Bánh mì minh thư đường phạm văn đồng năm 2024

Tiệm bánh mì của chị Nguyễn Thanh Nữ Huyền Trâm (đường Trần Thị Nghỉ, quận Gò Vấp) chuyên bán bánh mì Bình Định - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Cứ cách vài chục mét trên đoạn đường chạy từ phường 7 qua phường 17 thuộc quận Gò Vấp lại thấy vài ba tiệm bánh mì san sát nhau. Sát nhau vậy nhưng nguyên liệu, hương vị khác nhau.

Có tiệm bán bánh mì truyền thống, tiệm bán bánh mì Bình Định, tiệm thì bán bánh mì heo quay, bánh mì que hay cả bánh mì chảo… giúp thực khách dễ "lạc lối vì ăn" khi đi lạc đến đoạn đường này.

Bánh mì minh thư đường phạm văn đồng năm 2024

Các thành phần như trứng luộc, chả luộc, ớt xào, chả ram, bánh tráng chiên, nước xốt thịt xay chị Trâm tự làm - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Chị Trâm bộc bạch: "Tôi mở thêm xe bánh mì từ sau dịch COVID-19, chủ yếu bán bánh mì Bình Định. Bánh mì của tôi làm có các thành phần như trứng luộc, chả luộc, ớt xào, chả ram, bánh tráng chiên.

Trong đó thành phần quan trọng nhất giúp bánh mì tôi bán khác hơn các quán là nhờ nước xốt làm từ thịt nạc xay. Giá một ổ từ 15.000 - 20.000 đồng tùy nguyên liệu khách chọn. Bán từ 6h sáng đến 10h30, khách chủ yếu là học sinh, dân văn phòng là chính".

Bánh mì minh thư đường phạm văn đồng năm 2024

Heo quay nhà chị Phương Dung - bánh mì A Cửu, đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp - tự quay bằng lu từ 22h - 4h30 sáng hôm sau - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Mở quán từ năm 2006 chủ yếu bán bánh mì heo quay, chị Thái Thị Phương Dung (chủ cửa hàng bánh mì A Cửu, đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp) chia sẻ:

"Tôi chủ yếu bán bánh mì heo quay nhà tự làm. Thịt heo được quay bằng lu từ 22h - 4h30 sáng mới xong. Bắt đầu bán từ 5h - 20h. Heo tự quay nên mình canh chỉnh để lớp da heo có độ giòn ngon nhất định".

Bánh mì minh thư đường phạm văn đồng năm 2024

Bánh mì Campuchia trên đường Nguyễn Văn Lượng, quận Gò Vấp - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Mở quán bán bánh mì Campuchia đã được 5 năm, hiện có 2 chi nhánh, chú Nguyễn Văn Kiển từng sinh sống ở Campuchia 16 năm và mang hương vị bò nướng về để ăn kèm chung bánh mì tại TP.HCM.

“Bánh mì của tôi quét bơ được làm từ lòng đỏ trứng gà với sữa. Thịt bò ướp nướng với gia vị loại của nước ngoài thơm hơn, chất lượng hơn. Tiệm bán từ 7h - 22h đêm, vừa bán mang đi vừa có chỗ cho thực khách ngồi lại ăn. Giá bán từ 28.000 - 42.000 đồng/ổ bánh mì” - chú Kiển nói.

Bánh mì minh thư đường phạm văn đồng năm 2024

Cô Nga bán bánh mì truyền thống đã 32 năm trước hẻm 226 Nguyễn Văn Lượng, quận Gò Vấp

Cô Nga bán bánh mì truyền thống trước hẻm 226 Nguyễn Văn Lượng, quận Gò Vấp cho biết cô bán đã 32 năm.

"Tôi bán bánh mì truyền thống có bơ, pa tê, thịt, chả, xíu mại, bì. Từ tối đã chuẩn bị thịt trước, thịt ướp khoảng 3 tiếng rồi khìa. Riêng phần nước ướp thịt mình chế biến thành nước sốt.

Ngoài ra, điểm mà tôi tâm đắc nhất là bánh mì tôi làm ngoài để dưa leo còn có đồ chua và rau ngò, chính cái rau ngò mới giữ lại được nét hương bị truyền thống của bánh mì. Xe bánh mì tôi bán từ 6h30 đến hết thì thôi, giá bán 15.000 đồng”.

