Bao nhiêu ngày kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2021

TTO - Chính phủ vừa ban hành nghị định 108 về điều chỉnh tăng 7,4% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng cho nhiều đối tượng từ ngày 1-1-2022.

  • Người dân 'vùng đỏ' sẽ nhận lương hưu thế nào?
  • Đề xuất tăng 11% lương hưu, trợ cấp từ 1-1-2022
  • Đề xuất tăng 15% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ năm 2022

Nghị định nêu rõ: kể từ ngày 1-1-2022, điều chỉnh tăng thêm 7,4% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 12-2021 đối với các nhóm đối tượng bao gồm cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, quân nhân, công an đang hưởng lương hưu hằng tháng.

Người được tăng cũng gồm cán bộ xã, phường, người hoạt động không chuyên trách cấp xã; người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; công nhân cao su, người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bộ đội, công an tham gia kháng chiến chống Mỹ đã xuất ngũ về địa phương...

Nghị định cũng nêu những người nghỉ hưu trước ngày 1-1-1995 được tăng thêm 200.000 đồng/tháng nếu mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ 2,3 triệu đồng/người/tháng trở xuống.

Người hưởng lương hưu được tăng lên thành 2,5 triệu đồng/người/tháng nếu có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ 2,3 đến dưới 2,5 triệu đồng/người/tháng.

Bên cạnh đó, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp ở những lần điều chỉnh tiếp theo.

Nghị định 108 có hiệu lực thi hành từ ngày 20-1-2022.Các quy định tại nghị định này được thực hiện từ ngày 1-1-2022.

Lao động tự do, làm sao tham gia bảo hiểm xã hội và nhận lương hưu?

TTO - Người chạy xe ôm, buôn bán ở chợ... muốn nhận lương hưu khi về già phải làm sao? Liên hệ cơ quan nào, ở đâu?

Video liên quan

Chủ Đề