Bán nhà cho người mua qua ngân hàng

Đây là một trong các giải pháp Bộ Tài chính đề xuất với các cấp có thẩm quyền để quản lý thuế với hoạt động chuyển nhượng bất động sản hiệu quả trong thời gian tới.

Việc thực hiện giao dịch qua ngân hàng, theo Bộ Tài chính, giúp minh bạch kiểm soát giao dịch của các ngành, phục vụ quản lý giao dịch tài sản, bất động sản và quản lý thuế nói riêng.

Tình trạng trốn thuế, kê khai giá bán nhà đất thấp hơn thực tế đang phổ biến. Theo chia sẻ của Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc tại phiên thảo luận ở Quốc hội tuần trước, nhiều trường hợp kê khai thấp hơn tới hàng chục lần.

"Có trường hợp người nộp thuế kê khai giá tính thuế chỉ 500 triệu đồng, nhưng họ bán bất động sản giá 10 tỷ đồng, tức kê khai thấp hơn 20 lần. Thậm chí có trường hợp kê khai thấp hơn 40 lần, còn bình quân giá kê khai thấp hơn 6 lần giá thực tế chuyển nhượng", ông Phớc nói.

Ngoài bổ sung quy định thanh toán qua ngân hàng, Bộ Tài chính cũng đề xuất rà soát các quy định về chuyển nhượng bất động sản để sửa đổi nhằm thống nhất, đồng bộ.

Xuất phát từ nhiều giao dịch kê khai giá rất thấp với thực tế để né thuế, Bộ Tài chính đã siết chặt thu thuế. Nhưng quá trình này đang phát sinh nhiều bất cập khiến cả người dân và cán bộ thuế lúng túng với việc "xác định giá đúng".

Theo phản ánh của đại biểu Quốc hội, cán bộ thuế mỗi nơi cũng đang làm một kiểu. Nhiều nơi yêu cầu tính giá thuế thêm cao hơn kê khai 1,2-1,5 lần, có nơi yêu cầu cao hơn 2 lần mới giải quyết còn không sẽ bị ngâm hồ sơ.

Trước thực trạng này, Bộ Tài chính cho biết sắp tới sẽ chỉ đạo cơ quan thuế tuyên truyền để người dân hiểu đầy đủ, chính xác về nghĩa vụ và lợi ích nộp thuế, đồng thời ý thức được những rủi ro, trách nhiệm khi kê khai giá không đúng. Tổng cục thuế cũng sẽ tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đã giao dịch và kê khai thuế để làm căn cứ tính thuế.

Đồng thời cơ quan thuế cũng có kế hoạch kiểm tra tính liêm chính của cán bộ thuế, đồng thời kiến nghị thực hiện các biện pháp xử lý hành vi trốn thuế trong hoạt động chuyển nhượng, kinh doanh bất động sản.

Theo số liệu của ngành tài chính, 5 tháng đầu năm nay tổng thu thuế từ chuyển nhượng bất động sản khoảng 16.200 tỷ đồng, vượt thu cùng kỳ năm ngoái 6.600 tỷ đồng.

Quỳnh Trang

Cập nhật: 2021-09-02 11:37:35

5/5 - 1 Bình chọn - 9771 xem

Để an toàn trong giao dịch mua bán, tôi tìm mọi cách để thuyết phục bên bán nhà rằng trả tiền qua ngân hàng là công bằng và an toàn cho cả bên bán lẫn bên mua, nhưng không ai đồng ý. Tôi có mơ ước mua được một căn nhà ở Sài Gòn. Nhưng vì qua bao năm tích cóp, hầu bao vẫn còn rất hạn hẹp nên tôi quyết định về Bình Dương. Vì những đồng tiền tích cóp được là những đồng tiền mồ hôi nước mắt, tôi quyết định tự đặt ra một nguyên tắc là khi mua nhà chỉ chấp nhận phương thức thanh toán 100% thông qua ngân hàng.

Nghĩa là tôi sẽ bỏ toàn bộ số tiền mua nhà vào ngân hàng. Ngân hàng sẽ phong tỏa số tiền này lại. Sau đó bên bán, bên mua, và ngân hàng ký một thỏa thuận dạng như một hợp đồng đảm bảo thanh toán.