Bánh mì là món giòn ngon dễ ăn, được nhiều người lựa chọn là thức ăn mỗi buổi sáng hay thức ăn nhanh dùng lót dạ mỗi khi đói. Ngoài ra, bánh mì còn được chọn làm món chấm kèm thêm trong các món ăn khác.

Vừa qua bánh mì Việt Nam được lọt vào top 10 món ăn đường phố ngon nhất theo TasteAtlas - chuyên trang được mệnh danh là "Bản đồ ẩm thực thế giới".

Bánh mì minh thư đường phạm văn đồng năm 2024

Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ làm đa dạng thực đơn của khách - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Bánh mì minh thư đường phạm văn đồng năm 2024

Dạng xe bánh mì nhượng quyền còn tạo thêm được việc làm thêm cho các bạn sinh viên. Trong ảnh bạn Trang (sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM) đang làm thêm - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Trong khuôn khổ Lễ hội bánh mì lần thứ nhất, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings đã xác lập danh sách 10 thương hiệu bánh mì nổi tiếng và lâu đời tại TP HCM. Các thương hiệu được lựa chọn đều có thâm niên hoạt động trên 50 năm và hiện được đông người dân TP HCM, du khách biết đến.

Tại buổi công bố, ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó giám đốc Sở Du lịch, nhận định qua hơn 50 năm thành lập và phát triển, các thương hiệu được vinh danh đã góp phần hình thành bản sắc, văn hóa riêng của người Việt và giúp lan tỏa hình ảnh du lịch đất nước đến bạn bè quốc tế.

Bánh mì Bảy Hổ

Tiệm bánh mì nằm trên đường Huỳnh Khương Ninh, quận 1, mở bán từ 13h30 đến 19h hàng ngày. Bảy Hổ mở cửa từ năm 1930, đến nay đã qua ba thế hệ và được nhiều người dân TP HCM biết đến. Mỗi ổ bánh mì ở đây có giá khoảng 20.000 đồng. Vỏ bánh được đặt từ lò riêng. Các nguyên liệu khác như pate, xíu mại, chả, thịt, chà bông đều do tiệm gia đình này tự tay làm. Hơn 90 năm qua, tiệm bánh giữ nguyên công thức như những ngày đầu mở cửa. Ảnh: Rey winter stuff

Bánh mì minh thư đường phạm văn đồng năm 2024

Bánh mì Nguyên Sinh Bistro

Tiệm bánh đầu tiên của thương hiệu này mở tại Hà Nội năm 1942, nổi tiếng với phần nhân thịt nguội. Năm 1979, chủ tiệm Nguyễn Văn Miêu (đã mất) vào TP HCM và ba năm sau mở cửa hàng đầu tiên tại đây. Tiệm bánh được cụ Miêu truyền lại cho các con cháu. Nguyên Sinh Bistro hiện do cháu nội cụ Miêu là Nguyễn Ngọc Thạch kế thừa và phát triển.

Hiện món ăn tiêu biểu của Nguyên Sinh Bistro là bít tết chỉ ướp với muối và áp chảo, sau đó rắc tỏi phi lên mặt, ăn kèm với pate gan gà, bánh mì đặc ruột kiểu Pháp đặt riêng nóng giòn. Ngoài ra, tiệm còn có những món truyền thống như các loại thịt nguội, giò chả, gan ngỗng áp chảo... Ảnh: Nguyên Sinh Bistro

Bánh mì minh thư đường phạm văn đồng năm 2024

Bánh mì Cụ Lý

Bánh mì cụ Lý nằm ở góc vỉa hè đường Hai Bà Trưng, quận 3. Phần nhân bánh chỉ có giò chả và hành tây, dưa leo, bán trong ba tiếng buổi sáng. Theo chia sẻ của truyền nhân đời thứ ba, cụ Lý là "cha đẻ" của mẹt bánh này. Cụ là người gốc Bắc vào TP HCM từ những năm 1950, mưu sinh bằng nghề bánh mì dạo. Mẹt của cụ Lý cho tới nay đã tồn tại được hơn 70 năm. Ảnh: Quỳnh Trần

Bánh mì minh thư đường phạm văn đồng năm 2024

Bánh mỳ Bảy Quang

Tiệm nằm trên đường Huỳnh Khương Ninh, quận 1 có tuổi đời hơn 60 năm. Bánh mì ở đây có phần nhân cơ bản gồm pate, chả lụa, thịt, rau củ muối chua, các loại sốt. Tên tiệm cũng là tên người chủ đầu tiên, ông Quang. Hiện tiệm bánh do bà Trần Thị Chín, con gái ông Quang tiếp quản. Ảnh: Hugo finix

