Bài hát nối vòng tay lớn sáng tác năm nào năm 2024

Suốt tháng 5 năm 1975, người Việt Nam ở Sài Gòn, Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác đã hát vang bài hát bất hủ của nhạc sĩ Phạm Tuyên Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, một bài hát giờ đây còn được hát trên các sân vận động thi đấu thể thao có đội Việt Nam tham dự cả hôm nay và mãi cho đến những năm sau.

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

T.l

Bây giờ, đất nước chúng ta đang tận sức vươn lên giành chiến thắng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, thể thao, ngoại giao, hội nhập quốc tế. Đó là khát vọng chiến thắng trong hòa bình, trong thống nhất. Đây bắt đầu từ sự chiến thắng chính bản thân mình, chiến thắng những yếu kém lạc hậu và lạc nhịp của mình để vươn lên sánh vai cùng thế giới.

Bây giờ, kỷ niệm ngày hòa bình-thống nhất 30.4.1975, người Việt Nam chúng ta lại hát vang bài Nối vòng tay lớn:

Rừng núi dang tay nối lại biển xa/Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà/Mặt đất bao la anh em ta về/Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng/Bàn tay ta nắm nối trọn một vòng Việt Nam

Cờ nối gió đêm vui nối ngày/Dòng máu nối con tim đồng loại/Dựng tình người trong ngày mới/Thành phố nối thôn xa vời vợi/Người chết nối linh thiêng vào đời Và nụ cười nối trên môi

Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay/Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi/Vượt thác cheo leo tay ta vượt đèo/Từ quê nghèo lên phố lớn nắm tay nối liền/Biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh

Rừng núi dang tay nối lại biển xa/Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà/Mặt đất bao la anh em ta về/Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng/Bàn tay ta nắm nối trọn một vòng Việt Nam

Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay/Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi/Vượt thác cheo leo tay ta vượt đèo/Từ quê nghèo lên phố lớn nắm tay nối liền/Biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh/Biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh/Biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh...

Ngày trước, khi mới sáng tác bài này, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để ca sĩ Khánh Ly hát, giọng hát mang đậm chất trữ tình tự sự.

Đêm nhạc chủ đề Nối vòng tay lớn tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Độc Lập

Nhưng những năm gần đây, Nối vòng tay lớn đã trở thành một bài hát nhạc rock mãnh liệt, có lẽ là bản rock mãnh liệt nhất trong âm nhạc Việt hiện đại. Hóa ra, Nối vòng tay lớn về bản chất là một bản rock đầy khao khát, mạnh mẽ, đầy khả năng thu hút và đương đầu, vừa lạc quan một cách đầy tự tin, tự chủ. Có hai từ được coi là “từ khóa” trong bài hát này, đó là từ “nắm” và “ nối”, nó như biểu tượng của một dân tộc đã quyết giành thống nhất, và khi giành được, sẽ nắm chắc thành quả mà mình đã trải qua bao đau khổ mất mát để có nó.

Cờ nối gió đêm vui nối ngày/Dòng máu nối con tim đồng loại/Dựng tình người trong ngày mới/Thành phố nối thôn xa vời vợi/Người chết nối linh thiêng vào đời/Và nụ cười nối trên môi...

Cho tới cả “Người chết nối linh thiêng vào đời”, thì sự “nối” này đã đi tới lời thề nguyện tột cùng. Âm nhạc và ca từ như thế là quá đậm chất rock, và khi các rocker hát vang bài hát này, có cảm giác những đợt sóng trào cuộn, những cơn cuồng phong khát vọng bay thẳng lên bầu trời. Đó là bản chất của nhạc rock.

Bài hát về ngày thống nhất non sông đã được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác từ mấy năm trước khi hòa bình và thống nhất thực sự đến với dân tộc Việt, với đất nước Việt Nam. Tôi chợt nhớ, nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác bài hát Tiến về Hà Nội khi cuộc kháng chiến chống Pháp còn dăm bảy năm nữa mới tới ngày đoàn quân giải phóng tiến về Thủ đô. Lòng yêu nước, tình yêu nhân dân, niềm tự hào dân tộc đã khiến cả Văn Cao và Trịnh Công Sơn sáng tác được những tác phẩm tiên báo tuyệt vời. Đó là linh cảm của những nghệ sĩ thiên tài.

Bây giờ, khi nghe lại bài Nối vòng tay lớn được trình diễn dưới hình thức rock, được phối hình ảnh một đất nước Việt Nam thanh bình hay một quân đội Việt Nam đủ cả hải, lục, không quân rẽ sóng ra khơi, xung phong chiếm cứ điểm, hay bay lên trời xanh Tổ quốc mình với hào khí ngất trời, càng tự hào và biết ơn người nhạc sĩ gầy gò mảnh khảnh đã sáng tác bài hát mãnh liệt, dữ dội này.

Cả dân tộc Việt Nam ta hãy cùng nhau “Nối vòng tay lớn”, vòng tay siết chặt tình yêu Tổ quốc thiêng liêng và khát vọng đưa đất nước ta tiến lên chinh phục những đỉnh cao mới. Xin cảm ơn cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vì bài hát rock yêu nước thương dân tới tận cùng này.

