Biển Cần Giờ rộng bao nhiêu?

Cần Giờ là huyện ven biển, nằm về phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm huyện là thị trấn Cần Thạnh, cách trung tâm Thành phố khoảng 50 km theo đường chim bay, chiều dài từ Bắc xuống Nam của huyện là 35km, từ Đông sang Tây là 30km, có hơn 20km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam-Đông Bắc, có các cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh. Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 70.445,34ha [đã bao gồm diện tích khu Gò Gia], chiếm 1/3 tổng diện tích toàn Thành phố.

Địa giới hành chính huyện Cần Giờ

Cần Giờ giáp ranh với huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành [tỉnh Đồng Nai], huyện Châu Thành, thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu [tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu] về phía Đông và Đông Bắc. Giáp với huyện Cần Đước, huyện Cần Giuộc[ tỉnh Long An] huyện Gò Công Đông [tỉnh Tiền Giang] về phía tây. Giáp với huyện Nhà Bè[TP.HCM] về phía Tây Bắc. Phía Nam giáp với Biển Đông.

Vị trí của huyện Cần Giờ ở từ 106 độ 46’12” đến 107 độ 00’50” Kinh độ Đông và từ 10 độ 22’14” đến 10 độ 40’00” vĩ độ Bắc.

Toàn huyện có 01 thị trấn Cần Thạnh và 06 xã: Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Long Hòa, Lý Nhơn và Thạnh An [xã đảo]. Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè [thành phố Hồ Chí Minh] và huyện Nhơn Trạch [tỉnh Đồng Nai] - Ranh giới là sông Soài Rạp;

+ Phía Nam giáp biển Đông;

+ Phía Đông giáp biển Đông và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

+ Phía Tây giáp huyện Nhà Bè [thành phố Hồ Chí Minh]; huyện Cần Giuộc [tỉnh Long An], huyện Gò Công Đông [tỉnh Tiền Giang] - Ranh giới là sông Soài Rạp.

Hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESSCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới

Rừng Cần Giờ có chức năng chính là phòng hộ, có vị trí quan trọng về quốc phòng, nhưng đồng thời cũng mở ra triển vọng to lớn về du lịch sinh thái. Do tính năng quan trọng của rừng phòng hộ Cần Giờ, năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển”.

Đường bờ biển dài hơn 20km chạy dài theo hướng Tây Nam-Đông Bắc

Biển là nguồn lợi to lớn của Cần Giờ, vì vậy trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện ngay từ sau giải phóng, ngành thủy sản luôn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, là một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Ưu thế lớn của Cần Giờ trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội là quỹ đất còn lớn, môi trường thiên nhiên trong lành, cảnh quan hấp dẫn và đặc biệt đây là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Hồ Chí Minh- một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đồng thời lại giáp ranh với những vùng kinh tế năng động như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Dân số: Tính đến 31/12/2017 dân số toàn huyện Cần Giờ có 75.733 người [Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cần Giờ], mật độ dân số 108 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,73%, dân cư của huyện phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính cấp xã; tập trung cao nhất ở xã Bình Khánh và thấp nhất là xã Thạnh An [xã đảo].

Khí hậu mát mẻ quanh năm do Hệ sinh thái rừng ngặp mặn và hệ thống sông ngồi đặc biệt

Khí hậu: Huyện Cần Giờ mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa mưa và nắng rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nền nhiệt độ cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm từ 25oC-29oC,  cao tuyệt đối là 38,20C, thấp tuyệt đối là14,40C. Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%, độ bốc hơi từ 3,5 đến 6 mm/ngày, trung bình 5 mm/ngày, cao nhất 8 mm/ngày. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 – 1.402 mm, trong mùa mưa lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100 mm, tháng nhiều nhất 240mm. Mùa mưa hướng gió chính là Tây – Tây Nam, mùa khô hướng gió Bắc – Đông Bắc.Sau 25 năm giải phóng, hệ sinh thái rừng và rừng ngập mặn của Cần Giờ đã được phục hồi ổn định và đang phát triển tốt sau những thiệt hại nặng nề do chiến tranh tàn phá.

Thuỷ văn: Thủy triều: toàn bộ sông rạch chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều. Độ mặn: vì nằm trong vùng cửa sông, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều từ biển Đông truyền vào, các sông rạch của huyện Cần Giờ đều đóng vai trò "kênh dẫn triều" đưa nước mặn xâm nhập khắp địa bàn huyện làm cho khối nước mặt ở đây quanh năm bị mặn, lợ.

Công ty CP Đô thị du lịch Cần Giờ - chủ đầu tư dự án, cho hay dự án nằm ở khu vực biển xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ với diện tích 2.870 ha được xây dựng trên toàn bộ bãi triều Cần Giờ với một biển hồ nhân tạo rộng khoảng 757 ha. Vị trí cách vùng lõi khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ khoảng 18 km về phía Bắc; nằm ngoài ranh giới diện tích đất lâm nghiệp và rừng ngập mặn, nằm kế cận với khu vực chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển; cách luồng hàng hải sông Xoài Rạp khoảng 2,7 km và sông Lòng Tàu là 4,5 km; cách khu du lịch sinh thái Vàm Sát 17 km về phía Tây Bắc và cách khu căn cứ Vàm Sát đảo Khỉ 4 km.

Theo UBND huyện Cần Giờ, quy mô dân số dự kiến là 228.506 người và khoảng 9 triệu lượt khách du lịch/năm. Đặc biệt sẽ tạo ra công ăn việc làm cho 25.000 lao động. "Với tiềm năng sẵn có của địa phương cộng với dự án lấn biển hoàn thành, Cần Giờ trở thành nơi du lịch, nghỉ dưỡng, đầu tư tầm vóc khu vực và quốc tế, một điểm nhấn, một sản phẩm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của TP HCM" - lãnh đạo UBND huyện Cần Giờ nhấn mạnh.