Sau khi có được thỏa thuận này, bên bán và bên mua tự hợp tác với nhau để sang tên đổi chủ. Sau khi có được giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất đứng tên tôi trong đó, bên bán sẽ cầm giấy chứng nhận này đến ngân hàng để được thanh toán toàn bộ tiền bán nhà. Nếu không sang tên đổi chủ được thì bên bán cũng sẽ không lấy được tiền của tôi. Còn nếu sang tên đổi chủ được thì bên bán sẽ được ngân hàng đứng ra đảm bảo thanh toán.   Sau đó, thông qua các kênh giao dịch bất động sản, tôi tìm được khá nhiều nhà ở Bình Dương vừa tầm với khả năng thanh toán của tôi mà diện tích thì cũng tương đối. Nhưng hỡi ôi, khi tôi đề cập đến phương thức thanh toán thông qua ngân hàng thì tất cả đều tỏ ra lạ lẫm, đầy nghi hoặc, và cuối cùng là họ không đồng ý. Một số thì bắt tôi phải đặt cọc trước, thậm chí có trường hợp bắt tôi phải đặt cọc đến 50% giá trị chuyển nhượng. Nhưng tôi cũng đã từng nghe những vụ cao chạy xa bay với tiền đặt cọc rồi. Họ rao bán nhà với giá khá mềm khiến rất nhiều người tưởng bở mà lao vào. Nhưng rồi ai họ cũng nhận tiền cọc hết, mỗi người khoảng 15% đến 20% gì đó. Sau khi nhận tiền cọc của khoảng mười mấy hai mươi người thì họ bỏ nhà, ôm tiền cọc bỏ trốn. Vì an toàn là trên hết, nên tôi quyết định không chấp nhận đặt cọc. Còn có người thì bắt tôi phải chồng đủ tiền ngay tại thời điểm công chứng hợp đồng chuyển nhượng. Nhưng còn thuế thu nhập cá nhân mà đúng ra bên bán phải trả thì sao? Hơn nữa, ký hợp đồng chuyển nhượng xong đâu có chắc là sang tên đổi chủ được. Lỡ vướng phải tranh chấp, hoặc nhà đất đang bị kê biên thi hành án. Muôn ngàn lý do khác mà những người không chuyên về pháp lý như tôi không thể nào lường hết được. Nếu chồng đủ 100% tiền khi ký hợp đồng thì người bán họ cứ việc ung dung đi về nơi xa, để mặc người mua sống trong run rẩy khi không biết có sang tên đổi chủ được hay không. Tôi tìm mọi cách để thuyết phục họ rằng phương thức thanh toán thông qua ngân hàng là công bằng, và an toàn cho cả bên bán lẫn bên mua. Nhưng đã có người vặn lại tôi như thế này: lỡ anh câu kết với phía ngân hàng thì sao? Tôi thực sự giật mình với câu hỏi này. Sinh ra ngân hàng là để đảm bảo chữ tín. Không có chữ tín, chắc chắn ngân hàng đã phá sản lâu rồi. Tôi cũng chỉ nói với họ được như vậy, nhưng hoàn toàn bất lực trong việc thuyết phục họ rằng thanh toán thông qua ngân hàng là công bằng và an toàn cho cả hai bên. Còn về phía ngân hàng, tôi cũng đã tìm hiểu nhiều ngân hàng khác nhau trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nhưng được biết chỉ có 1 ngân hàng là có loại hình dịch vụ làm trung gian thanh toán chuyển nhượng nhà đất kiểu như thế này ở Bình Dương. Và khi trao đổi với cán bộ ngân hàng thì tôi lại biết thêm một điều rằng tôi là người đầu tiên đến ngân hàng để tìm hiểu về phương thức thanh giao dịch nhà đất thông qua ngân hàng. Điều đó có nghĩa là từ trước đến nay, mua bán bất động sản ở Bình Dương đều là thanh toán trực tiếp giữa bên bán và bên mua.

Và đó là lý do tại sao khi tôi đề nghị phương thức thanh toán thông qua ngân hàng thì nhiều người bán cứ nhìn tôi như thể tôi từ sao Hỏa rơi xuống. Nản lòng với việc tìm mua nhà riêng, tôi đành phải nhìn sang những dự án bất động sản của các công ty lớn, nơi có sự đảm bảo tốt hơn với chữ tín trong giao dịch nhà đất.


[Theo Vnexpress]

Nếu bạn đang dự định mua nhà có thể tham khảo các bài viết kinh nghiệm bên dưới:

>> Những yếu tố quan trọng cần lưu ý khi mua nhà
>> Mua nhà hình thành trong tương lai: Nên tư vấn trước khi mua
>> Những lời khuyên "vàng" cần bỏ túi khi chọn mua nhà
>> Sống khổ vì mua nhà quá xa trung tâm


Bài viết được tổng hợp và biên soạn bởi Office Saigon - đơn vị cho thuê văn phòng chuyên nghiệp tại TPHCM. Bạn là nhà đầu tư hoặc chủ doanh nghiệp đang tìm văn phòng làm việc tại quận 1, văn phòng cho thuê quận 3, văn phòng cho thuê quận 10,... và các quận trung tâm thành phố, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline: 0987110011 hoặc website: //www.officesaigon.vn để nhận báo giá và tư vấn nhanh nhất.

