Bệnh lậu chữa trị trong bao lâu

Bệnh lậu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người mắc. Tuy nhiên, bệnh này thường phát triển âm thầm và không có dấu hiệu đặc trưng trong giai đoạn đầu. Vậy bệnh lậu có chữa được không? Cần làm gì để bệnh không tái phát sau quá trình điều trị?

1. Những tác động xấu mà bệnh lậu gây ra cho người mắc

Vi khuẩn lậu sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ bắt đầu khoảng thời gian ủ bệnh. Chúng chỉ xuất hiện triệu chứng khi bệnh đã khá nặng. Có những người không có dấu hiệu mắc bệnh đặc biệt.

bệnh lậu mặc dù không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng những ảnh hưởng đối với sức khỏe là điều rất đáng lo ngại. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ biến chứng gây tác động xấu tới các bộ phận khác trên cơ thể.

Đối với nữ giới, những triệu chứng của bệnh lậu thường rất giống với viêm nhiễm phụ khoa. Nếu bị nhẹ, người bệnh sẽ bị cảm sốt, đau họng và đau bụng dưới. Nghiêm trọng hơn chính là viêm ống dẫn trứng gia tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung hoặc dẫn đến vô sinh.

Khi mang thai, nếu người mẹ bị nhiễm bệnh, tỷ lệ lây truyền Vi khuẩn lậu cầu sang thai nhi là rất cao. Trẻ sơ sinh mắc bệnh lậu, cơ thể sẽ xuất hiện các vết lở loét, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng máu. Trong một số trường hợp, người phụ nữ có thể bị sảy thai.

Đối với nam giới, bệnh lậu có thể gây ra viêm tinh hoàn. Ngoài ra, vi khuẩn còn khiến các bộ phận như dương vật sưng đỏ, đau rát khi đi vệ sinh hay xuất tinh. Những biến chứng của bệnh cực kỳ lớn,thậm chí là gây vô sinh ở nam giới. Dưới các tác động nguy hiểm này, bệnh lậu có chữa được không trở thành vấn đề được mọi người đặc biệt quan tâm.

Bệnh lậu ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người nhiễm

2. Bệnh lậu lây truyền bằng các con đường nào?

Bệnh lậu có chữa được không? Lậu là bệnh truyền nhiễm chủ yếu thông qua con đường tình dục. Chính vì vậy, đối với những người có đời sống quan hệ tình dục thiếu lành mạnh. Thường xuyên xảy ra quan hệ tình dục với nhiều người hoặc phụ nữ quan hệ với nhiều bạn tình thì tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh thường rất cao. Thông thường chỉ sau một lần quan hệ với người mắc bệnh mà không sử dụng biện pháp an toàn, người bình thường sẽ có khả năng mắc bệnh đến 90%.

Ngoài ra, bệnh lậu có thể truyền nhiễm bằng việc tiếp xúc với máu, chất dịch hoặc vết thương hở của người bệnh. Cũng giống như HIV, khi dùng chung bơm kim tiêm hoặc khăn mặt, bàn chải đánh răng,... người bình thường đều sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Bởi trong máu hoặc chất dịch của người bệnh đều chứa một lượng lớn vi khuẩn lậu cầu. Chúng sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể vật chủ chỉ bằng một quãng thời gian tiếp xúc ngắn.

Vì lây nhiễm bằng đường máu nên bệnh lậu vẫn có thể truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn thai kỳ. Chính vì vậy, khi phụ nữ mang thai có dấu hiệu nghi ngờ mình nhiễm bệnh, cần đến cơ sở y tế uy tín để có được phương pháp điều trị thích hợp. Hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm của vi khuẩn lậu cầu sang thai nhi một cách tối đa.

Bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua đường tình dục

3. Bệnh lậu có chữa được không?

Bệnh lậu có chữa được không? Nhờ vào sự phát triển của nền y học hiện đại, bệnh lậu hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, những tổn thương mà vi khuẩn lậu gây ra cho cơ thể sẽ rất khó để hồi phục. Chính vì vậy, việc xét nghiệm và điều trị bệnh trong giai đoạn vi khuẩn bắt đầu xâm nhập rất quan trọng. Hiện nay, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.

3.1. Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh lậu

Trong trường hợp, bệnh lậu đang ở giai đoạn nhẹ, vi khuẩn lậu có thể bị tiêu diệt nhờ vào phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh đặc trị. Kháng sinh đặc trị này có thể được sử dụng dưới dạng viên nén hoặc dung dịch tiêm. Bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị và thực hiện làm kháng sinh đồ. Từ kết quả của kháng sinh đồ, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc kháng sinh đặc trị phù hợp.

