Bài viết về xây dựng văn minh đô thị

Phường Giảng Võ, quận Ba Đình tổ chức hoạt động "Sân chơi cuối tuần" cho thanh, thiếu nhi - Ảnh: Phường Giảng Võ

Phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt của Hà Nội. Triển khai kế hoạch về nâng cao chất lượng xây dựng phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2022-2025, các phường, thị trấn thuộc các quận, huyện, thị xã của Hà Nội đang vào cuộc triển khai nhằm góp phần đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở địa phương.

Xây dựng phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị nhằm tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, hiện đại, xây dựng nếp sống văn minh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao chất lượng đời sống, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Trong đó, Thành phố đặt ra nhiệm vụ tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị của từng người dân, từng khu phố, cụm dân cư, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, nét thanh lịch của người Hà Nội, tạo lập thói quen, hình thành nếp sống văn minh, lối sống văn hóa phù hợp với thế giới hiện đại.

Để xây dựng phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, quận Tây Hồ đưa ra mục tiêu 40% phường, thị trấn đạt chuẩn vào năm 2025, bằng với mục tiêu của thành phố đưa ra; phấn đấu 8/8 phường đạt tiêu chí "Phường văn hoá".

Sáng tạo của quận Tây Hồ là phấn đưa ra mô hình "Phường văn hoá" trong thực hiện các phong trào văn hoá, xây dựng đô thị văn minh. Phường đạt danh hiệu văn hóa phải có ít nhất 85% số hộ, 75% số tổ dân phố văn hóa; không để xảy ra tình trạng bạo lực gia đình; không có tụ điểm cờ bạc, ma túy, mại dâm; người dân sống và ứng xử văn minh, thanh lịch; không cởi trần, chửi bậy, đánh nhau, say rượu, bia gây mất trật tự công cộng… 

Triển khai mục tiêu này, đến hết năm 2021, toàn quận đã có 5 phường đạt chuẩn "Phường văn hoá". Việc đạt các tiêu chí "Phường văn hoá" giúp nhiều địa phương từng bước tiệm cận với tiêu chí phường chuẩn văn minh đô thị.

Để "về đích" phường chuẩn văn minh đô thị đúng như dự kiến vào năm 2025, quận Đống Đa đang nâng cấp, cải tạo 109 vườn hoa, sân chơi, 157 nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn. Đồng thời, quận hướng dẫn các phường quy hoạch đất, dành mặt bằng để xây dựng mới khu vui chơi, điểm sinh hoạt công cộng.

Một trong những tiêu chí của phường văn minh là bố trí các điểm vui chơi công cộng trên địa bàn, phường Phúc Xá [quận Ba Đình] đã triển khai xã hội hóa cải tạo mặt bằng và thiết bị vui chơi tại 3 tổ dân phố. Từ khi tổ dân phố có sân chơi ngoài trời với nhiều thiết bị tập thể dục được lắp đặt, người lớn và trẻ em đã có thêm nơi rèn luyện sức khỏe và vui chơi, giải trí… Đây cũng là biện pháp hiệu quả nhằm biến các khu đất trống thành sân chơi phục vụ lợi ích cộng đồng đang được các phường ngoài đê sông Hồng của các quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm thực hiện.

Tại quận Ba Đình, các phường: Giảng Võ, Cống Vị, Liễu Giai, Vĩnh Phúc, Kim Mã, Ngọc Khánh, Thành Công đã tổ chức hoạt động "Sân chơi cuối tuần" cho thanh, thiếu nhi. Qua mô hình này, tổ chức Đoàn Thanh niên đã đồng hành và nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng, mang đến cho các em nhỏ nhiều hoạt động vui chơi, rèn luyện tinh thần đoàn kết, đáp ứng được nhu cầu vui chơi lành mạnh của thiếu nhi trong dịp hè.

Quận Ba Đình chọn phường Điện Biên trở thành phường điểm để xây dựng phường đạt chuẩn văn minh đô thị. Từ khi triển khai, cảnh quan môi trường, trật tự đô thị trên địa bàn đã có nhiều cải thiện. Phường đã phân công lực lượng cụ thể, kiểm tra, xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm về bán hàng rong không đúng quy định, vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường…

Triển khai kế hoạch xây dựng phường văn minh, quận Thanh Xuân tổ chức các phong trào bảo vệ môi trường, nhất là hoạt động phân loại rác thải tại nguồn, chống rác thải nhựa; mô hình khu dân cư bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản thiên nhiên, tiêu dùng xanh và thân thiện môi trường, đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hương ước, quy ước, xây dựng gia đình văn hóa, qua đó gắn kết cộng đồng dân cư trong việc thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Quận đặt ra chỉ tiêu cụ thể: Đến năm 2026, toàn quận có 80% người dân được nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; 100% phường có thiết chế văn hoá, thể thao; 50% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 86-88% gia đình được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa; 75% tổ dân phố được công nhận danh hiệu Tổ dân phố văn hóa; 70-73% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận danh hiệu văn hoá hàng năm.

