Bảng lương công nhân công an 2023

Theo dự kiến, năm 2023 sẽ tiến hành cải cách tiền lương sau 03 năm "hoãn" do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Có đúng năm 2023 sẽ cải cách tiền lương đối với công chức?

Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 do Ban hấp hành Trung ương ban hành nêu rõ, từ năm 2021 sẽ áp dụng chế độ tiền lương mới đối với cả cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang [khu vực công], và khu vực doanh nghiệp.

Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hội nghị lần thứ 13, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã quyết định lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương đến 01/7/2022, thay vì năm 2021 [vấn đề này cũng được Quốc hội quy định rõ tại Nghị quyết số 23/2021/QH15].

Sau đó, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội nên lịch cải cách tiền lương đã không được thực hiện như dự kiến.

Đến tháng 11/2021, Quốc hội đã quyết nghị, tiếp tục lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995. 

Nghị quyết về dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2022 cũng nêu rõ, tiếp tục thực hiện quy định về tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương để tích lũy nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm phù hợp.

Như vậy, Quốc hội không hề "chốt" cải cách tiền lương vào năm 2023 mà chỉ nói rằng sẽ lùi đến thời điểm thích hợp.

Tuy nhiên, tại Thông tư 47/2022/TT-BTC ngày 29/7/2022 của Bộ Tài chính có nêu, dự toán chi thường xuyên năm 2023 tiếp tục tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định.

Đồng thời, các địa phương tổng hợp, báo cáo dự toán chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 để thực hiện cải cách tiền lương.

Dựa vào quy định này, nhiều người cho rằng, nếu đủ "nguồn", rất có khả năng việc cải cách tiền lương sẽ được thực hiện ngay từ năm 2023.


 

Năm 2023, thu nhập công chức gồm những khoản gì?

Nếu việc cải cách tiền lương được thực hiện vào năm 2023 như dự đoán, cơ cấu thu nhập của công chức sẽ được thực hiện như trong Nghị quyết 27. Theo đó, lương cơ bản sẽ chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương và các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương. Đồng thời, Nghị quyết cũng bổ sung tiền thưởng vào cơ cấu tiền lương của công chức, trong đó, quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.

Ngoài việc cơ cấu lại tiền lương, Nghị quyết 27 cũng quy định nhiều điểm mới như sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới; bãi bỏ phụ cấp độc hại, nguy hiểm [do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề];  Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo...

Đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ [yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp] sẽ không còn được áp dụng bảng lương công chức, viên chức như quy định hiện nay mà thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

Như vậy, năm 2023, có thể cơ cấu lương của công chức sẽ thay đổi. Thay vì được tính bằng lương cơ sở nhân hệ số thì sẽ được tính theo bảng lương mới theo chức vụ, vị trí việc làm với cơ cấu 70% lương cơ bản và 30% phụ cấp. Đồng thời, có thêm quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm.

Trên đây là giải đáp năm 2023, thu nhập công chức gồm những khoản nào? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

Cũng giống cán bộ, công chức, viên chức, việc xếp lương của quân đội, công an năm 2022 cũng theo mức lương cơ sở và hệ số tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung.


Các bảng lương của người làm trong quân đội, công an

Tại Nghị quyết 34/2021/QH15, Quốc hội đã thống nhất lùi thời điểm cải cách tiền lương tới thời điểm thích hợp. Theo đó, những dự định cải cách tiền lương với người làm việc trong quân đội và công an cũng bị lùi tới thời điểm thích hợp mà không phải từ ngày 01/7/2022 như tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018.

1. Lương quân nhân chuyên nghiệp quân đội, chuyên môn kỹ thuật thuộc công an

Do đó, quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội và người làm chuyên môn kỹ thuật thuộc Công an nhân dân sẽ vẫn hưởng lương theo hệ số và mức lương cơ sở:

Lương quân đội, công an = Hệ số x mức lương cơ sở

Trong đó:

- Hệ số lương: Vẫn được quy định theo bảng số 7 ban hành kèm Nghị định 204 năm 2004 và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

- Mức lương cơ sở: Hiện nay chưa có thông tin chính thức về việc có tăng lương cơ sở không bởi từ 01/7/2019 trở về trước, mỗi năm mức lương cơ sở đều tăng. Nhưng do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên từ 01/9/2020, mức lương cơ sở vẫn áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng.

Thời gian gần đây, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang ở mức khó lường với chủng biến dị mới. Do đó, nhiều khả năng lương cơ sở năm 2022 cũng không tăng mà vẫn áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng.

Bảng lương của quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc Công an nhân dân năm 2022 khi lùi cải cách tiền lương như sau:

2. Bảng lương theo cấp bậc

Bên cạnh lương của quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật, tại Bảng số 6 ban hành kèm Nghị định 204 còn có bảng lương theo cấp bậc quân hàm của sĩ quan quân đội và sĩ quan, hạ sĩ quan công an: Cấp tướng, cấp tá, cấp úy và hạ sĩ quan.

Cũng như lương của quân nhân chuyên nghiệp và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an, sĩ quan quân đội, sĩ quan và hạ sĩ quan công an, bảng lương theo cấp bậc của các đối tượng này cũng được tính theo hệ số và mức lương cơ sở.

Cụ thể bảng lương này như sau:

3. Bảng nâng lương quân hàm

Ảnh hưởng của lùi cải cách với thu nhập của quân đội, công an

Theo Nghị quyết 34, Quốc hội đã thống nhất lùi cải cách tiền lương. Kéo theo đó, nhiều thay đổi với quân đội, công an sẽ chưa được thực hiện. Trong đó, có thể kể đến:

- Chưa bỏ cách tính lương hệ số x mức lương cơ sở: Đây có thể coi là một trong những cải cách “lớn”, có sức ảnh hưởng nhất với các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nói chung cũng như người làm trong quân đội, công an nói riêng.

Thay bằng cách tính lương cơ sở x hệ số còn mang tính chất “cào bằng” thì khi cải cách tiền lương, người nào ở vị trí nào sẽ hưởng lương tương ứng của vị trí đó. Các bảng lương mới được xây dựng theo số tiền cụ thể.

- Chưa có 3 bảng lương mới: Do không còn thực hiện trả lương theo hệ số x mức lương cơ sở mà thay vào đó, cải cách tiền lương sẽ xây dựng ba bảng lương mới cho người làm trong quân đội, công an gồm:

+ Bảng lương sĩ quan quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an căn cứ vào chức vụ, chức danh cũng như cấp bậc quân hàm, cấp hàm.

+ Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an.

+ Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.

- Vẫn hưởng phụ cấp thâm niên: Không giống các đối tượng khác sẽ bị bãi bỏ phụ cấp thâm niên [ví dụ như giáo viên], người làm trong công an, quân đội vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên. Đây có thể coi là điểm khác biệt nhất giữa công an, quân đội so với cán bộ, công chức, viên chức khác.

Như vậy, có thể thấy, cải cách tiền lương mang đến khá nhiều thay đổi cho các đối tượng làm việc tại khu vực công, cơ quan Nhà nước trong đó có công an và quân đội. Tuy nhiên, khi lùi cải cách tiền lương, những thay đổi này chưa được áp dụng mà vẫn thực hiện theo quy định từ trước đến nay.

Trên đây là bảng lương quân đội 2022 và bảng lương công an 2022. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Bảng lương công chức 2022 khi lùi cải cách tiền lương

Chủ Đề