Bài thơ Trong đầm gì đẹp bằng sen của tác giả nào

Hướng dẫn

Đề bài: Trình bày cảm nhận của em sau khi đọc xong bài thơ “Trong đầm gì đẹp bằng sen“:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích bài thơ Trong đầm gì đẹp bằng sen

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ: Mượn hình ảnh của hoa sen các tác giả dân gian đã đề cao nét đẹp trong nhân cách, tâm hồn con người Việt Nam qua bài ca dao.

2. Thân bài

  • Ý nghĩa thực: vẻ đẹp của bông sen

+ Câu hỏi khẳng định “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

+ Vẻ đẹp hài hòa: lá xanh, bông trắng, nhị vàng

+ Nghệ thuật đổi vần khẳng định bút pháp tinh tế cũng như tuyệt đối hóa vẻ đẹp của hoa sen

+ Sống trong đầm lầy, mọc lên từ bùn nhưng hoa sen vẫn tỏa hương thơm ngát.

  • Ý nghĩa biểu tượng: Bông sen từ thực tế của thiên nhiên, của đầm lầy đã trở thành bông sen biểu tượng. Vẻ đẹp hoa sen hay chính là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước Việt Nam. Mượn hình ảnh hoa sen “ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” để đề cao vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của con người Việt Nam cũng như gửi gắm bài học đến mỗi người trong cuộc sống.
  • Rút ra bài học: Phải luôn luôn kiên trì, có niềm tin vào bản thân để không sa vào vũng bùn của cuộc đời.

3. Kết bài

Ý nghĩa của bài thơ: Mượn hình ảnh hoa sen để mang đến một triết lí sống: giữa cuộc đời lắm bon chen, xô bồ hãy luôn giữ tâm hồn trong sạch, thanh cao.

Xem thêm:  Cảm nghĩ của em sau khi đọc xong truyện cổ tích Sọ Dừa

II. Bài tham khảo

Từ xưa đến nay con người Việt Nam vẫn luôn luôn mang trong mình những đức tính tốt đẹp. Nét trong sáng, thanh cao trong tâm hồn của mỗi người con đất Việt là nguồn cảm hứng bất tận trong ca dao xưa. Mượn hình ảnh của những bông hoa sen thơm ngát, các tác giả dân gian xưa đã ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người dân Việt Nam qua bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Với ngôn ngữ trong sáng và giản dị, bài ca dao đã đem đến cho người đọc cảm nhận tinh tế về cây hoa sen. Hình tượng cây sen được miêu tả cụ thể, chân thực lại vừa mang tính tượng trưng cao. Tác giả dân gian đã khéo léo sử dụng câu hỏi tu từ “ Trong đầm gì đẹp bằng sen” để khẳng định, tuyệt đối hóa vẻ đẹp của cây sen trong đầm. Câu hỏi thực chất đã bao hàm câu trả lời. Nhà thơ dân gian dường như đang đắm chìm vào vẻ đẹp hài hòa của cây sen với miêu tả cụ thể:

“Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”

Ba màu sắc sao mà hài hòa đến thế! Giữa đầm lầy, bông sen trắng muốt như đại diện cho những gì tinh túy của đất trời, của đồng quê vươn lên sống trên đầm lầy. Cánh hoa trắng tinh khôi, thuần khiết, điểm ở giữa là nhị vàng, một màu vàng tươi, tỏa hương thơm ngát được bao bọc bởi những chiếc lá sen màu xanh tươi mát. Một vẻ đẹp hài hòa, thuần khiết. Vẻ đẹp ấy quá ấn tượng khiến cho nhà thơ dân gian phải nhắc lại ở câu thơ thứ ba:

Xem thêm:  Bình luận về sự nôn nóng – Bài văn nghị luận đặc sắc nhất của học sinh đội tuyển văn

“Nhị vàng bông trắng lá xanh”