Còn theo chủ đầu tư dự án, dự án sẽ tạo ra quỹ đất đủ lớn, tạo điều kiện tăng thu ngân sách qua tiền thuê sử dụng đất, cho thuê đất, mặt nước, hoạt động sản xuất kinh doanh… Ngoài ra, với chức năng đa dạng, dự án sẽ tạo động lực phát triển du lịch vùng và thu hút đầu tư, đủ sức cạnh tranh về du lịch với các thành phố khác trong khu vực và trên thế giới và hơn cả là mở rộng không gian đô thị theo hướng hiện đại, tiến ra biển, tạo động lực phát triển cho TP trong những năm tới. Đặc biệt, dự án sẽ góp phần tăng không gian xanh, không gian nghỉ ngơi giải trí cho người dân trung tâm, giãn dân, giảm sức ép đô thị…

Dự án khi hoàn thành sẽ đóng góp khoảng 2.900 tỉ đồng/năm cho ngân sách và khoảng 2-3% tổng mức bán lẻ và doanh thu hàng hóa cho TP HCM. Ngược lại, dự án còn giúp tiết kiệm ngân sách trong các hoạt động bảo vệ đê, kè, trồng cây chống xâm thực…

Một góc dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ nhìn từ trên cao. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ủng hộ nhưng phải làm kỹ!

Ông Trần Thanh Long [ngụ thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ] cho rằng dù không hiểu nhiều nhưng ông biết chắc khi dự án thực hiện và hoàn thành sẽ kéo theo hạ tầng và điều kiện sống của người dân được cải thiện. Đồng tình, kỹ sư cầu đường Nguyễn Văn Hải [cũng ngụ thị trấn Cần Thạnh] nói dự án sẽ xây dựng, củng cố hệ thống hạ tầng kỹ thuật ven biển đồng bộ, thích ứng với biến đổi khi hậu và nước biển dâng, giảm thiểu được ảnh hưởng đến khu vực đất liền hiện trạng, bảo đảm tầm nhìn dài hạn.

Từ những nhìn nhận trên, cả ông Long và anh Hải cùng kiến nghị đẩy mạnh thực hiện dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ và cho rằng quyết định mở rộng dự án là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tế và mong mỏi của người dân địa phương.

Là người theo dõi dự án nhiều năm, TS-KTS Ngô Viết Nam Sơn nói ông đồng tình với việc lấn biển. Tuy nhiên, khi thực hiện dự án phải bảo đảm quy hoạch giao thông, đồng thời thực hiện đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường [theo báo cáo đánh giá tác động môi trường]. Cùng với đó là phải tuân thủ chặt chẽ khung pháp lý của UNESCO về dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, để không gây ảnh hưởng xấu đến khu dự trữ sinh quyển này.

TS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP HCM, cũng đồng tình với việc mở rộng khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ vì phù hợp với chủ trương của TP nhằm tạo sức hút cho sự phát triển. "Khi làm, chủ đầu tư phải thực hiện đúng cam kết như phát triển du lịch, bảo vệ đê, kè, trồng cây chống xâm thực, khai thác và bảo vệ môi trường, bảo đảm công ăn việc làm…" - TS Võ Kim Cương yêu cầu.

Tổng vốn lên đến 217.054 tỉ đồng

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 826/QĐ-TTg với nội dung phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ. Theo đó, quy mô dự án được điều chỉnh mở rộng từ 600 ha lên thành 2.870 ha. Dự án có tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh là 217.054 tỉ đồng, gồm vốn chủ sở hữu là 32.558 tỉ đồng [chiếm 15% tổng vốn đầu tư] và vốn vay thương mại là 184.496 tỉ đồng [chiếm 85% tổng vốn đầu tư].

Thời gian thực hiện dự án là 50 năm đối với phần mở rộng quy mô kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Bên cạnh đó, phần diện tích biển 600 ha đã giao cho nhà đầu tư có thời hạn thực hiện 50 năm kể từ ngày 11-7-2007. UBND TP HCM chịu trách nhiệm toàn diện về quy hoạch mở rộng dự án, việc giao đất, cho thuê đất, thu tiền sử dụng đất đúng quy định bảo đảm không thất thu ngân sách nhà nước, chuyển mục đích sử dụng đất cho chủ đầu tư thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Diện tích huyện Cần Giờ là bao nhiêu?

704 km²

Cần Giờ có đường bờ biển dài bao nhiêu?

Cần Giờ là huyện duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp với biển, có bờ biển dài 23km, hơn 22.000ha diện tích sông ngòi.

Cần Giờ là vùng gì?

Tháng 12/1978, huyện Duyên Hải thuộc tỉnh Đồng Nai [tỉnh mới được thành lập do hợp nhất ba tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa và Long Khánh trước đó] được sáp nhập vào TP HCM. Đến tháng 12/1991, huyện lấy lại tên cũ là Cần Giờ [tên gọi của vùng đất này từ thời Pháp thuộc].

Dự án lấn biển Cần Giờ khi nào khởi công?

Ngoài dự án khu đô thị lấn biển, dự án cầu Cần Giờ nối huyện Nhà Bè với Cần Giờ cũng sẽ được khởi công trong năm 2025. Đây sẽ là những dự án động lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại huyện đảo duy nhất của TP. HCM. Năm 2022, Thành ủy TP.

Chủ Đề