Bàn đó đường song hành Quốc lộ 50

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết sở đã chính thức phê duyệt dự án xây dựng, mở rộng quốc lộ [QL] 50 [qua huyện Bình Chánh, TP.HCM]. Theo đó, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM [Ban giao thông].

Trục giao thông quan trọng của TP.HCM

Theo ông Lâm, QL50 vốn là trục giao thông đối ngoại quan trọng của TP.HCM kết nối với hai tỉnh Long An và Tiền Giang. Đây là đường dẫn vào Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước nên mật độ giao thông rất lớn. Tuy nhiên, QL50 hiện nay thường xuyên ùn ứ, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông rất cao nên việc triển khai đầu tư mở rộng là cấp thiết.

Quốc lộ 50 qua huyện Bình Chánh hiện hữu rất chật, hẹp, luôn ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Ảnh: ĐÀO TRANG

Dự án QL50 sau khi hoàn thành sẽ tăng cường năng lực khai thác tuyến đường liên kết TP.HCM với tỉnh Long An và các tỉnh miền Tây. Đồng thời tăng cường kết nối cho tuyến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, các tuyến trục chính và vành đai của TP. Từ đó phát huy hiệu quả các dự án trong khu vực đã và đang triển khai đầu tư xây dựng.

Sở GTVT TP.HCM cũng cho rằng dự án này sẽ giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông, đáp úng nhu cầu giao thông thông suốt từ TP.HCM kết nối với khu vực miền Tây.

Dự án cũng góp phần từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được phê duyệt.

Đã có khoảng 80% mặt bằng dự án

Sở GTVT TP.HCM cũng cho biết khi mở rộng QL50, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện bằng dự án riêng. Hiện dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được Sở Tài chính phê duyệt. Về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, UBND huyện Bình Chánh sẽ phê duyệt.

Ban giao thông sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của số liệu khảo sát, thiết kế, tổng mức đầu tư và các nội dung khác của hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi.

Trong đó, Ban giao thông cần phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Bình Chánh, Ban bồi thường giải phóng mặt [GPMB] bằng huyện Bình Chánh và các đơn vị liên quan rà soát, hoàn thành công tác bồi thường, GPMB trong năm 2022 theo chỉ đạo của HĐND để đảm bảo tiến độ.

Sở GTVT yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về thủ tục triển khai dự án như công tác lựa chọn nhà thầu, quản lý chất lượng, quản lý chi phí đầu tư, công tác giám sát, đánh giá đầu tư.   

Ông Nguyễn Vĩnh Ninh, Phó Giám đốc Ban giao thông, cho biết sau khi phê duyệt dự án QL50, chủ đầu tư sẽ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đấu thầu chọn tư vấn thiết kế. Tiếp đó mới phê duyệt và đấu thầu các gói thầu xây lắp.

“Nếu mọi công tác chuẩn bị thuận lợi, bao gồm đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và GPMB thì dự kiến quý IV-2022 sẽ tiến hành khởi công” - ông Ninh thông tin.

Theo ông Ninh, hiện chủ đầu tư đang làm việc với huyện Bình Chánh về đẩy nhanh tiến độ GPMB. Theo đó, thời gian tới, chỗ nào có mặt bằng sẽ triển khai thi công trước. Dự án GPMB do UBND huyện Bình Chánh làm chủ đầu tư. Hiện tiến độ GPMB đã có khoảng 80%, tương đối thuận lợi.

Ông Nguyễn Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Long An, nhận định QL50 là tuyến giao thông huyết mạch kết nối TP.HCM - Long An và các tỉnh ĐBSCL. Nhiều năm nay, QL50 thường xuyên ùn ứ, gây mất an toàn giao thông. Không chỉ vậy, khả năng kết nối và chi phí vận chuyển cũng tăng cao.

Chính vì vậy, việc triển khai mở rộng QL50 là cấp thiệt, đặc biệt góp phần tạo kết nối thuận lợi giữa các trục đường trên địa bàn TP và tuyến đường cao tốc Bắc - Nam, phần giải quyết ùn tắc giao thông tại cửa ngõ ra vào trung tâm TP.