Huy động nguồn lực xã hội xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa

Triển khai kế hoạch của TP. Hà Nội về nâng cao chất lượng xây dựng phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị giai đoạn 2022-2025, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã đăng ký thực hiện chương trình, tuy nhiên tại một số địa bàn, việc đăng ký số phường đạt chuẩn văn minh đô thị còn thấp.

Nhiều địa phương "kêu khó" trong triển khai các tiêu chí. Bởi phường đạt chuẩn văn minh đô thị có tới 9 tiêu chí lớn bao quát nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá, đó là các tiêu chí về: Quy hoạch đô thị; Giao thông đô thị; Môi trường và an toàn thực phẩm đô thị; An ninh, trật tự đô thị; Thông tin, truyền thông đô thị; Văn hóa, thể thao đô thị; Y tế, giáo dục đô thị; Hệ thống chính trị và trách nhiệm của chính quyền đô thị.

Với một số phường, khó nhất vẫn là tiêu chí văn hoá, thể thao, thí dụ các tiêu chí như: 90% tổ dân phố thuộc phường; 80% tổ dân phố thuộc thị trấn có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao, hoạt động thường xuyên, hiệu quả; hoặc Nhà văn hóa có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm, được quản lý sử dụng đúng mục đích.

Để tháo gỡ vướng mắc này, một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết số 09 của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" là đầu tư, phát triển hệ thống các thiết chế văn hóa.

Hà Nội sẽ tập trung thực hiện 6 nhóm giải pháp. Trong đó, có tập trung nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực xã hội cho công tác quy hoạch, đầu tư, quản lý và khai thác, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa trên địa bàn. Nội dung này sẽ tạo điều kiện cho các phường, xã hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn văn minh đô thị.

Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị đạt từ 40% trở lên [tính trên tổng số phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố], đảm bảo các tiêu chí chung sau: 100% tổ dân phố trên địa bàn có nhà văn hóa hoặc điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao hoạt động thường xuyên, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. 100% tổ dân phố trên địa bàn được công nhận đạt danh hiệu "Tổ dân phố văn hóa" theo quy định; 70% cơ quan, đơn vị trên địa bàn đạt danh hiệu văn hóa theo quy định.

Gia Huy

Hướng dẫn soạn thảo chỉ thị, Cơ sở ban hành Chỉ thị về việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nội dung Chỉ thị về việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị

Mẫu Chỉ thị về việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị

UỶ BAN NHÂN DÂN

QUẬN T

Số:  …/CT-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Ðộc lập – Tự do – Hạnh phúc

T, ngày… tháng …năm …

Về việc chỉ đạo công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị

Để hướng tới kỉ niệm 10 ngày thành lập Thị xã H đã không ngừng vươn lên và đạt được nhiều thành tựu to lớn về chính trị – kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh.  Với việc tập trung đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, chú trọng công tác chỉnh trang đô thị, đã tạo nên một diện mạo mới, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường đã được triển khai sâu rộng trong quần chúng nhân dân, góp phần xây dựng nếp sống văn minh đô thị gắn liền với việc chấp hành pháp luật và các quy định ở cộng đồng dân cư, đơn vị và địa phương.

Mặc dù vậy, bên cạnh những thành quả đạt được, vấn đề thực hiện nếp sống văn minh đô thị vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, nhất là còn một bộ phận không nhỏ dân cư, cán bộ công chức chưa có ý thức chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, Quy chế, Quy ước của cộng đồng, của công sở về giữ gìn vệ sinh môi trường, đường phố và nơi công cộng, thiếu ý thức bảo vệ tài sản công, hành vi ứng xử, giao tiếp chưa phù hợp với nếp sống văn minh đô thị. Nguyên nhân của tình trạng trên là do công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục còn chưa triệt để,  chưa có chế tài xử lí nghiêm các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, ý thức của người dân chưa cao, họ chưa có tinh thần đoàn kết để xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp. Nhằm triển khai thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị số 58/CT –UBND, ngày 10  tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh A về công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị trong toàn tỉnh và để tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá, phát huy những kết quả đã đạt được, tạo ra những chuyển biến tích cực, rõ nét trong xây dựng nếp sống văn minh đô thị của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị xã  yêu cầu các cơ quan, đơn vị nhanh chóng triển khai thực hiện các biện pháp sau:

1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các phường, xã căn cứ chức năng và nhiệm vụ của mình, triển khai thực hiện tốt các nội dung sau:

– Xây dựng các Nội quy, Quy định về nếp sống văn minh phù hợp với từng cơ quan, đơn vị, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện các nội dung xây dựng nếp sống văn minh trong cơ quan, đơn vị mình, trong đó tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước của Chính phủ ban hành theo Quyết định sô 129/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

– Tổ chức tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành giữ gìn nếp sống văn minh đô thị như: Không rải giấy vàng mã, tiền âm phủ, các lễ vật cúng trên đường; không đặt am miếu thờ và các vật thờ cúng ở nơi công cộng, tại các vườn hoa, công viên, các điểm di tích văn hoá – lịch sử, hè phố; không treo, đặt để các vật dụng, phơi áo quần, chăn màn… nơi công cộng, phía mặt tiền đường phố làm mất mỹ quan đô thị; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải trang bị đầy đủ phương tiện thu gom xử lý rác thải theo quy định; giữ gìn vệ sinh môi trường ở các khu vực dân cư.

