Mỡ nhiễm máu là gì

Mỡ máu cao là một chứng bệnh gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi [NCT]. Mỡ máu cao sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tim mạch, nhất là ở người đã mang sẵn một số bệnh mạn tính về tim mạch, gan, thậm chí gây nguy hiểm.

Mỡ máu là gì?

Mỡ máu bao gồm 2 loại chính là cholessterol và triglycerid, trong đó cholesterol gồm có cholesterol tốt [cholesterol cao], cholesterol xấu [cholesterol thấp] và cholesterol toàn phần, chiếm tỉ lệ rất cao [60 – 70%].

Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. Phần lớn cholesterol được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, một phần nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn như: trứng, sữa, não, thịt đỏ [thịt bò, thịt chó, ngan, dê, cứu], mỡ động vật, lòng lợn, lòng bò, tôm.

Đặc điểm của cholesterol kém tan trong nước, nó không thể tan và di chuyển trong máu mà phải nhờ vào lipoprotein [lipoprotein là một chất do gan tổng hợp ra và tan trong nước mang theo cholesterol]. Cholesterol rất cần cho sự hoạt động của màng các tế bào trong cơ thể, cần cho sự hoạt động của cơ thể để sản xuất ra một nội tiết tố và cholesterol cũng là thành phần rất quan trọng của muối mật. Cholesterol tốt [HDL-C] có vai trò làm cho thành động mạch mềm mại để lưu thông máu tốt hơn và có khả năng bảo vệ thành mạch máu, trong khí đó cholesterol xấu [LDL- C] làm cho xơ vữa thành động mạch.

 

Cholesterol xấu càng cao càng làm cho xơ vữa động mạch, từ đó sẽ hạn chế lưu thông máu

Triglycerid là chất gì? Là chất do dư  thừa của axít béo không được chuyển thành cholesterol ở gan [khi chất axít béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng axít béo bị dư thừa sẽ trở thành triglycerid]. Tại gan chất triglycerid sẽ kết hợp với chất apoprotein [do gan sản xuất ra] và được đưa ra khỏi gan dưới dạng lipoprotein có tỉ trọng thấp.

Mỡ máu cao do đâu?

Mỡ trong máu cao có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi một con người, đặc biệt là NCT. Vì vậy, mỡ máu cao là một chứng bệnh gặp khá phổ biến ở NCT. Hay gặp nhất trong trong chứng tăng cholesterol máu là do chế độ dinh dưỡng không  hợp lý như: ăn nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, sữa toàn phần, bơ, thịt đỏ [thịt chó, bò, trâu], lòng động vật, tôm… trong các bữa ăn hàng ngày. Tiếp đến là người béo phì, lười vận động, ngoài ra có thể gặp do di truyền hoặc mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường. Đối với tăng triglycerid hay gặp nhất là do uống quá nhiều rượu, béo phì, di truyền, lười vận động hoặc rối loạn gen chuyển hóa.

Mỡ máu cao gây tác hại gì cho sức khỏe?

Cholesterol xấu càng cao càng làm cho xơ vữa động mạch, từ đó sẽ hạn chế lưu thông máu, thậm chí tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa bong ra gây tắc mạch, nhất là tắc mạch vành [nhồi máu cơ tim] hoặc tắc mạch não [nhũn não] gây đột quỵ.

Với loại triglycerid, khi nào có sự mất cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan, mỡ sẽ tích lại trong gan, tức là triglycerid tăng sẽ gây nên gan nhiễm mỡ. Gan bị nhiễm mỡ sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein do đó sẽ làm cho lượng axít béo vào gan quá lớn càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn. Gan nhiễm mỡ từ nhẹ dẫn đến nặng và cuối cùng là xơ gan. Bệnh xơ gan cho đến nay chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị. Ngoài ra, nếu tăng quá cao triglycerid máu, sẽ có nguy cơ gây viêm tụy cấp tính.

Khi nào gọi là mỡ máu cao?

