Bài tập tốt nghiệp mầm non mon tao hinh

* Biện pháp 1: Nâng cao công tác tự học, tự rèn của bản thân về lĩnh vực nghệ thuật tạo hình đáp ứng được yêu cầu giáo dục đối với trẻ.

– Học qua internet về phương pháp nặn con vật, hoa quả, đồ vật làm đồ dùng bằng giấy, gấp, cắt các loại lá cây đơn giản nhưng thành những đồ chơi rất hay, hấp dẫn trẻ.

– Tôi cũng tìm tòi, học hỏi thêm các hình thức tổ chức giúp trẻ có điều kiện sáng tạo trong các hoạt động. Tạo cho trẻ biết tự thể hiện khả năng của bản thân, dần dần trẻ thấy vui và yêu thích hoạt động tạo hình.

– Sưu tầm và sáng tạo một số sản phẩm được làm từ nguyên vật liệu thiên nhiên và cách làm như: Làm chong chóng, kính đeo mắt, đồng hồ, các con vật bằng lá dừa, làm mũ cho trẻ đội, làm dây chuyền, dây đeo tay, vòng cổ bằng vỏ ốc…

– Ở hoạt động góc, tùy theo từng chủ đề, tôi lựa chọn nguyên vật liệu và làm những đồ dùng, đồ chơi cho các góc phù hợp với chủ đề đang thực hiện.

* Ví dụ: ở góc xây dựng, chủ đề trường mầm non, tôi đã sử dụng que kem làm hàng rào, ngôi trường, bông hoa từ ống hút, cổng bằng ống chỉ,…các đồ chơi đó đều làm theo tiêu chí tháo lắp được. Trẻ sẽ sử dụng lắp ghép lại và xây trường mầm non của bé, giúp phát triển khả năng tư duy, sáng tạo cho trẻ.

* Biện pháp 2: Xây dựng môi trường vật chất mở để giáo dục nghệ thuật tạo hình cho trẻ mầm non.

Trang trí môi trường lớp học là môi trường vật chất đầu tiên tôi quan tâm và thực hiện. Ở từng góc, ngoài hình ảnh trang trí minh họa phù hợp thì yêu cầu về tính nghệ thuật được tôi chú trọng. Đường nét của hình ảnh minh họa phải sắc nét, chuẩn, có tính ngây thơ phù hợp với trẻ, màu sắc đa dạng, bắt mắt, mang tính nghệ thuật cao để tạo sự lôi cuốn giúp trẻ thích nhìn, thích chiêm ngưỡng cái đẹp.

Việc bố trí các góc cũng phải hợp lý, logic, vì vậy tôi đã nghiên cứu và bố trí mỗi góc chơi mang một hình ảnh nghệ thuật riêng như: Góc phân vai thì bố trí như một cửa hàng bách hóa, góc tạo hình thì bố trí triễn lãm tranh, có hướng mở để trẻ tha hồ lắp ghép, phát huy sự sáng tạo, thõa mãn đam mê học tập, vui chơi của từng trẻ… Chú ý bố trí mỗi góc bố trí khác nhau nhằm phát huy tính nghệ thuật của từng góc, giúp trẻ phát huy sở trường nghệ thuật ở từng góc chơi của mình.

Xây dựng góc tạo hình nghệ thuật mở để trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình, tạo ra các sản phẩm tạo hình khác nhau. Trang trí góc tạo hình mở với các tranh, ảnh, các sản phẩm nghệ thuật dân gian, dùng đồ thủ công mỹ nghệ, các đồ chơi làm bằng đất sét, vật liệu phế thải, hạt bột nhuộm màu, nhiều màu sắc khác nhau, … các nguyên vật liệu nghệ thuật cần thiết cho trẻ vẽ, nặn, xé dán, lắp ghép tạo nên một góc tạo hình mở giúp trẻ có không gian riêng để trẻ sáng tạo, vì đây là một hoạt động nghệ thuật nên rất cần một không gian yên tĩnh, riêng biệt, có màu sắc, có nghệ thuật để trẻ phát huy tính sáng tạo, óc tưởng tượng, tính tư duy để tạo ra sản phẩm nghệ thuật.