CÔNG TY TNHH OFFICE SAIGON – Cho thuê văn phòng chuyên nghiệp

Đ/c: Tầng 24, Pearl Plaza Tower, 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TpHCM.
Hotline: 0987110011 – 0938339086
Email: - Website: www.officesaigon.vn
Khi bạn có nhu cầu cần ký gửi văn phòng cho thuê, liên hệ tại //www.officesaigon.vn/ky-gui.html

CafeLand – Mặc dù tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng việc mua bán nhà đất thế chấp tại ngân hàng hiện nay khá phổ biến. Bằng cách này, người bán tránh được việc bị ngân hàng phát mãi tài sản, người mua cũng phần nào an tâm về pháp lý do đã được ngân hàng kiểm định khi cho vay thế chấp.

Là người may mắn khi mua thành công một căn nhà thế chấp, anh Hưng [ngụ tại quận Bình Tân, TP.HCM] cho biết, khi quyết định mua nhà thế chấp tại ngân hàng, anh đã cẩn thận nghe tư vấn, tham khảo kinh nghiệm của nhiều người, tìm hiểu kỹ về gia đình người bán để đề phòng trường hợp tranh chấp giữa những người cùng sở hữu.

Anh nhờ luật sư tư vấn, cẩn thận tiến hành từng bước trong quá trình giao dịch. Khi hai bên ra ngân hàng giải chấp, anh cũng nhờ bên công chứng và làm sẵn hợp đồng mua bán, sang tên.

Không may mắn như anh Hưng, chị An [ngụ tại quận Gò Vấp, TP.HCM] đã bỏ qua việc tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua nhà. Căn nhà chị định mua có giá hợp lý, có vị trí thuận lợi kinh doanh, nhưng sau này chị mới biết căn nhà đó đang thế chấp tại ngân hàng. Mặc dù chủ nhà cam kết ngân hàng sẽ trả lại toàn bộ giấy tờ nhà sau khi thanh toán số tiền cọc 500 triệu đồng, nhưng chị An đang lo lắng.

“Ngân hàng nhận thế chấp căn nhà thì phần nào mình cũng an tâm là thủ tục pháp lý không vấn đề gì. Tuy nhiên, mình đâu biết thực sự họ đang nợ ngân hàng bao nhiêu. Nếu đặt cọc 500 triệu mà vẫn không lấy được giấy tờ nhà ra thì làm sao có thể mua bán? Chưa kể, nhà đang thế chấp thì việc chuyển nhượng sẽ bị hạn chế, việc đặt cọc mua căn nhà khó có thể được công nhận”, chị An cho biết.

Nhiều chuyên gia cũng cho biết, việc mua nhà đang thế chấp ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Người mua cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng người bán nhà đất có đáng tin hay không, cho đến lúc mua nhà đất đó, khoản vay và tiền lãi phát sinh của chủ nhà cụ thể là bao nhiêu? Nếu phát hiện ra những dấu hiệu không tốt, người mua phải cân nhắc từ bỏ giao dịch, không nên vì tiếc nhà đất có vị trí tốt, giá hời mà “đánh liều”.

Trao đổi với CafeLand về vấn đề này, luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An, cho biết theo quy định của pháp luật, nếu quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đang là tài sản thế chấp thì bên thế chấp chỉ có quyền bán khi bên nhận thế chấp đồng ý.

Khi mua nhà, người mua có quyền được yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ những giấy tờ pháp lý liên quan tới căn nhà, giấy tờ chứng minh ngân hàng chấp thuận cho chủ đầu tư để được bán nhà vay vốn.

Trong trường hợp bên thế chấp được ngân hàng đồng ý cho bán tài sản đó thì để tránh được rủi ro, bên mua cần thỏa thuận với ngân hàng và bên bán về việc xóa đăng ký thế chấp đó.

“Khi thế chấp nhà đất tại ngân hàng, bên thế chấp sẽ bị hạn chế một số quyền của chủ sở hữu trong đó có quyền chuyển nhượng nhà đất. Theo quy định tại khoản 5 Điều 321 Bộ Luật Dân sự 2015, nếu không có sự đồng ý từ phía ngân hàng thì dù bên thế chấp có đồng ý bán tài sản nhưng vẫn không có quyền bán. Do đó, người mua không nên giao dịch bằng tiền mặt trước cho bên bán”, luật sư Hảo khuyến cáo.

