Bảo lãnh toàn bộ là gì

Để tạo điều kiện cho các bên có thể giao kết hợp đồng dân sự mà vẫn bảo đảm được quyền lợi của bên có quyền ngay cả trong trường hợp người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Pháp luật có quy định về việc cho phép người thứ bađứng ra cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho người có nghĩa vụ, đó chính là bảo lãnh. Vậy pháp bảo lãnh theo quy định pháp luật như thế nào về vấn đề này? Dưới đây công ty Luật Tuệ Anh tư vấn cụ thể về bảo lãnh theo quy định pháp luật hiện hành.

1. Khái niệm

Bảo lãnh là việc người thứ ba [sau đây gọi là bên bảo lãnh] cam kết với bên có quyền [sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [sau đây gọi là bên được bảo lãnh], nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Như vậy, khác với cầm cốthế chấp và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác, trong bảo lãnh sẽ có sự xuất hiện của một chủ thể thứ ba, tức là bên bảo lãnh.Bên bảo lãnh đứng ra cam kết với bên có quyền [bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [bên được bảo lãnh], nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; và các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

2. Chủ thể của bảo lãnh

Quan hệ bảo lãnh có thể coi là quan hệ tay ba giữa người có quyền, người có nghĩa vụ và người thứ ba [người bảo lãnh]. Trong quan hệ bảo lãnh, các chủ thể tham gia mối quan hệ trong đó người có quyền là người nhận bảo lãnh, người thứ ba là người bảo lãnh và người có nghĩa vụ là người được bảo lãnh. Người được bảo lãnh có trách nhiệm với người bảo lãnh [ trong trường hợp người bảo lãnh đứng ra bảo lãnh và yêu cầu thù lao ]và người bảo lãnh có nghĩa vụ dân sự với người nhận bảo lãnh [ trong trường hợp người có nghĩa vụ không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình ]. Bên nhận bảo lãnh phải có năng lực dân sự đầy đủ, có khả năng tài chính.

Bên bảo lãnh có thể là tổ chức, cá nhân có năng lực dân sự đầy đủ, có tài sản riêng. Ngoài ra, có thể có nhiều người bảo lãnh cho một cá nhân trong một quan hệ bảo lãnh.

Bảo lãnh

3. Đối tượng của bảo lãnh

Trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, lợi ích các bên chủ thể hướng tới là lợi ích vật chất. Và trong quan hệ bảo lãnh làviệc sử dụng một lợi ích vật chất của chủ thể nàyđể đảm bảo lợi ích vật chấtcho chủ thể khác. Vì vậy người bảo lãnh phải có đủ điều kiện mang đến lợi ích vật chất tương đương với lợi ích vật chất mà người nhận bảo lãnh có quyền nhận được từ người có nghĩa vụ. Lợi ích vật chất đó có thể là tài sản hoặc một công việc phải thực hiện.

Nếu đối tượng của bảo lãnh là công việc phải thực hiện thì trong trường hợp người có nghĩa vụ không thể thực hiện công việc thì người bảo lãnh phải thực hiện công việc đó.

Nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự là một khoản tiền hoặc một tài sản có giá trị thì nghĩa vụ của bảo lãnh là tài sản thuộc quyền sở hữu của người bảo lãnh.

Phạm vi của bảo lãnh có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ dân sự, nếu không có thỏa thuận gì khác thì người bảo lãnh phải bảo lãnh cả tiền lãi trên nợ gốc trong phạm vi bảo lãnh đồng thời phải bảo lãnh cả tiền phạt cũng như tiền bồi thường thiệt hại. [ theo quy định tạiđiều 336 BLDS 2015].

4.Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn quy định thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay thế cho bên được bảo lãnh.

Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì họ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình. [ theo quy định tạiđiều 338 BLDS 2005]

Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thoả thuận khác.

Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh.

5. Chấm dứt bảo lãnh

Bảo lãnh sẽ chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  • Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt
  • Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác
  • Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
  • Theo thỏa thuận của các bên.

Trên đây là toàn bộ nội dung về bảo lãnh theo quy định pháp luật. Nếu còn vướng mắc, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6226 để được giải đáp chi tiết hơn.

Xin cảm ơn!

FacebookTwitterEmailPinterest

Video liên quan

Chủ Đề