* Biện pháp 3: Đổi mới các phương pháp dạy trong hoạt động tạo hình

Để trẻ phát huy hết khả năng thì đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn thay đổi hình thức, phương pháp dạy mới để cho trẻ luôn hứng thú, yêu thích và lúc nào cũng mong đến giờ để hoạt động. Tránh tình trạng trẻ cảm thấy nhàm chán cho trẻ do lặp đi lặp lại cùng một hình thức hay cùng một đề tài.

Để tiết học đạt hiệu quả cao nhất tôi thường tạo môi trường lớp học thân thiện, gần gũi để trẻ có thể thoải mái thể hiện khả năng của mình bằng cách tạo tình huống, sử dụng các bài vè và câu đố để kích thích sự thảo luận, tranh luận nhằm tạo hứng thú, lôi cuốn trẻ.

* Ví dụ: Trước khi cho trẻ hoạt động “Nặn quả cam”, tôi cho trẻ hát bài hát hay bài thơ để tạo sự chú ý ổn định trẻ sau đó cho trẻ quan sát quả cam để trẻ biết được hình dạng, đặc điểm và màu sắc của quả cam. Từ đó giúp trẻ hứng thú hơn trong giờ học.

Khi đã thu hút, lôi cuốn được trẻ thì các phần tiếp theo cũng phải mới lạ, hấp dẫn về mẫu của cô phải phù hợp với trẻ, đòi hỏi phải sáng tạo và thay đổi theo nội dung của bài dạy.

* Ví dụ: Trong buổi dạo chơi xung quanh trường cô cho trẻ ngắm những chậu hoa và hỏi trẻ: Con thích chậu hoa nào nhất nào? Con nhìn xem bông hoa này có màu gì?… Đó là những kiến thức giúp trẻ thực hiện tốt bài học hôm sau “Tô màu những bông hoa đẹp”.

Ngoài ra, tôi cho trẻ tự chọn cùng nhau phối hợp tạo thành sản phẩm mới lạ đặc biệt trong các giờ tạo hình theo đề tài hay theo ý thích. Tôi luôn động viên, khuyến khích trẻ giúp đỡ và bảo ban nhau trong nhóm khi được bạn bè đồng ý. Sau khi trẻ đã hoàn thành sản phẩm của mìnhtôi cho trẻ trưng bày sản phẩmtheo nhóm trẻ cùng làm, cùng sở thích. Tập cho trẻ cách thống nhất và giới thiệu và nhận xét sản phẩm.

* Biện pháp 4: Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào lấy trẻ làm trung tâm

Trước kia, khi mới công tác khi đó tôi còn trẻ, mặc dù rất nhiệt huyết với công việc nhưng vì mới ra trường, kinh nghiệm giảng dạy còn non nớt nên tôi chỉ lo trẻ lớp tôi không làm được yêu cầu của bài học. Vì vậy, nên tôi thường nói và giảng giải rất nhiều, có khi còn làm thay bài cho trẻ và chưa đặt trẻ vào vị trí trung tâm. Sau khi dành thời gian nghiên cứu và học tập, xây dựng kế hoạch giáo dục, dành nhiều thời gian nghiên cứu đề tài thì tôi nhận thấy trong mọi hoạt động và nhất là hoạt động tạo hình phải lấy trẻ làm trung tâm. Có như thế, các hoạt động cũng như phương pháp tôi đưa ra mới đạt hiệu quả.

Trong khi hoạt động trẻ được thực hành, trải nghiệm theo sự định hướng, hướng dẫn của giáo viên. Để thực hiện tốt biện pháp này tôi đã rất khéo léo lựa chọn hệ thống câu hỏi mở để trẻ có thêm các kiến thức, kỹ năng kỹ xảo cho bản thân…Hướng trẻ tới nhiệm vụ của mình trong giờ học tạo hình bằng hệ thống các câu hỏi mở, phát huy khả năng sáng tạo, tính tò mò của trẻ, luôn tạo ra những tình huống để kích thích để trẻ có thể sáng tạo.

Tôi luôn động viên trẻ luôn cố gắng, khuyến khích trẻ sáng tạo ra các sản phẩm đẹp và đúng với yêu cầu của bài học và của cô. Được động viên, khuyến khích nên các bé rât hào hứng muốn được thực hiện, thể hiện tình cảm và cảm xúc, chia sẻ những hiểu biết của mình đối với các sự vật, hiện tượng…Động viên để trẻ có thêm động lực thực hiện ý tưởng của mình. Với trẻ khá tôi hỏi trẻ: Con dùng nguyên liệu gì? Con định làm gì? Vì sao con lại làm như vậy?