Tuy nhiên, hiện nay mối nguy hại do sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều đã khiến cho vi khuẩn có thêm khả năng kháng kháng sinh. Điều này khiến cho quá trình điều trị bệnh bằng kháng sinh trong một số trường hợp không đạt được kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, nếu sau một thời gian điều trị nhưng không khỏi bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chuyển sang phương pháp điều trị mới.

Kháng sinh đặc trị giúp điều trị bệnh trong giai đoạn nhẹ

3.2. Sử dụng công nghệ gen DHA

Sử dụng công nghệ gen DHA là một trong hai phương pháp điều trị bệnh lậu phổ biến hiện nay. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp bệnh nặng, cần tiến hành điều trị kết hợp giữa thuốc kháng sinh từ bên trong và DHA từ bên ngoài.

Bệnh lậu có chữa được không chính là phụ thuộc chủ yếu vào hai phương pháp này.

4. Thời gian điều trị bệnh lậu dứt điểm

Thời gian điều trị bệnh lậu phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của người bệnh. Đối với tình trạng bệnh nhẹ, thời gian điều trị có thể sau 7 ngày. Ngược lại, với tình trạng nặng thì thời gian sẽ kéo dài hơn. Ngoài ra, cùng với bệnh lậu có chữa được không thì thời gian điều trị còn liên quan đến một số vấn đề khác như:

  • Người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn, chỉ định và yêu cầu của bác sĩ. Thực hiện việc uống thuốc đúng giờ, đủ liều lượng thuốc.

  • Lựa chọn đơn vị y tế điều trị uy tín, chất lượng. Bác sĩ cần có trình độ chuyên môn cao cũng như hệ thống thiết bị hiện đại.

  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ. Nếu cảm thấy có điều gì bất thường, người bệnh cần chia sẻ ngay với bác sĩ để có được phương hướng giải quyết tốt nhất.

  • Trong quá trình điều trị, người bệnh không nên quan hệ tình dục.

Thời gian điều trị phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau

5. Nên điều trị bệnh lậu tại cơ sở y tế nào hiện nay?

Nếu bạn đang phân vân bệnh lậu có chữa được không và nên điều trị tại cơ sở nào đảm bảo tốt nhất? Hãy đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với hơn 24 năm kinh nghiệm trong ngành cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn Quốc tế ISO 15189:2012, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có đầy đủ uy tín và khả năng để xét nghiệm và điều trị các bệnh lý từ cơ bản đến phức tạp một cách hiệu quả, chất lượng nhất. Trong đó, bao gồm cả những bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như lậu, Giang mai, HIV hay Chlamydia.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - Đơn vị điều trị uy tín, chất lượng

Tại đây, chúng tôi có đủ các điều kiện được Bộ y tế thông qua trong việc xét nghiệm lậu, xét nghiệm Chlamydia hay HIV, Giang mai,... Đối với những bệnh nhân có tâm lý e ngại, mọi người có thể đăng ký kiểm tra sức khỏe online ngay tại nhà. Quy trình xét nghiệm, điều trị sẽ được tiến hành một cách bảo mật, thông tin khách hàng sẽ được bệnh viện giữ kín tuyệt đối.

Ngoài ra, các bác sĩ tại đây bên cạnh có trình độ chuyên môn cao thì họ đều có thể trở thành những người bạn sẵn sàng nghe người bệnh chia sẻ. Hỗ trợ và giúp đỡ người bệnh một cách tốt nhất nhằm mang lại tâm lý thoải mái và vui vẻ cho mọi người khi đến với bệnh viện. Mọi người có thể đăng ký khám bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 42 - 44 Nghĩa Dũng hoặc PKĐK MEDLATEC Tây Hồ, 99 Trích Sài, Tây Hồ.

Như vậy, với câu hỏi bệnh lậu có chữa được không chắc hẳn các bạn đã có được câu trả lời. Đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng vào tay nghề cũng như y đức của các bác sĩ. Bên cạnh đó, chúng tôi còn có áp dụng chính sách bảo lãnh viện phí với gần 40 đơn vị bảo hiểm bảo lãnh, nhằm mang đến cho người bệnh những dịch vụ và điều kiện điều trị tốt nhất, liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn.

_

BỆNH LẬU

[Gonorrhoea]

ICD-10 A54: Gonococcal infection
Bệnh lậu thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm .

