Bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối là gì năm 2024

Hiện nay chưa có văn bản quy định thống nhất thế nào là bệnh hiểm nghèo và danh mục các bệnh được coi là bệnh hiểm nghèo.

Việc xác định thế nào là bệnh hiểm nghèo và danh mục các bệnh được coi là bệnh hiểm nghèo mới chỉ được quy định tại một số văn bản như:

Theo khoản 4 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như:

- Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên;

- HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.

Đồng thời, tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 140/2021/NĐ-CP cũng có một quy định về bệnh hiểm nghèo gần như là tương đồng với Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, cụ thể:

Người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như:

- Ung thư giai đoạn cuối, bại liệt, phong hủi, lao đã kháng thuốc, xơ gan cổ trướng, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS hoặc

- Bệnh khác có văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên xác nhận là bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế.

Đối với danh mục các bệnh hiểm nghèo sẽ được quy định như sau:

Đầu tiên, tại danh mục bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành thèm theo Thông tư 26/2014/TT-BQP quy định danh mục bệnh hiểm nghèo, danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày để thực hiện chế độ, chính sách trong quân đội có quy định 09 loại bệnh nguy hiểm, gồm:

- Các bệnh ung thư.

- Các bệnh hệ thần kinh.

- Các bệnh về gan.

- Các bệnh hệ tiết niệu.

- Các bệnh chuyển hóa.

- Các bệnh hệ hô hấp.

- Các bệnh hệ tuần hoàn.

- các bệnh hệ cơ, xương, khớp.

- Hội chứng suy giảm miễn dịch.

Đồng thời, tại Phụ lục 4 danh mục bệnh hiểm nghèo ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP cũng có quy định thêm 42 trường hợp loại bệnh được coi là bệnh hiểm nghèo, bao gồm:

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người bị bệnh hiểm nghèo là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế của người bị bệnh hiểm nghèo như sau:

Người tham gia bảo hiểm y tế là người bị bệnh hiểm nghèo khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008, Điều 27 Luật Bảo hiểm y tế 2008 và Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; Người có công với cách mạng; Trẻ em dưới 6 tuổi;

- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

- 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;

- 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

Bệnh hiểm nghèo là gì? Các bệnh hiểm nghèo gồm những bệnh nào? [Hình từ Internet]

Người mắc bệnh hiểm nghèo được chuyển tuyến điều trị trong trường hợp nào?

Theo Điều 27 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về việc chuyển tuyến điều trị cụ thể như sau:

Chuyển tuyến điều trị
Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Như vậy, đối với người mắc bệnh hiểm nghèo được chuyển tuyến điều trị trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thì cơ sở đó có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Chủ Đề