Bài học kinh nghiệm thực hiện Nghị quyết 22

[ĐHXIII] - Từ thực tiễn công cuộc đổi mới, trực tiếp là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Đại hội XIII đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm, và trong mỗi bài học kinh nghiệm, đại hội đều có những nhận thức mới.

Ảnh minh họa [Nguồn: CPV ]

Bài học thứ nhất về xây dựng Đảng, Đại hội xác định: Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; thường xuyên củng cố, tăng cường đoàn kết trong Đảng và hệ thống chính trị; thực hiện nghiêm các nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng, thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện; hoàn thiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Công tác cán bộ phải thực sự là “then chốt của then chốt”, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, nhất là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.

Điểm mới của bài học này so với các đại hội trước là xác định xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện: Chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; nhấn mạnh xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện; nhấn mạnh hoàn thiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực; nhấn mạnh yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược.

Bài học thứ hai về dân, Đại hội xác định: Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; thắt chặt mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.

Điểm mới của bài học này là phải thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; nhấn mạnh lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.

Bài học thứ ba về lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, Đại hội xác định: Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực, có bước đi phù hợp, phát huy mọi nguồn lực, động lực và tính ưu việt của chế độ xã hội; kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn; đề cao trách nhiệm người đứng đầu gắn liền với phát huy sức mạnh đồng bộ của hệ thống chính trị, giữ vững kỷ cương; coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; thực hiện tốt sự phối, kết hợp trong lãnh đạo, quản lý, điều hành; coi trọng chất lượng và hiệu quả thực tế; tạo đột phá để phát triển.

Điểm mới của bài học này là trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, có bước đi phù hợp; coi trọng chất lượng và hiệu quả thực tế.

Bài học thứ tư về thể chế và giải quyết các mối quan hệ: tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, bảo đảm hài hòa giữa kế thừa và đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, văn hóa, xã hội; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, con người, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường; giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữa độc lập, tự chủ với tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế; thực sự coi trọng, phát huy hiệu quả vai trò của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong phát triển đất nước.

Điểm mới của bài học này là nhấn mạnh tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển [cả kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại].

Bài học thứ năm về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, Đại hội xác định: chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, không để bị động, bất ngờ; kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; xử lý đúng đắn, hiệu quả mối quan hệ với các nước lớn và các nước láng giềng, đánh giá đúng xu thế, nắm bắt trúng thời cơ; phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của đất nước kết hợp với sức mạnh của thời đại; khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Điểm mới của bài học này là nhấn mạnh chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, không để bị động, bất ngờ, "chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện”.

Bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ TP Thanh Hóa đã luôn chăm lo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đặc biệt là sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22–NQ/TW ngày 20-2-2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa X], đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo nên sự chuyển biến tích cực.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa trao giấy khen cho các tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu năm 2017. Ảnh: Thu Vui

Cụ thể hóa nghị quyết bằng những việc làm thiết thực

Để đưa nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống, đảng bộ thành phố đã xây dựng Chương trình hành động số 42–CTHĐ/TU ngày 12-5-2008, phân công các đồng chí trong ban thường vụ thành ủy, ban chấp hành đảng bộ thành phố theo dõi, chỉ đạo cơ sở quán triệt, xây dựng chương trình hành động phù hợp. Trong chương trình hành động phải đánh giá đúng thực trạng, những hạn chế, yếu kém để có giải pháp khắc phục, sửa chữa, gắn với trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Việc thực hiện Nghị quyết 22 được cụ thể hóa bằng các nghị quyết, quyết định, hướng dẫn, chỉ thị, kế hoạch, đề án cụ thể về củng cố, xây dựng, phát triển tổ chức đảng và tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp tư nhân, về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phố, thôn trên địa bàn thành phố, về tiếp tục thực hiện chủ trương bố trí chức danh bí thư đảng ủy, phó bí thư – chủ tịch UBND phường, xã không phải là người địa phương, quy chế đánh giá tập thể cán bộ lãnh đạo, quản lý... Tập trung kiện toàn, hoàn thiện mô hình tổ chức của các loại hình tổ chức cơ sở đảng [TCCSĐ] theo hướng gắn TCCSĐ với lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội. Có thời điểm đảng bộ thành phố có đến 158 TCCSĐ, sau khi một số TCCSĐ chuyển về Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, hiện nay toàn đảng bộ thành phố còn 83 TCCSĐ. Năm 2008 toàn đảng bộ có 13.308 đảng viên, tính đến tháng 5 – 2018 có 20.346 đảng viên. Công tác phát triển đảng viên được quan tâm cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên cũng được nâng lên rõ rệt. Các khuyết điểm, hạn chế trong các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên đã được chấn chỉnh, khắc phục kịp thời, việc đánh giá phân loại TCCSĐ, đảng viên được chú trọng, thực hiện nghiêm túc. Việc tự phê bình và phê bình gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XI, XII] được quan tâm duy trì thường xuyên.