Bánh mì minh thư đường phạm văn đồng năm 2024

Bánh mì Hòa Mã

Tiệm do một cặp vợ chồng người Bắc di cư vào TP HCM mở, đã tồn tại 60 năm, trải qua ba thế hệ trong gia đình. Nơi này còn biết đến với tên bánh mì chảo Hòa Mã bởi phần nhân thịt được phục vụ trong chiếc chảo nhỏ. Một phần thập cẩm bao gồm trứng gà, thịt nguội, xúc xích, chả cá, chả lụa được chiên cháy cạnh nóng hổi, dùng kèm bánh mì và đồ chua. Tiệm chỉ mở buổi sáng, từ 6h đến 11h hàng ngày. Giá mỗi chảo thập cẩm khoảng 50.000 - 60.000 đồng. Ảnh: dktan

Bánh mì minh thư đường phạm văn đồng năm 2024

Bánh mì Tăng

Tiệm nằm trong khu chợ Thủ Đô, quận 5. Năm 1950, tiệm là một xe bánh mì của ông chủ người Hoa. Đến năm 1982, ông Tăng Tấn, chủ tiệm hiện tại, tiếp quản. Từ một chiếc xe đẩy nhỏ, tiệm bánh hiện dời đến một căn nhà góc ngã ba gần khu đèn Năm Ngọn sầm uất.

Bánh mì Tăng nổi tiếng với món bánh có nhân pate nướng và xíu mại nước. Ngoài ra, tiệm cũng phục vụ các loại nhân bánh phổ biến khác như chả lụa, thịt nguội. Ảnh: The hungry pigg

Bánh mì minh thư đường phạm văn đồng năm 2024

Bánh mì Như Lan

Thương hiệu này sở hữu 3 cửa hàng nằm trên những tuyến đường lớn, quen thuộc với người dân TP HCM. Tiệm này phát triển từ một xe bán bánh mì vô danh trên đường Lý Chính Thắng, quận 3, từ năm 1968.

Hiện Như Lan không chỉ phục vụ bánh mì mà còn kinh doanh các loại pate, giò chả, bánh ngọt, bánh Trung thu. Các chi nhánh luôn tấp nập người mua hàng. Ảnh: Suzukasn

Bánh mì minh thư đường phạm văn đồng năm 2024

Bánh mì Hoàng Oanh

Tiệm bánh mở cửa từ năm 1968. Hơn nửa thập kỷ qua, cửa hàng trên đường Phan Văn Hân, quận Bình Thạnh của chị Lê Trần Ngọc Dung vẫn đông khách xếp hàng mua bánh. Bánh mì ở đây là loại truyền thống với phần nhân quen thuộc gồm pate, thịt, chả, chà bông, rau củ muối. Giá bánh dao động khoảng 25.000-30.000 đồng mỗi ổ. Ảnh: Biteall food

Bánh mì minh thư đường phạm văn đồng năm 2024

Bánh mì Tuấn 7 Kẹo

Thương hiệu này do vợ chồng ông bà 7 Kẹo tạo dựng từ khoảng năm 1972. Cửa tiệm ban đầu mở tại khu vực ngã 5 chợ Thủ Đức, phục vụ món bánh mì nhân thịt. Đến nay tiệm đã trải qua ba thế hệ. Từ gánh bánh mì rong vỉa hè, tiệm bánh nay có cửa hàng khang trang trên đường Hoàng Diệu, quận Thủ Đức. Không chỉ phục vụ bánh mì thịt truyền thống, tiệm còn bán xôi, phá lấu, bánh mì bò kho và nhiều loại chè. Ảnh: Tuan 7 Keo

Bánh mì minh thư đường phạm văn đồng năm 2024

Bánh mì Cô Điệp

Trước năm 1975, tiệm bánh này mở tại con đường nhỏ Võ Thành Trang, quận Tân Bình. Qua nhiều năm hoạt động, tiệm vẫn giữ tiêu chí phục vụ các nguyên liệu nhà làm. Tiệm thường xuyên kín khách vào mỗi buổi sáng. Một trong những lý do khiến tiệm hút khách là món pate thơm, béo. Ảnh: Food storytelling