Câu thơ đổi vần một cách kì lạ. Hai hình ảnh “lá xanh” và “nhị vàng” được giao hoán cho nhau. Nghệ thuật đổi vần chứng tỏ một bút pháp điêu luyện của tác giả, tạo nên một ấn tượng sâu sắc. Có cảm giác như có bàn tay của người thiếu nữ đang nâng niu từng búp sen, trầm trồ vẻ đẹp giản dị của hoa sen. Vẻ đẹp của đầm sen hay cũng chính là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, của làng quê Việt Nam. Tác giả miêu tả với tất cả những gì đẹp nhất, tinh túy nhất, với tình yêu và niềm tự hào mãnh liệt về đất mẹ quê cha.

Câu thơ cuối bài ca dao là một sự khẳng định:

“Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Kể cũng thật kì diệu. Mọc lên từ sự hôi tanh củ bùn, sống giữa đầm lầy toàn bùn nhưng sen vẫn luôn tỏa hương thơm ngát. Hương thơm của sen vẫn chẳng hề mất đi hay phai nhạt, nó vẫn ngát hương giống như bản chất của loài hoa này. Có lẽ những gì thuộc về bản chất sẽ luôn luôn tồn tại.

Bài ca dao không chỉ đơn giản là vẻ đẹp của loài hoa sen mà còn ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc. Từ bông sen của thiên nhiên, của đầm lầy ta liên tưởng đến bông sen của biểu tượng. Bông sen cũng chính là hình ảnh của con người Việt Nam với tâm hồn trong sáng, thanh cao và thuần khiết. Mượn hình ảnh hoa sen để đề cao vẻ đẹp của con người Việt Nam cũng như gửi gắm bài học đến mỗi con người trong cuộc sống. Giống như hoa sen luôn tỏa hương giữa bùn lầy, con người Việt Nam đứng trước bao gian khổ trong cuộc chiến chống ngoại xâm cũng luôn giữ vững vẻ đẹp tâm hồn, không đầu hàng bọn xâm lược. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Và “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” là phẩm chất của mỗi con người cần có trong cuộc sống. Sống trong hoàn cảnh không tốt, môi trường xung quanh không được tốt đẹp thì con người ta phải luôn giữ được những phẩm chất tốt đẹp của bản thân. Đó ới là điều đáng trân quý ở con người. Hình thức có thể phai mờ theo thời gian nhưng nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn thì còn mãi. Phải luôn luôn trau dồi, giữ cho mình một bản chất tốt đẹp. Biết rằng cuộc đời sẽ có nhiều vũng bùn lôi kéo ta, nhưng mỗi người hãy luôn luôn cố gắng kiên trì giữ cho tâm trong sạch thanh cao để mãi là những bông hoa sen tỏa ngát hương giữa đầm lầy.

Xem thêm:  Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ trong bài Bánh trôi nước

Mượn hình ảnh hoa sen bài ca dao đã đem đến một triết lí sống cho con người: sống giữa cuộc đời nhiều bon chen, xô bồ hãy luôn luôn giữ vững một tâm hồn thanh cao, trong sạch. Bài ca dao đề cao vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của con người. Hoa sen với những vẻ đẹp thuần khiết, trắng trong là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn người Việt Nam. Giống như một bài ca dao đã nhắc đến:

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Theo Nhungbaivanhay.vn

Chủ đề: Bác Hồbản thânCảm nhậncon ngườicuộc sốngđầm sengiới thiệuhoa senmôi trườngniềm tinphân tíchthời giantình yêuTrong đầm gì đẹp bằng sen

Tác giả trong câu " Trong đầm gì đẹp bằng sen / là xanh bông trắng lại chen nhụy vang" là nhà thơ Phùng Quán.

#$QuangDung09$

– Hoàng Tiến Tựu [1933 – 1998]

– Quê quán: Thanh Hóa

– Phong cách nghệ thuật: Hồn nhiên, tinh tế, dí dỏm, nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía. Hoàng Tiến Tựu là chuyên gia hàng đầu của chuyên ngành Văn học dân gian.

