Hạng chức danh nghề nghiệp kế toán viên

Có những hạng chức danh nghề nghiệp kế toán nào hiện nay? Đây là kiến thức mà những bạn đang ngành kế toán cần nắm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn những hạng chức danh kế toán viên hiện nay. Cùng theo dõi nhé!

Hạng chức danh kế toán viên cao cấp

Mục lục

Kế toán viên cao cấp là một trong các hạng chức danh nghề nghiệp kế toán. Đây cũng là chức danh có chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong lĩnh vực kế toán. Trong doanh nghiệp, hạng chức danh kế toán viên cao cấp sẽ đảm nhận các nhiệm vụ như sau:

  • Nghiên cứu và xây dựng các văn bản pháp luật về kế toán, tài chính. Bên cạnh đó, kế toán viên cao cấp còn phải chịu trách nhiệm nghiên cứu các đề án chiến lược phát triển công tác đối với ngành và lĩnh vực
  • Tổ chức phối hợp nghiệp vụ của lĩnh vực liên quan đến các cấp quản lý cùng lĩnh vực, đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ
  • Xây dựng tài liệu, hệ thống giáo trình, hướng dẫn đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ công chức làm công tác kế toán
  • Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác kế toán và kiểm tra các nghiệp vụ kế toán
  • Chủ trò công việc tổng hợp, phân tích, đánh giá tài chính và rút kinh nghiệm. Sau đó, kế toán cao cấp sẽ đề xuất các phương án chỉnh sửa, bổ sung về quy trình nghiệp vụ
  • Sửa đổi và bổ sung các quy định về kế toán hiện hành nhằm quản lý chặt chẽ và hiệu quả.

Kế toán cao cấp đảm nhận các công việc cao nhất trong doanh nghiệp

Tìm hiểu thêm về Luật kế toán

Hạng kế toán viên chính

Nói về hạng chức danh nghề nghiệp kế toán thì không thể không nhắc đến hạng kế toán viên chính. Đây là công chức tại cơ quan tổ chức mà có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước từ cấp huyện trở lên. Chức danh này đảm nhận chức năng quản lý về công tác kế toán. Cùng với đó, kế toán viên chính sẽ giúp lãnh đạo đơn vị chỉ đạo cũng như điều hành, quản lý nghiệp vụ kế toán.

Các nhiệm vụ chính mà kế toán viên chính phải đảm nhận đó là:

  • Tham gia nghiên cứu và xây dựng các văn bản pháp luật về kế toán trong doanh nghiệp. Đồng thời, kế toán viên chính có trách nhiệm xét duyệt hệ thống kế toán và các chế độ áp dụng cho đơn vị
  • Tổng hợp, phân tích, đánh giá và rút kinh nghiệm các phương án kế toán, sửa đổi và bổ sung về các nghiệp vụ kế toán. Sau đó, báo cáo lên cấp trên
  • Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra và hướng dẫn các công tác kế toán. Sau đó, kế toán viên chịu trách nhiệm đề xuất các biện pháp chỉ đạo, chấn chỉnh để việc quản lý kế toán đơn vị được thống nhất.
  • Có sự nghiên cứu và hướng dẫn thực hiện công tác kế toán phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm và yêu cầu của địa phương, ngành, đơn vị
  • Tham gia vào quá trình xây dựng tài liệu, giáo trình nghiệp vụ và bồi dưỡng kế toán viên.

Kế toán viên chính đảm nhận công việc quản lý công tác kế toán

Tham khảo thêm dịch vụ Văn phòng giao dịch tại WinPlace

Hạng chức danh kế toán viên

Hạng chức danh kế toán viên là công chức đảm chuyên môn nghiệp vụ đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Kế toán viên thường đảm nhận các nhiệm vụ như sau:

  • Ghi chép, tính toán, thu thập, tổng hợp và phân tích các số liệu kế toán để phục vụ cho các phần việc phụ trách, công tác quản lý điều hành đơn vị;
  • Thực hiện các công tác kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán, bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán
  • Chịu trách nhiệm triển khai công tác tự kiểm tra tài chính kế toán theo quy định
  • Phân tích và đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần việc phụ trách. Đồng thời, kế toán viên chịu trách nhiệm đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nguồn vốn hoặc kinh phí.
  • Tham gia nghiên cứu xây dựng các văn bản pháp luật về ngành kế toán.

Kế toán viên đảm nhận công việc liên quan đến nghiệp vụ

Hạng chức danh kế toán viên trung cấp

Kế toán viên trung cấp là một trong các hạng chức danh nghề nghiệp kế toán mà bạn nên nắm. Kế toán viên trung cấp thường làm việc tại các đơn vị kế toán cấp cơ sở trong doanh nghiệp. Bộ phận này đảm nhận công việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để làm các công việc kế toán ở đơn vị có khối lượng công việc không lớn.

Các nhiệm vụ chính mà kế toán viên trung cấp thường làm:

  • Tổng hợp, kiểm tra, phân loại và xử lý các chứng từ. Bên cạnh đó, bộ phận này còn thực hiện các công việc định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc thành phần kế toán được phân công.
  • Mở, ghi và khóa sổ kế toán thuộc phần việc được phân công phụ trách
  • Lập báo cáo kế toán, báo cáo tài chính và các loại báo cáo khác hàng ngày hoặc theo định kỳ theo sự phân công. Đồng thời, kế toán viên trung cấp phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của số liệu báo cáo
  • Chuẩn bị các số liệu cụ thể để phục vụ cho công việc kiểm kê, hướng dẫn ghi chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán kết quả kiểm kê tài sản
  • Phân tích, đánh giá về tình hình sử dụng, quản lý tài sản, kinh phí thuộc phần việc mà bản thân phụ trách.

Kế toán trung cấp trong doanh nghiệp

Bài viết đã giải đáp cho các bạn kiến thức về hạng chức danh nghề nghiệp kế toán. Như vậy, nếu muốn trở thành kế toán viên giỏi thì bạn cần nắm vững kiến thức chuyên ngành này nhé!

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Thiên Bình

Tốt nghiệp chuyên nghành quản trị văn phòng, với kinh nghiệm hơn 10 năm trong mảng văn phòng dịch vụ - Coworking Space. Thiên Bình luôn mong muốn truyền tải “giá trị mới” giúp các doanh nghiệp trẻ có cái nhìn cận cảnh về mô hình Coworking space, một mô hình văn phòng giúp doanh nghiệp tiếp thu – cải tiến – hiện đại.

Chức danh nghề nghiệp của kế toán là gì?

Nhìn chung, có 4 hạng chức danh nghề nghiệp kế toán là: kế toán viên cao cấp, kế toán viên chính, kế toán viên & kế toán viên trung cấp.

Chức danh chuyên môn của kế toán là gì?

Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 29/2022/TT-BTC, kế toán viên là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về kế toán làm việc tại các cơ quan, tổ chức, thực hiện các công việc của một hoặc nhiều phần hành kế toán hoặc tổ chức thực hiện công tác kế toán ở đơn vị.

Mã ngạch 06.032 là gì?

- Ngạch kế toán viên [mã số 06.031] được áp dụng hệ số lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; - Ngạch kế toán viên trung cấp [mã số 06.032] được áp dụng hệ số lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.

Mã ngạch viên chức là gì?

Mã ngạch viên chức là mã số phân chia viên chức theo từng nghề nghiệp, chuyên môn và cấp bậc phù hợp với họ. Các chuyên ngành viên chức có thể kể đến một số ngành như y tế, giáo dục, lao động, xây dựng, công nghệ thông tin...

Chủ Đề