Cholesterol toàn phần trong máu bình thường có chỉ số < 5,2mmol/l, khi chỉ số này tăng trên 5,2mmol/lít là bắt đầu cao. Với loại HDL-C chỉ số trong máu ở người bình thường là ≥ 0,9mmol/l, chỉ số này càng cao càng tốt. Với loại LDL-C trong máu người bình thường có chỉ số là dưới 3,4mmol/l, khi chỉ số này vượt quá trên 3,4 mmol/l, được gọi là cao.

Khi triglycerid máu trên 2,26 mmol/l được gọi là triglycerid cao. Khi tăng cả cholesterol xấu và triglycerid,  được gọi là tăng mỡ máu hỗn hợp.

Nên làm gì để hạn chế tăng mỡ máu?

NCT nên dùng dầu thực vật trong các bữa ăn hàng ngày và ăn cá từ 2 – 3 lần thay thịt trong một tuần. Hạn chế ăn tôm, các loại thịt đỏ, lòng động vật. Cần tăng cường ăn rau, hoa quả. Hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu bia, nhất là người có bệnh về tim mạch, tăng huyết áp. Không nên ăn quá nhiều tinh bột. Tăng cường tập thể dục đều đặn hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, chơi cầu lông, bơi, tập thể dục dưỡng sinh… Nên đi khám bệnh định kỳ để được chỉ định xét nghiệm mỡ máu và khi mỡ máu cao cần điều trị làm theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ, không nên tự động mua thuốc để điều trị nếu không có chuyên môn về y học.

ĐỊA ĐIỂM XÉT NGHIỆM – KIỂM TRA SỨC KHỎE
  1. Viện Huyết học – Truyền máu TW [phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội]: Từ 6h30 – 17h các ngày thứ 2 đến thứ 6 [khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu]; 7h30 – 17h thứ 7 [khám theo yêu cầu].
  2. Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện: 8h – 12h và 13h30 – 17h từ thứ 2 đến thứ 7.
  • Số 26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Số 132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Số 10, ngõ 122 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Theo Suckhoedoisong

Bệnh máu nhiễm mỡ là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp trong xã hội hiện đại. Mỡ máu là một thành phần trong máu, khi chỉ số mỡ máu tăng cao là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh mạch vành… Kiểm tra mỡ máu nên được thực hiện 4-6 năm/ lần để tầm soát bệnh rối loạn mỡ máu. 

Mỡ máu hay còn được gọi là lipid máu, là một thành phần quan trọng có trong máu tham gia tổng hợp một số chất cho cơ thể. Lipid máu còn tham gia vào các quá trình chuyển hóa và là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

Có rất nhiều thành phần khác nhau trong mỡ máu. Khi thăm khám sức khỏe định kỳ hay theo dõi sức khỏe, có bốn chỉ số thông thường để đánh giá nguy cơ mắc các bệnh như: Tăng huyết áp, bệnh mạch vạch, đái tháo đường… Các chỉ số xét nghiệm mỡ máu đó là Triglycerid, HDL- Cholesterol, LDL- Cholesterol và Cholesterol toàn phần.

Mỗi thành thần có những chức năng khác nhau, chúng phối hợp nhịp nhàng để cơ thể được vận hành một cách tốt nhất. Nếu có bất kì rối loạn nào xảy ra, mỡ máu sẽ bị rối loạn và cơ thể có nguy cơ hứng chịu một số bệnh khó lường.

2. Các thành phần mỡ máu thường được xét nghiệm

a. Cholesterol toàn phần

Cholesterol tham gia vào cấu tạo màng tế bào, thức ăn [chủ yếu là mỡ động vật] là nguồn cung cấp cholesterol ngoại sinh cho cơ thể. Chúng được biết đến nhiều do có mối liên hệ với bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường… Những căn bệnh mạn tính rất phổ biến hiện nay.

Cholesterol được biết đến nhiều do có mối liên hệ với bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường…

Mối liên quan giữa chỉ số xét nghiệm cholesterol toàn phần và nguy cơ bệnh động mạch vành:

- Cholesterol  < 200mg/dL: Nồng độ lý tưởng và nguy cơ bệnh động mạch vành thấp.