Thủ tục tiến hành

Khi tiến hành một giao dịch mua nhà thế chấp cần phải có một biên bản cam kết giữa ba bên gồm người bán [bên thế chấp] - người mua - ngân hàng [bên nhận thế chấp] liên quan đến những việc thanh toán tiền mua nhà giữa bên bán với bên mua và việc thanh toán khoản tiền nợ vay của bên bán với ngân hàng.

Văn bản này sẽ là sự ràng buộc giữa quyền, nghĩa vụ của ba bên với nhau về thanh toán tiền, xử lý vi phạm hợp đồng, xử lý tài sản thế chấp… Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp, người mua cần đọc kỹ biên bản, các điều khoản thỏa thuận phải cụ thể, rõ ràng, ghi rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, các trường hợp phát sinh khác.

Theo luật sư Hảo, mỗi ngân hàng đều có những quy trình xử lý, bán tài sản thế chấp khác nhau. Chính vì thế, người mua có thể liên hệ với ngân hàng để hỏi, nắm rõ thủ tục để đưa ra được phương án hợp lý nhất.

Cách giao dịch mua nhà qua ngân hàng

Thông thường, khi tiến hành mua tài sản thế chấp, người mua sẽ nộp tiền trực tiếp vào tài khoản mở tại ngân hàng; lập biên bản thỏa thuận ba bên, bao gồm những bước sau:

Bước 1: Bên mua tài sản thế chấp nộp tiền vào tài khoản mở tại ngân hàng đó và yêu cầu ngân hàng phong toả tài khoản.

Bước 2: Các bên gồm bên thế chấp, bên nhận thế chấp [ngân hàng], bên thứ ba nhận mua tài sản thế chấp sẽ cùng ký với nhau Biên bản thỏa thuận ba bên. Trong đó, ngân hàng đồng ý cho bên thế chấp bán tài sản và chỉ tiến hành mở phong tỏa tài khoản khi các bên đã hoàn tất thủ tục chuyển nhượng nhà đất.

Bước 3: Bên thế chấp tiến hành xoá đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sau khi đã có Biên bản thỏa thuận ba bên.

Trường hợp số tiền bán nhà nhiều hơn số tiền nợ của bên bán tại ngân hàng, người mua sẽ nộp cho ngân hàng một khoản tiền bằng với số tiền [gốc và lãi] để thanh toán khoản nợ của bên bán. Ngân hàng sẽ xóa thế chấp và trả lại giấy tờ sở hữu nhà cho bên bán. Bên bán và bên mua thỏa thuận về việc thanh toán khoản tiền mua nhà còn lại, sau khi đã trừ đi số tiền đã trả nợ cho ngân hàng.

Trong trường hợp bên bán muốn thay thế một tài sản bảo đảm khác thay thế cho ngôi nhà đang thế chấp, người mua nên ký hợp đồng đặt cọc. Theo đó, người mua sẽ chuyển trước cho bên bán một số tiền đặt cọc để đảm bảo rằng khi có điều kiện giao kết hợp đồng, bên bán sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển nhượng tài sản cho bên mua.

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản, hợp đồng đặt cọc mua nhà đang thế chấp ngân hàng và phải được chứng thực tại UBND xã hoặc tại các tổ chức hành nghề công chứng. Sau đó, chủ nhà sẽ tiến hành thỏa thuận với ngân hàng để thay thế tài sản bảo đảm bằng một tài sản bảo đảm khác và giải chấp căn nhà đã thế chấp trước đó để bán cho bên mua. Sau khi nhận được giấy tờ nhà, hai bên sẽ thực hiện thủ tục mua bán nhà đất.

“Việc mua nhà đất thế chấp ngân hàng là giao dịch luôn chứa nhiều rủi ro, người mua phải cẩn trọng, tỉ mỉ từng khâu. Để đảm bảo cho việc mua bán nhà đất, các giấy tờ liên quan cần được công chứng, người mua nên nhờ chuyên gia, thuê luật sư tư vấn nhằm hạn chế rủi ro”, luật sư Hảo khuyến cáo.

Không trả được nợ, ngân hàng siết nhà, ai đúng ai sai?

  • CafeLand – Mặc dù không có sổ đỏ, thủ tục mua bán chỉ là giấy tờ viết tay, nhưng loại đất xen kẹt vẫn được mua bán rầm rộ do giá rẻ hơn nhiều so với đất thổ cư thông thường.

Video liên quan

Chủ Đề