 

1.500 tỉ đồng thực hiện dự án

Dự án mở rộng QL50 có điểm đầu giao với đường Nguyễn Văn Linh, điểm cuối giáp ranh với tỉnh Long An. Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 6,92 km. Tổng mức đầu tư của dự án là gần 1.500 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách trung ương và ngân sách TP.HCM. Diện tích đất sử dụng khoảng 25,49 ha.

Trong đó, đoạn đường giao với đường Nguyễn Văn Linh đến Km4+360 [giao với QL50 hiện hữu] sẽ xây dựng mới đường song hành QL50 dài khoảng 4,36 km.

Đoạn giao với QL50 hiện hữu đến cuối tuyến giáp ranh Long An dài khoảng 2,56 km. Đoạn này không bao gồm đoạn QL50 thuộc phạm vi dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành. Phần đường được xây dựng tuyến có quy mô tương đương đường trong đô thị, vận tốc thiết kế tối thiểu là 60 km/giờ, với sáu làn xe.

ĐÀO TRANG

Cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn qua quốc lộ 50 đang ngưng trệ nhiều năm qua - Ảnh: TỰ TRUNG

Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 50 đoạn qua huyện Bình Chánh được yêu cầu khởi công trong năm 2022. Tuy nhiên, đến nay có hai vướng mắc của dự án vẫn chưa được Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông [chủ đầu tư] giải quyết xong.

Thứ nhất, theo chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, nút giao tại cao tốc này với quốc lộ 50 không thuộc phạm vi được đầu tư trong dự án. Theo thông tin từ Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam [chủ đầu tư cao tốc Bến Lức - Long Thành] cung cấp, hiện nay nút giao này chỉ thi công với quy mô giai đoạn 1 gồm: xây dựng cầu vượt trên quốc lộ 50 và vuốt nối đường đầu cầu với quốc lộ 50 hiện hữu, đáp ứng 4 làn xe.

Như vậy, quy mô xây dựng giai đoạn 1 của nút giao không đồng bộ với quy mô của dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 50 về số làn xe [6 làn xe] và phạm vi khớp nối. Điều này sẽ làm phát sinh tình trạng "nút thắt cổ chai" trên quốc lộ 50, ảnh hưởng đến quá trình khai thác sau khi hoàn thành và hiệu quả đầu tư của các dự án.

Thứ hai, phạm vi dự án trùng lắp với dự án cũ là nâng cấp, mở rộng đoạn dài 1,65km quốc lộ 50 được triển khai thi công từ năm 2015 do Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông làm chủ đầu tư. Hiện công trình chưa thi công hoàn thành do chưa bàn giao mặt bằng phần còn lại [khoảng 6 hộ dân]. 

Để đảm bảo đủ cơ sở triển khai dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 50 và tránh trùng lắp khối lượng thi công, công trình nâng cấp, mở rộng 1,65km quốc lộ 50 cần phải được thi công, nghiệm thu hoàn thành, kết thúc toàn bộ công trình phù hợp với quy định.

Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 50 có điểm đầu giao với đường Nguyễn Văn Linh, điểm cuối giáp với tỉnh Long An. Tổng mức đầu tư dự án hơn 1.498 tỉ đồng, đầu tư bằng vốn ngân sách trung ương và ngân sách TP. Thời gian thực hiện từ năm 2022 đến 2024.

Tổng chiều dài dự án 6,92km, trong đó 4,4km [từ điểm giao với đường Nguyễn Văn Linh đến km4+360] sẽ xây mới đường song hành quốc lộ 50. Đoạn còn lại 2,52km sẽ mở rộng quốc lộ 50 hiện hữu [không bao gồm đoạn quốc lộ 50 thuộc phạm vi dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành].

Dự án cũng xây mới cầu Bà Lớn [dài 80m, rộng 34m] vượt qua rạch Bà Lớn; xây mới cầu Ông Thìn dài 240m song song với cầu hiện hữu, kết hợp gia cường cầu hiện hữu để đáp ứng 6 Ỉàn xe và lề bộ hành hai bên.