Đi đầu trong thực hiện chủ trương nhất thể hóa chức danh cán bộ ở cơ sở

Công tác cán bộ đã được đảng bộ thành phố quan tâm, coi đây là một trong những giải pháp cơ bản, là khâu đột phá về công tác xây dựng Đảng nhằm không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Ban chấp hành đảng bộ thành phố đã ban hành nghị quyết chuyên đề về công tác cán bộ, từ đó có các giải pháp để tổ chức thực hiện. Các cấp ủy đã chú trọng làm tốt công tác đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm để bố trí vào các chức danh chủ chốt ở cơ sở. Trong 10 năm qua, đội ngũ cán bộ đã được trẻ hóa ở tất cả các lĩnh vực, góp phần tạo nên sức bật, năng động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ. Nhiệm kỳ 2010 – 2015, trong số 47 đồng chí thành ủy viên, có 8 đồng chí là nữ [chiếm 17%], tuổi dưới 35 là 1 đồng chí [chiếm tỷ lệ 2%]. Nhiệm kỳ 2015 – 2020, trong số 44 đồng chí thành ủy viên, có 10 đồng chí là nữ [tỷ lệ 22,7%], tuổi dưới 35 là 3 đồng chí [chiếm 6,8%]. Đội ngũ cán bộ chủ chốt diện ban thường vụ thành ủy quản lý là 402 đồng chí, trong đó trình độ chuyên môn thạc sĩ có 78 đồng chí, đại học 318 đồng chí, cao đẳng, trung cấp có 5 đồng chí. Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp có 131 đồng chí, trung cấp có 247 đồng chí, chưa qua đào 23 đồng chí, cán bộ trẻ dưới 35 tuổi có 36 đồng chí.

Từ năm 2008, thành ủy thành phố đã chọn 5 phường, xã để tổ chức thực hiện thí điểm mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND. Nhiệm kỳ 2015 – 2020, Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục tổ chức thực hiện ở các đơn vị khi đủ điều kiện. Đến nay thành phố có 13 đơn vị đang thực hiện thí điểm mô hình này. Theo đánh giá của Ban Thường vụ Thành ủy, hầu hết các đồng chí được bố trí làm bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch UBND phường, xã đã phát huy được vai trò, trách nhiệm cá nhân, quy tụ được sự đoàn kết, thống nhất trong đơn vị, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Nhiều vấn đề bức xúc tồn đọng nhiều năm được tập trung giải quyết, đem lại lòng tin cho nhân dân. Từ hoạt động thực tiễn, nhiều đồng chí bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch UBND phường, xã đã trưởng thành, có đồng chí sau này được điều động, bổ nhiệm vào các vị trí chủ chốt của thành phố, của tỉnh.

Những bài học kinh nghiệm

Thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW đã góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực, kinh tế - xã hội của thành phố có bước phát triển, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện nghị quyết vẫn còn một số hạn chế. Với quyết tâm đổi mới nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW được tổ chức đầu tháng 8 vừa qua, ban thường vụ thành ủy thành phố đã rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu, đó là:

Để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đòi hỏi phải tiến hành song song hai nhiệm vụ. Phải thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, xây dựng đội ngũ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trí tuệ, phẩm chất đạo đức... Thực hiện đồng bộ các giải pháp, kiện toàn tổ chức đảng, trọng tâm là TCCSĐ, đẩy mạnh phát triển TCCSĐ trong doanh nghiệp, khu dân cư.

Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát. Nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt Đảng, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên mới, khắc phục bệnh thành tích.

Thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, nhất là công tác đánh giá cán bộ phải sát đúng, phải căn cứ năng lực, uy tín, kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao để quy hoạch, bố trí, đề bạt cán bộ, bảo đảm tính công khai, dân chủ, khách quan, khoa học. Phát huy hiệu quả đội ngũ cán bộ chủ chốt khối phường, xã, thôn xóm, bí thư chi bộ, trưởng phố, thôn, trưởng ban công tác mặt trận.

Chăm lo xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, trước hết là bí thư cấp ủy và cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong gương mẫu, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kiên quyết thay thế những cán bộ yếu kém về năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ.

Video liên quan

Chủ Đề