1. Đặc điểm của bệnh
1.1. Định nghĩa ca bệnh:
- Ca bệnh lâm sàng: Bệnh lậu là một bệnh nhiễm khuẩn sinh dục - tiết niệu, hậu môn, họng do lậu cầu [Neisseria gonorhoeae] là một song cầu Gram [-], chỉ có vật chủ là người. Bệnh thường lây trực tiếp khi tiếp xúc tình dục.
+ Bệnh lậu ở nam [Viêm niệu đạo do lậu] Thời gian ủ bệnh: 3-5 ngày. Biểu hiện: mủ chảy từ trong niệu đạo, số lượng nhiều, màu vàng đặc hay vàng xanh, đái buốt, có thể kèm theo đái dắt. Viêm toàn bộ niệu đạo: đái dắt, đái khó kèm theo sốt, mệt mỏi. Biến chứng: Viêm mào tinh hoàn thường bị một bên và biểu hiện sưng nóng, đỏ đau kèm theo sốt. Nếu viêm cả hai bên có thể gây vô sinh. Viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh và ống dẫn tinh. + Bệnh lậu ở phụ nữ [viêm cổ tử cung và viêm niệu đạo do lậu] Đặc điểm bệnh lậu ở phụ nữ không biểu hiện triệu chứng rõ ràng mà thường kín đáo, thậm chí không biểu hiện triệu chứng bệnh [trên 50% trường hợp] vì vậy họ không biết mình bị bệnh nên dễ lây lan cho người khác. Biểu hiện cấp tính: đái buốt, mủ chảy ra từ niệu đạo, từ cổ tử cung màu vàng đặc hoặc vàng xanh số lượng nhiều, mùi hôi. Bệnh nhân đau khi giao hợp, đau bụng dưới. Khám thấy cổ tử cung đỏ, phù nề, chạm vào chảy máu. Mủ chảy ra từ ống cổ tử cung. Có thể thấy niệu đạo đỏ, có mủ từ trong chảy ra hoặc có khi chỉ có dịch đục. Biến chứng: Viêm tuyến Skène, tuyến Bartholin, viêm vòi trứng, buồng trứng và viêm hố chậu có thể gây chửa ngoài tử cung, vô sinh, viêm hậu môn, trực tràng. - Ca bệnh xác định: Bệnh lậu được xác định khi nhuộm Gram  thấy có song cầu bắt màu Gram [-] nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính và nuôi cấy phân lập được lậu cầu. Hiện nay, có thể phát hiện lậu cầu bằng kỹ thuật PCR với độ nhạy và đặc hiệu cao.

1.2. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự: viêm niệu đạo nam và viêm cổ tử cung ở nữ do nhiễm Chlamydia trachomatis và viêm niệu đạo không do lậu do các tác nhân gây bệnh khác.


1.3. Xét nghiệm: - Loại mẫu bệnh phẩm: Lấy dịch hoặc mủ cổ tử cung, niệu đạo, hậu môn và các tuyến Skène, Bartholin ở phụ nữ. Lấy mủ niệu đạo ở nam giới. Có thể lấy nước tiểu ly tâm lấy cặn. - Phương pháp xét nghiệm: + Làm tiêu bản nhuộn Gram soi kính hiển vi. + Phân lập vi khuẩn trên môi trường chuyên biệt với vi khuẩn lậu như môi trường Thayer Martin và làm kháng sinh đồ.

2. Tác nhân gây bệnh


- Tên tác nhân: Neisseria gonorhoeae - Hình thái: Lậu cầu khuẩn là một song cầu Gram [-] có hình hạt đậu, kích thước 0,8-1mm, không di động, không tạo nha bào, phát triển thành đôi với mặt dẹt quay vào nhau, thường thấy trong bào tương của bạch cầu đa nhân trung tính. - Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: lậu cầu dễ bị diệt bởi nhiệt độ, môi trường khô và bởi thuốc sát khuẩn thường dùng.

3. Đặc điểm dịch tễ học: Bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục. Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con khi sinh đẻ gây lậu mắt trẻ sơ sinh, các lây truyền khác không qua đường tình dục có thể gặp nhưng rất hiếm. Bệnh lậu hay gặp ở người trẻ tuổi, trong độ tuổi hoạt động tình  dục mạnh. Theo báo cáo của Viện Da liễu Quốc gia, tỷ lệ người có độ tuổi từ 15 - 49 mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung, trong đó có bệnh lậu là từ  93 - 98% [Thống kê từ 1995-2007]. Nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh lậu ở một số đối tượng dân cư tại Hà Nội năm 2003 cho thấy phụ nữ hành nghề mại dâm là 3%, nam thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự là 2% và bệnh nhân nam đến khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục là 2,5%. Bệnh hay gặp ở các đô thị, vùng đông dân cư. Tỷ lệ nam mắc bệnh sau một lần quan hệ tình dục với nữ bị bệnh lậu qua đường âm đạo là khoảng 20 - 30%, tỷ lệ này đối với nữ khi quan hệ tình dục với nam bị bệnh là 60 - 80%. Sử dụng bao cao su đúng cách sẽ phòng được mắc bệnh lậu.