- Cholesterol từ 200-239 mg/dL: Mức ranh giới, cần lưu ý. 

- >= 240 mg/dL: Tăng hàm lượng cholesterol máu, nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao gấp 2 lần người bình thường.

b. Triglycerid

Triglyceride là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng nếu hàm lượng này tăng cao sẽ góp phần tạo thành mảng xơ vữa ở thành mạch máu.

Các chỉ số đánh giá mức độ rối loạn thành phần Triglyceride có trong mỡ máu:

-  < 150 mg/dL: Bình thường

- 150- 199 mg/dL: Tăng giới hạn

- 200- 499 mg/dL: Tăng

-  >= 500 mg/dL: Rất tăng

Nguy cơ mắc bệnh mạch vành, tăng huyết áp và đột quỵ tăng cao tỉ lệ thuận với sự tăng của chỉ số mỡ máu Triglyceride

Nguy cơ mắc bệnh mạch vành, tăng huyết áp và đột quỵ tăng cao.

c. HDL- Cholesterol

HDL-C là một loại “cholesterol tốt”, tham gia vận chuyển Cholesterol xấu về gan để thải trừ, nồng độ HDL- C giảm có nguy cơ gây xơ vữa thành mạch. Trong ngưỡng giới hạn, nồng độ cholesterol càng tăng chứng tỏ cơ thể được tăng cường bảo vệ trước các nguy cơ bệnh tim mạch. 

- HDL-C < 40 mg/dL ở nam giới và < 50 mg/dL [nữ giới]: HDL- Cholesterol thấp, nguy cơ chính gây ra các bệnh lý tim mạch.

- HDL-C > 60 mg/dL [ nhưng nhỏ hơn  mg/dL]: Tăng, gia tăng yếu tố bảo vệ.

d. LDL- Cholesterol

LDL hay còn gọi là cholesterol xấu, có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol từ gan đến các cơ quan, đến tế bào, nếu LDL cholesterol tăng, sẽ tạo ra các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu.

- < 100 mg/dL: Rất tốt

- 100-129 mg/dL: Bình tường tốt

- 130-159 mg/dL: Tăng giới hạn

- 160- 189 mg/dL: Tăng nồng độ LDL-C trong máu, nguy cơ cao mắc bệnh.

- >= 190 mg/dL: Nồng độ LDL-C rất tăng, nguy cơ mắc bệnh rất cao.

3. Khi nào cần làm xét nghiệm mỡ máu?

Xét nghiệm mỡ máu thường được bác sĩ chỉ định nhằm mục đích đánh giá mức độ rối loạn mỡ máu và xác định nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở một số đối tượng có yếu tố nguy cơ cao. Việc kiểm soát tốt mỡ máu bằng cách tăng “mỡ tốt” và giảm “mỡ xấu” là biện pháp dự phòng bệnh rối loạn mỡ máu hiệu quả nhất.

Kiểm soát tốt mỡ máu bằng cách tăng “mỡ tốt” và giảm “mỡ xấu”.

Xét nghiệm mỡ máu được thực hiện:

- Các lần thăm khám bệnh định kỳ

- Tầm soát bệnh về tim mạch ở người lớn tuổi

- Góp phần chẩn đoán nguyên nhân, chẩn đoán bệnh lý liên quan.

- Theo dõi mức độ đáp ứng với các phương pháp điều trị hiện tại.

Theo khuyến cáo của hội tim mạch Hoa Kỳ [ACC], xét nghiệm các chỉ số lipid máu là một trong các chỉ số đánh giá nguy cơ tim mạch. Ngoài ra, chỉ số này còn giúp kiểm soát và điều trị rối loạn lipid máu để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Xét nghiệm mỡ máu nên được thực hiện định kỳ, đặc biệt là ở người có nguy cơ cao nhằm phát hiện sớm các rối loạn bất thường. 

Video liên quan

Chủ Đề