Dự án trên cùng hai dự án: nút giao An Phú [TP Thủ Đức] và đường nối Trần Quốc Hoàn với đường Cộng Hòa [quận Tân Bình] là ba dự án cửa ngõ mà ngành giao thông TP đặt mục tiêu sẽ khởi công vào cuối năm nay.

TP.HCM phê duyệt dự án xây dựng, mở rộng quốc lộ 50

ĐỨC PHÚ

[KTSG Online] – Dự án mở rộng quốc lộ 50 [huyện Bình Chánh] là một trong những dự án trọng điểm của TPHCM giúp tháo gỡ điểm nghẽn cho giao thông sẽ được khởi công vào tháng 12 năm nay.

Tuyến quốc lộ 50 đoạn qua huyện Bình Chánh nhìn từ trên cao. Ảnh: Nhật Thiên

Tháng 4-2022, Sở Giao thông Vận tải TPHCM [GTVT] phê duyệt dự án xây dựng, mở rộng quốc lộ 50 có điểm đầu giao với đường Nguyễn Văn Linh, điểm cuối giáp với tỉnh Long An. Tổng mức đầu tư dự án gần 1.500 tỉ đồng, thực hiện bằng vốn ngân sách trung ương và ngân sách thành phố và dự kiến hoàn thành vào năm 2024.

Tổng chiều dài dự án khoảng 6,9 km, trong đó 4,4 km từ điểm giao với đường Nguyễn Văn Linh đến km4+360 sẽ xây mới đường song hành quốc lộ 50.

Đoạn còn lại dài 2,5 km sẽ mở rộng quốc lộ 50 hiện hữu [không bao gồm đoạn quốc lộ 50 thuộc phạm vi dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành].

Đồng thời, xây mới cầu Bà Lớn [dài 80 m, rộng 34 m] vượt qua rạch Bà Lớn; xây mới cầu Ông Thìn dài 240 m song song với cầu hiện hữu, kết hợp gia cường cầu hiện hữu để đáp ứng 6 làn xe và lề bộ hành hai bên.

Theo đánh giá của Sở GTVT, việc đầu tư dự án sẽ tăng cường năng lực khai thác tuyến đường trục kết nối TPHCM với tỉnh Long An và các tỉnh miền Tây; tăng cường kết nối cho tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành các tuyến trục chính, vành đai của TPHCM, phát huy hết vai trò hiệu quả của các dự án trong khu vực đã và đang triển khai đầu tư xây dựng.

Tuyến đường hiện hữu đang khai thác có mặt đường hẹp nên thường xảy ra va chạm giao thông. Ảnh: MH

Trao đổi với KTSG Online về tiến độ triển khai dự án, ông Nguyễn Vĩnh Ninh, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM [chủ đầu tư], cho biết, ban đang hoàn tất các thủ tục để trong tháng 12 tới sẽ triển khai thi công trước 4 gói thầu của dự án, các gói còn lại sẽ được thực hiện trong năm 2023.

“4 gói thầu này nằm trong 4,4 km đường xây mới song hành với quốc lộ 50 từ nút giao với đường Nguyễn Văn Linh đến km4+360”, ông Ninh thông tin.

Quốc lộ 50 là tuyến đường cửa ngõ phía Tây của thành phố nhưng  luôn trong tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt là dịp lễ tết con đường này trở thành nỗi ám ảnh của ngươi dân miền Tây khi di chuyển qua tuyến đường này để về quê. Cùng với đó, khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước cũng nằm trên trục đường này nên mật độ giao thông tại đây rất lớn dù mặt đường có diện tích hẹp.

Cũng trong năm nay, TPHCM sẽ khởi công 2 dự án giúp khơi thông cửa ngõ như xây dựng nút giao thông An Phú [thành phố Thủ Đức] và xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng hòa nối với nhà ga T3 [quận Tân Bình].

Theo Cục Cảnh sát giao thông, trong 6 tháng đầu năm 2022, trên tuyến quốc lộ 50 đã xảy ra 6 vụ tai nạn giao thông, làm chết  5 người và làm bị thương 1 người.

Video liên quan

Chủ Đề