* Ví dụ:Trong giờ trang trí thiệp mừng ngày 8/3, mỗi cháu có mỗi ý tưởng tô màu khác nhau. Có cháu tô bông hoa màu đỏ, có cháu tô bông hoa màu vàng hoặc màu hồng…Tùy theo ý thích và cách quan sát của mỗi cháu để tạo ra sản phẩm theo cách riêng của mình

Những sản phẩm trẻ tạo ra bằng chính đôi bàn tay, ý tưởng của mình trẻ đã cảm thấy được thoải mái lựa chọn, thoải mái thực hiện một cách tự nhiên, vui vẻ.

Sau khi trẻ đã tạo ra sản phẩm theo đúng ý tưởng của mình, đúng với mục đích yêu cầu của bài học thì trẻ được tự do, thoải mái để sản phẩm của mình vào đúng nơi yêu thích.

Trong quá trình hoạt động với phương pháp tôi thấy trẻ lớp tôi đã phát huy được tính thích cực trong học tập, khả năng sáng tạo để tạo ra sản phẩm theo ý tưởng của cá nhân mình.Tôi cảm thấy biện pháp này có hiệu quả và sẽ phát huy hơn nữa trong các hoạt động tạo hình của lớp tôi.

2.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:

Giáo dục nghệ thuật tạo hình là một nội dung mới, giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, tư duy, khả năng tưởng tượng, yêu thích cái đẹp, phát huy được năng khiếu về hội họa, rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay, kỹ năng quan sát, cảm nhận cái đẹp từ thế giới xung quanh…để trẻ hình dung, tưởng tượng kết hợp sự giáo dục nghệ thuật tạo hình của cô, trẻ sẽ tạo ra những sản phẩm đẹp.

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện bản thân tôi nhận thấy có những ưu, nhược điểm sau:

* Ưu điểm:

– Nguyên vật liệu tạo hình phong phú, vận dụng được vật liệu phế thải, vừa thân thiện môi trường, vừa không tốn tiền.

– Sự kết hợp với phụ huynh trong việc cung cấp nguyên vật liệu để dạy trẻ trong giáo dục nghệ thuật tạo hình là điều rất cần thiết và thể hiện được sự quan tâm, tính trách nhiệm của cha mẹ với trẻ.

– Giáo viên luôn nghiên cứu, tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo để có những ý tưởng hay, lạ, độc đáo, dễ, vừa với khả năng của trẻ.

* Nhược điểm :

– Đa số trẻ vẫn chưa đi nhà trẻ và còn nhỏ nên kỹ năng tô màu – dán – nặn vẫn còn yếu dẫn đến việc trẻ ít tập trung vào hoạt động tạo hình ở lớp.

– Trang thiết bị, đồ dùng dạy học chưa phong phú, chưa hấp dẫn trẻ… Tranh mẫu của cô chưa phong phú, đa dạng cả về màu sắc lẫn chất liệu còn đơn giản, quen thuộc đối với trẻ dẫn đến sự nhàm chán, mất hứng thú, tập trung vào giờ học.

– Quỹ thời gian đầu tư cho đề tài còn hạn chế nên việc nghiên cứu, sáng tạo để nâng cao chất lượng, đề tài đạt chưa cao theo ý muốn của bản thân.

2.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết:

– Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động chú trọng vào hoạt động tạo hình như làm đồ dùng đồ chơi tự làm, sưu tầm các sản phẩm tự nhiên, sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy…

– Đẩy mạnh công tác học tập, nghiên cứu vững phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ tại lớp Bé trường mầm non Đại Minh.

– Lựa chọn nội dung, đề tài phù hợp với trẻ giúp trẻ hứng thú khi tham gia hoạt đông tạo hình.

– Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong quá trình chăm sóc và giáo dục.

2.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:

* Thực hiện ở tại lớp:

+ Sáng kiến của bản thân tôi đã áp dụng thành công tại lớp, đến nay tôi nhận thấy kết quả rất khả quan điều đó chứng tỏ việc áp dụng các biện pháp của đề tài đã đạt hiệu quả nhất định.

+ Trẻ rất hứng thú hơn trong hoạt động tạo hình.