4. Nguồn truyền nhiễm bệnh
- Ổ chứa: Người là vật chủ duy nhất của bệnh lậu. Lậu cầu khu trú trong bộ phận sinh dục-tiết niệu của người bệnh và lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục. Nam giới, lậu cầu khư trú chủ yếu ở niệu đạo. Nữ giới, lậu cầu có ở cổ tử cung, niệu đạo, các tuyến Skène, Bartholin. Cả hai giới, lậu cầu có thể khư trú ở trực tràng, họng. - Thời gian ủ bệnh: Thông thường bệnh lậu có thời gian ủ bệnh ngắn từ 2 - 5 ngày, dao động trong khoảng 1 - 14 ngày. - Thời kỳ lây truyền: Bệnh lậu có thể lây khi người bệnh đang trong thời gian ủ bệnh khi chưa có triệu chứng và rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lậu nhưng không có triệu chứng bệnh, đó chính là nguồn lây nhiễm quan trọng trong cộng đồng. 

5. Phương thức lây truyền: Bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục. Lây qua quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn và miệng họng. Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con khi sinh đẻ gây lậu mắt trẻ sơ sinh, các lây truyền khác không qua đường tình dục có thể gặp nhưng rất hiếm.


6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Bệnh lậu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nam và nữ. Bệnh lậu không có miễn dịch, hiện chưa có vắc xin  phòng bệnh lậu.
7. Các biện pháp kiểm soát bệnh
7.1.Biện pháp dự phòng: Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ về tình dục lành mạnh, tình dục an toàn để phòng nhiễm bệnh lậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, trong đó có HIV/AIDS. Bao cao su có hiệu quả trong phòng mắc bệnh lậu khi dùng đúng cách.
7.2. Biện pháp chống dịch: - Tổ chức: bệnh lậu không gây thành dịch, do vậy chủ yếu thực hiện các biện pháp chuyên môn để phòng chống bệnh. - Chuyên môn: + Bệnh nhân mắc bệnh lậu khi đến các cơ sở y tế được khám, điều trị, tư vấn và giữ bí mật. + Bệnh nhân lậu không có chế độ cách ly. + Phòng chống bệnh: tăng cường khám phát hiện và điều trị các trường hợp mắc bệnh qua lồng ghép vào chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, màng lưới y tế đa khoa các cấp, hợp tác với y tế tư nhân. Các đối tượng có hành vi nguy cơ cao như phụ nữ hành nghề mại dâm, người nghiện ma tuý, khách làng chơi cần được giáo dục sức khoẻ, khám điều trị.

7.3. Nguyên tắc điều trị: Điều trị theo hướng dẫn quốc gia phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Điều trị cho cả bạn tình của bệnh nhân. Đối với các cơ sở y tế không chuyên khoa và tuyến y tế cơ sở, quận huyện không có xét nghiệm hỗ trợ thì điều trị theo tiếp cận hội chứng; đối với cơ sở chuyên khoa, các cơ sở y tế có xét nghiệm hỗ trợ thì điều trị theo căn nguyên.

Phác đồ điều trị  lậu không biến chứng : Dùng một trong các loại thuốc sau: - Cefixim  uống liều duy nhất 400 mg, hoặc - Cetriaxone 250 mg tiêm bắp liều duy nhất, hoặc - Spectinomycin 2 gam tiêm bắp liều duy nhất, hoặc - Cefotaxim 1gam tiêm bắp liều duy nhất. Phối hợp với một trong các loại thuốc sau để điều trị nhiễm chlamydia: - Azithromycin 1gam uống liều duy nhất, hoặc - Doxycyclin 100 mg uống 2 viên/ngày trong 7 ngày, hoặc - Tetracyclin 500 mg uống 4 lần/ngày trong 7 ngày, hoặc - Erythromycin 500 mg uống 4 lần/ngày trong 7 ngày.

Chú ý: Không dùng Doxycyclin và Tetracyclin cho phụ nữ có thai và cho con bú.


7.4. Kiểm dịch y tế biên giới: Không có chế độ kiểm dịch y tế biên giới đối với bệnh lậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Admin

Video liên quan

Chủ Đề