thanh Hải.

Bài hát: Một mùa xuân nho nhỏ


Sáng tác: Trần Hoàn
Biểu diễn: Kim Phúc

Trước đó, mọi người đã biết tên tuổi nhà thơ Thanh Hải. Ông được coi như một trong những nhà thơ mở đầu nền thơ ca chống Mỹ ở miền Nam với tập thơ khá tiêu biểu “Những đồng chí trung kiên”. Bài thơ “Một mùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải sáng tác trên giường bệnh trong bệnh viện Trung ương Huế những ngày cuối cùng của cuộc đời. Đó là những ngày tháng 12/1980. Bài thơ là chút tâm sự, chiêm nghiệm của một nhà thơ đã dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Là bạn thân của Thanh Hải, nhạc sĩ Trần Hoàn đã ngay lập tức phổ nhạc bài thơ khi nhà thơ vừa hoàn thành và bài hát nhanh chóng đến với thính giả. “Một mùa xuân nho nhỏ” lại là một thành công đặc biệt thứ hai của Trần Hoàn sau “Lời ru trên nương”. Nhạc sĩ đã tìm được một bài thơ sâu sắc với tứ thơ hay, giàu sức thuyết phục: mỗi người chúng ta hãy khiêm nhường đóng góp chút gì bé nhỏ để góp phần làm nên cuộc đời tươi đẹp, hãy hòa cùng mọi người, hãy sẻ chia với đồng loại, chớ ồn ào, phô trương, chớ chỉ thấy mình, hãy “làm con chim hót, làm một nhành hoa, một nốt trầm xao xuyến” để “biến trong hòa ca”. Tác giả không sử dụng hẳn một chất liệu dân ca vùng nào để tạo nên bào hát. Ta chỉ cảm thấy loáng thoáng chút ví dặm Nghệ Tĩnh ở chủ đề âm nhạc, rồi được biến hóa đi ngay: “Mọc giữa dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc, ơi con chim chiền chiện...”. Bố cục của bài hát vuông vức, ở thể hai đoạn. Đoạn A giai điệu được viết ở giọng thứ, đoạn B chuyển sang trưởng. Cách viết này là thông thường, không có gì đặc biệt. Nhưng ngôn ngữ âm nhạc thật độc đáo bởi tạo dựng được một hình tượng, khiến người nghe cảm thấy bồi hồi, xao xuyến, thắc thỏm, lại pha chút bùi ngùi, nuối tiếc. Đặc biệt ở đoạn B, khi giai điệu đã chuyển hẳn sang điệu trưởng, thông thường sẽ sáng, vui hẳn lên nhưng người nghe vẫn được tô đậm thêm ấn tượng ban đầu do đoạn A đã đem lại: “Mùa xuân, mùa xuân! Một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng cho đời. Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân tôi xin hát...”. Những dấu lặng đơn được đặt sau mỗi tiếng “xuân” gây cho ta cảm giác đúng là những giọt sương long lanh rơi từ những tán lá, nhành cây, mái gianh mà tác giả đã miêu tả ngay từ đầu: “Từng giọt long lanh rơi tôi đưa tay hứng về”. Mùa xuân là mùa hứa hẹn sự sống, mùa sinh sôi của muôn loài. Nhưng đâu chỉ có vui, phơi phới, hớn hở, tưng bừng như người ta quan niệm, mà thực ra còn có rất nhiều suy tư, ngẫm nghĩ, thậm chí buồn nữa chứ. Nhưng là cái buồn thẩm mỹ, chứ không phải buồn bã, buồn nản, yếm thế, tuyệt vọng. Trong bài hát tôi thích nhất hai chi tiết: “Con chim chiền chiện hót chi mà vang trời” và “một nốt trầm xao xuyến”. Chim hót vang trời giữa mùa xuân có “người cầm súng” với “lộc giắt đầy trên lưng”, có “người ra đồng” với “lộc trải dài nương lúa”. Đẹp quá, vui quá! Nhưng sao nét nhạc nghe cứ lặp lại, cái quãng 5 đó xuống chữ “vang” và “trời” sao bâng khuâng thế, sao bùi ngùi vậy? Ôi, mùa xuân của những người nặng lòng với đất nước, đâu chỉ là chuyện riêng bản thân mà là chuyện của giang sơn, đất nước, của muôn người chưa được toàn vẹn hạnh phúc vì còn lắm nỗi gian truân: “Đất nước bốn nghìn năm vất vả và gian lao”. Chính bởi vậy, hãy nguyện làm “một nốt trầm xao xuyến” để “biến trong hòa ca”. Một nốt thôi, lại là nốt trầm, để lẩn vào, lặn xuống, để tan biến. Khiêm nhường biết chừng nào. Nhưng đâu phải vai trò nhỏ. Bè trầm trong hợp xướng là vô cùng quan trọng. Thiếu nó, hợp xướng hẳn sẽ mất hết màu sắc, còn hay sao được nữa. “Một mùa xuân nho nhỏ” ra đời cách đây đã 25 năm. Một phần tư thế kỷ là quãng thời gian quá đủ để khẳng định giá trị bất hủ một tác phẩm nghệ thuật. Từ bấy đến nay, mỗi mùa xuân về, lại có hàng chục bài hát mới ra đời nhưng quả là mỗi dịp nghe “Một mùa xuân nho nhỏ” tôi vẫn thấy nguyên vẹn cảm giác nao nao, bồi hồi, xao xuyến như lần nghe đầu tiên. “Một mùa xuân” ... “nho nhỏ”, nhưng hiệu quả cảm xúc, thẩm mỹ đem lại cho người nghe thì vô cùng mạnh mẽ, lớn lao./.

Theo VOV

Các tin khác

Mùa xuân làng lúa làng hoa [11/01/2012]

Video liên quan

Chủ Đề