Đại diện nhiều cơ quan truyền thông chỉ ra khá nhiều nội dung thiếu chuẩn xác của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình hoạt động cấp phép lưu hành, phổ biến ca khúc, công bố thông tin thời gian qua.

Cụ thể, danh mục ca khúc được lưu hành trên website của Cục Nghệ thuật biểu diễn “vênh” với danh sách trên trang web của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Danh mục tác phẩm sáng tác trước năm 1975 của các tác giả khu vực miền Nam thống kê cả nhạc sĩ Văn Cao và một số nhạc sĩ khác người miền Bắc…

Đêm nhạc chủ đề "Nối vòng tay lớn" của Trịnh Công Sơn. Ảnh: Độc Lập.

Riêng về việc cấm lưu hành vĩnh viễn 5 ca khúc trước 1975, báo chí đặt vấn đề: Cục Nghệ thuật biểu diễn cấm vì 5 bài hát này sai tên tác giả, sai ca từ nhưng trước khi cấm, Cục đã trực tiếp hỏi ý kiến chủ sở hữu của tác phẩm hay chưa? Với những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong đó ca khúc “Nối vòng tay lớn” đã rất phổ biến, từng được biểu diễn khắp nơi trên cả nước, vì sao đến thời điểm này, Cục mới yêu cầu thực hiện thủ tục xin cấp phép phổ biến?

Các quy định mà Cục Nghệ thuật biểu diễn đang áp dụng vào thực tế liệu có phù hợp với đời sống không? Cục có ý định đề nghị xây dựng văn bản, quy định khác cho phù hợp không?...

Ông Đào Đăng Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn khẳng định, không phải chỉ có 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975 bị tạm dừng lưu hành như báo chí nêu, mà là 10 ca khúc. Cục hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác cũng như cơ sở pháp lý để đưa ra lệnh tạm dừng.

Về lý do Cục chưa chấp thuận phổ biến 4 ca khúc: Nối vòng tay lớn, Ca dao mẹ, Huế - Sài Gòn – Hà Nội, Đêm thấy ta là thác đổ trong chương trình âm nhạc tưởng niệm cố nhạc sĩ do Trường Đại học Y Dược Huế và gia đình nhạc sĩ tổ chức, ông Hoàn cho biết, đây là việc hoàn toàn đúng pháp luật, được áp dụng theo Nghị định 79 năm 2012 của Chính phủ và Nghị định 15 năm 2016 của Chính phủ về quản lý nghệ thuật biểu diễn.

Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Nghệ thuật biểu diễn trao đổi với báo chí chiều 12-4.

Mặc dù các ca khúc này đã được biểu diễn trong rất nhiều chương trình từ trước đến nay nhưng hoàn toàn chưa có trong danh mục được cấp phép vì chưa có một đơn vị, cá nhân nào đứng ra xin phép. Các chương trình được cấp phép biểu diễn trước đây là do các địa phương tự cho phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Đây là các ca khúc tốt, không có vấn đề gì về mặt nội dung nên các địa phương thường “du di”. Đến thời điểm này, Cục quyết định thực hiện đúng theo quy định của pháp luật vì cho rằng đây là việc làm cần thiết trong thúc đẩy thực thi bản quyền.

Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Lê Minh Tuấn cũng cho biết, quy định pháp luật cho phép cơ quan quản lý nhà nước phát hiện vi phạm là có quyền xử phạt, không cấp phép, không cần biết chủ sở hữu có biết hay không…

Chưa kể, các thủ tục xin cấp phép ca khúc không khó. Vấn đề là phải có đơn vị đứng ra làm thủ tục. Đây không phải là chuyện xin cho như báo chí nêu, mà là việc tuân thủ quy định của luật pháp. Cục không thể tự nắm thông tin tác giả nào sáng tác ca khúc nào, vì hằng ngày, hằng năm đều có các tác giả sáng tác ca khúc mới.

Có ca khúc được lưu hành, được cộng đồng chấp nhận, có “đời sống” riêng, nhưng cũng có ca khúc được sáng tác nhưng không được sử dụng, hoặc “đời sống” chỉ rất ngắn…

Với danh mục thống kê ca khúc được phép lưu hành, phổ biến có sự “vênh” nhau giữa trang web của Cục và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Tuấn khẳng định, chính xác nhất vẫn là danh sách của Bộ. Danh sách của Cục có thể ít hơn vì… dung lượng của Cục nhỏ hơn, không tải hết [?!].

Liên quan đến danh mục cấm ca khúc sáng tác trước năm 1975, ông Lê Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn khẳng định, nếu gia đình tác giả hoặc có cá nhân, tổ chức đưa ra bằng chứng chứng minh tác phẩm đúng tác giả, đúng bản quyền…, Cục sẽ thẩm định, xem xét cấp phép lại.

Với 4 ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chưa được cấp phép phổ biến, ngày 12–4, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã có văn bản cho phép phổ biến ca khúc “Nối vòng tay lớn” vì Trường Đại học Y Dược Huế đã thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định.

Chủ Đề