– Tác phẩm chính: Văn học học dân gian Việt Nam; Mấy vấn đề về phương pháp nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian; Bình giảng truyện dân gian; Bình giảng ca dao…

II. Tìm hiểu tác phẩm Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

1. Thể loại: 

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” thuộc thể loại nghị luận văn học

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

– Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” được in trong Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục, 1996

3. Phương thức biểu đạt:

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” có phương thức biểu đạt là nghị luận

4. Tóm tắt văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”: 

– Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí. Vẻ đẹp cây sen đã được miêu tả tài tình với “lá xanh”, “bông trắng”, “nhị vàng” . Bài ca dao được chuyển vần và thay đổi trật tự từ ngữ một cách tự nhiên, khéo léo, tựa như một dòng sông. Hình ảnh cây sen nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

5. Bố cục bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”: 

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”có bố cục gồm 3 phần

– Phần 1: Từ đầu đến “nhân dân Việt Nam”: Mở bài giới thiệu bài ca dao

– Phần 2: Tiếp đến “thanh cao, trong sạch”: Phân tích bài ca dao

– Phần 3: Còn lại: Kết luận của tác giả bài viết: Hình ảnh cây sen nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay.

6. Giá trị nội dung: 

– Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay qua hình ảnh hoa sen: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

7. Giá trị nghệ thuật: 

– Dẫn chứng, lí lẽ, lập luận logic, chặt chẽ, sắc bén

– Cách triển khai, phân tích các luận điểm rất khoa học, hợp lí

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

1. Hình ảnh cây sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

– Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí.

– Đầu tiên, tác giả khẳng định vẻ đẹp tuyệt đối, không gì sánh được của sen: “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

–  Vẻ đẹp cây sen đã được miêu tả tài tình với “lá xanh”, “bông trắng”, “nhị vàng” nhằm nhấn mạnh sự đa dạng màu sắc của sen

– Bài ca dao được chuyển vần và thay đổi trật tự từ ngữ một cách tự nhiên, khéo léo, tựa như một dòng sông: “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”

– Hình ảnh cây sen nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

2. Hình ảnh cây sen là ẩn dụ cho lẽ sống của người Việt Nam:

– Qua hình ảnh cây sen, bài ca dao nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

– Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát toa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen  trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng trói.

– Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình.

→ Đó chính là cách sống đẹp, cao thượng, dẫu ở trong hoàn cảnh xấu xa, dơ bẩn vẫn giữ vững nhân cách thanh cao. Sống trong sạch là quy tắc, luật sống của con người Việt Nam từ bao đời nay. Nó trở thành đạo đức, nhân cách được bồi dưỡng và bổ sung truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Học tốt bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Tác giả tác phẩm Trong đầm gì đẹp bằng sen

  • Nội dung chính bài Biết người, biết ta hay nhất – Chân trời sáng tạo
  • Biết người, biết ta – Tác giả tác phẩm [mới 2022] – Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 41 Tập 1 – Chân trời sáng tạo
  • Tóm tắt Chân, tay, tai, mắt, miệng hay, ngắn nhất [4 mẫu] – Chân trời sáng tạo
  • Nội dung chính bài Chân, tay, tai, mắt, miệng hay nhất – Chân trời sáng tạo
  • Bố cục Chân, tay, tai, mắt, miệng chính xác nhất – Chân trời sáng tạo
  • Chân, tay, tai, mắt, miệng – Tác giả tác phẩm [mới 2022] – Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo
  • Soạn bài Ôn tập lớp 7 trang 53 Tập 1 – Chân trời sáng tạo
  • Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử – Chân trời sáng tạo
  • Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn – Chân trời sáng tạo
  • Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 55 – Chân trời sáng tạo

Video liên quan

Chủ Đề