* Thực hiện ở tại các lớp trong trường:

+ Biết cách chia sẻ với đồng nghiệp niềm say mê của mình vì sự phát triển của trẻ nhất là trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.

+ Động viên giáo viên tìm tòi, suy nghĩ, biết sử dụng hệ thống câu hỏi thông minh, khuyến khích trẻ tìm hiểu và trả lời.

+ Biết cá nhân điển hình cũng như tổ chức thao giảng để giáo viên học hỏi và rút kinh nghiệm tốt khi thực hiện.

2.5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử [nếu có]:

2.5.1.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Sau thời gian áp dụng các biện pháp trên cho đến nay, kết quả có nhiều chuyển biến rõ rệt hơn.

* Đối với giáo viên:

Từ những kinh nghiệm làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu, tôi đã rút cho mình được nhiều bài học: Tận dụng những đồ vật phế thải ở xung quanh và luôn tạo điều kiện cho trẻ được học, được chơi, được tham gia vào quá trình làm đồ chơi cùng với cô giáo một cách hứng thú; thỏa mãn ở trẻ nhu cầu được hoạt động tìm tòi, khám phá,…Có như vậy thì kỹ năng, tư duy của trẻ mới được phát triển tốt hơn.

Trải qua thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục tạo hình cho trẻ, bản thân tôi đã nắm được nội dung, phương pháp để hướng dẫn cho trẻ.

Bản thân đã trang trí môi trường lớp học, làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho các tiết học của trẻ, giúp trẻ có hứng thú hơn trong việc học môn tạo hình.

Để có thể sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi phong phú và đa dạng cho các hoạt động, các chủ đề thì tôi còn tìm hiểu, học tập từ tài liệu, sách báo, từ bạn đồng nghiệp trong trường và từ những trường bạn, từ những cuộc thi đồ dùng đồ chơi do ngành giáo dục tổ chức.

Những bộ đồ dùng đồ chơi trưng bày trong các hội thi được các cô làm muôn màu muôn vẻ, thật sinh động, bền, đẹp mắt, đủ màu sắc thu hút người xem. Những bộ đồ dùng này sẽ được ứng dụng rất nhiều vào trong các hoạt động giáo dục [Làm quen với toán, hoạt động góc, khám phá xã hội,…]

Thông qua việc học tập đó, tôi có thêm nhiều kinh nghiệm, hiểu biết để tìm được nguồn nguyên vật liệu thật đa dạng, tạo ra những đồ dùng, đồ chơi thu hút trẻ hoạt động tích cực hơn.

* Đối với trẻ:

Sau khi áp dụng đề tài này tại lớp thì bản thân tôi thấy đa số trẻ ở lớp có nhiều chuyển biến tích cực. Giờ tạo hình trẻ hứng thú và tập trung hơn. Trẻ có nhiều sáng tạo để tạo ra sản phẩm theo ý thích của mình.

Trẻ biết cảm nhận cái đẹp, thể hiện qua sản phẩm của mình.

Trẻ biết sử dụng các sản phẩm của mình để trang trí góc như góc chủ đề, góc sản phẩm…

* Đối với phụ huynh:

Tôi vận động phụ huynh cùng sưu tầm, đóng góp nguyên vật liệu phế thải, đồ vật sẵn có trong cuộc sống hàng ngày để cô và trẻ làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động. Phụ hunh cũng có hứng thú trong việc này, vì có thể góp một phần nào đó vào việc tạo hứng thú cho trẻ.

2.5.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:

Sáng kiến được áp dụng rộng rãi tại tất cả các lớp 3-4 tuổi và mở rộng ở các độ tuổi khác ở trường MN Đại Minh và đã đem lại kết quả cao.

  1. Những thông tin cần được bảo mật [nếu có]: Không
  2. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

– Để thực hiện tốt các giải pháp trên cần phải có các điều kiện và phương tiện sau:

+ Về CSVC: Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị cần thiết, đồ dùng phục vụ dạy học.

+ Đẩy mạnh công tác tự học, tu dưỡng, rèn luyện chuyên môn.

+ Tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề nhằm học hỏi và nâng cao trình độ.

+ Đầu tư nghiên cứu, soạn giảng, thay đổi hình thức tổ chức linh hoạt nhằm tăng sự lôi cuốn và thu hút trẻ tham gia học tập.

Chủ Đề