– Cán bộ, công chức phải gương mẫu chấp hành và vận động giáo dục gia đình nhân dân chấp hành các quy định về nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, khu phố, đơn vị văn hoá; Không tham gia đánh bạc, cá cược trái quy định của pháp luật, tổ chức, tham gia lô, đề dưới mọi hình thức. Không tham gia hụi, cho vay nặng lãi; sử dụng chất ma tuý; uống rượu, bia đến mức bê tha, mất tư cách [gây tai nạn giao thông, mất trật tự công cộng, phát ngôn bừa bãi hoặc có hành vi ứng xử thiếu văn hoá]; không sử dụng các loại văn hóa phẩm đồi trụy.

– Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận, Công an quận tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm liên quan đến nếp sống văn minh đô thị được quy định tại các Nghị định của Chính phủ, tập trung ở các lĩnh vực hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá, việc tang, việc cưới và lễ hội, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ tài sản công cộng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Phòng Văn hoá-Thông tin và Thể thao quận xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn quận; chủ trì biên soạn tài liệu tổng hợp các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến nếp sống văn minh đô thị đã được quy định Nghị định của Chính phủ gửi cho các phòng, ban, ngành, UBND các phường, xã để phổ biến quán triệt cho toàn thể cán bộ công chức và nhân dân trên địa bàn biết để thực hiện. Nghiên cứu bổ sung nội dung thực hiện nếp sống văn minh đô thị vào tiêu chí xét công nhận gia đình văn hóa, phường văn hóa, khu phố, đơn vị văn hóa.

3. Phòng Y tế quận phối hợp với các cơ quan chức năng thị xã tập trung triển khai, hướng dẫn, vận động và kiểm tra các cơ sở ăn uống, nhà hàng kinh doanh theo đúng quy định, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; nhất là thức ăn đường phố. Kiểm soát tình hình xử lý rác thải y tế trong các cơ sở y tế trên địa bàn quận theo đúng quy trình.

4. Phòng Công nghiệp-Thương mại và Du lịch quận tập trung triển khai thực hiện xây dựng nếp sống văn hoá trong giao tiếp ứng xử văn minh thương mại trong các cơ sở kinh doanh bán lẻ, hệ thống siêu thị và các chợ trên địa bàn thị xã, kiểm tra chấn chỉnh các hộ tiểu thương trên địa bàn bán hàng không đảm bảo chất lượng, công khai niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết, xây dựng thực hiện các tiêu chí văn hoá kinh doanh trong hệ thống các chợ, dịch vụ thương mại trên địa bàn.

5. Phòng Giáo dục -Đào tạo quận tập trung triển khai thực hiện xây dựng nếp sống văn minh đô thị trong ngành giáo dục. Chú trọng việc giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống cho giáo viên và học sinh, bổ sung nội dung xây dựng nếp sống văn minh trong môn giáo dục đạo đức công dân, các tiết học ngoại khoá của các trường. Tiếp tục xây dựng và phát huy phong trào xây dựng đơn vị văn hoá, nhà trường có đời sống văn hoá tốt, phong trào nghìn việc tốt, 5 điều Bác Hồ dạy.

6. Trung tâm Văn hoá thông tin xây dựng kế hoạch tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hoá – văn minh bằng hệ thống panô áp phích, lồng ghép nội dung xây dựng nếp sống văn minh đô thị thông qua các chương trình thông tin cổ động, văn hóa văn nghệ quần chúng đến toàn thể cán bộ, nhân dân sinh sống trên địa bàn; lựa chọn và tập trung tuyên truyền về một số hành vi mà người dân cần thực hiện ngay nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn.

7. Công an quận chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai quán triệt và thực hiện tốt Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ cũng như việc đấu tranh, phòng chống ma tuý, bài trừ các loại tệ nạn xã hội.

8. Phòng Tư pháp quận phối hợp với Đài phát thanh truyền hình và các ngành liên quan có trách nhiệm tăng cường triển khai phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị đến mọi người dân.

9. Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng quận theo dõi, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp và các địa phương đề xuất khen thưởng kịp thời để động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các phường triển khai thực hiện một cách nghiêm túc Chỉ thị này. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, bất cập yêu cầu các đơn vị báo cáo về Văn phòng UBND Quận để kịp thời giải quyết.

Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Nơi nhận:

– UBND tỉnh, Quận uỷ, HĐND [Để BC];

– Các phòng, ban ngành;

– UBND các phường, xã;

– Lưu: VP

CHỦ TỊCH

Quyết định xử lý nghị quyết trái pháp luật

Quyết định hủy bỏ văn bản trái pháp luật

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Mẫu quyết định hủy bỏ văn bản trái pháp luật. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí

Video liên quan

Chủ Đề