Bộ nội vụ xử lý kỷ luật

Phòng xây dựng chính quyền
Phòng xây dựng chính quyền

Ngày 05 tháng 12 năm 2014, Bộ Nội vụ có Công văn số 5228/BNV-CQĐP gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ cấp xã, trong đó có một số nội dung chính:

Sau khi thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Tư pháp [Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật], Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xử lý kỷ luật cán bộ cấp xã theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức và Nghị định số 114/2003/NĐ-CP như sau:
1. Việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức:a] Về đối tượng xử lý kỷ luật:Đối tượng xử lý kỷ luật là cán bộ cấp xã được quy định tại Khoản 2, Điều 61 của Luật Cán bộ, công chức bao gồm: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam [áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và các tổ chức Hội Nông dân Việt Nam]; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.Cán bộ cấp xã nêu trên bao gồm cả cán bộ được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.b] Về hình thức xử lý kỷ luật:Hình thức kỷ luật đối với cán bộ cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 78 của Luật Cán bộ, công chức, bao gồm: khiển trách, cảnh cáo, cách chức và bãi nhiễm.c] Về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật:Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 80 của Luật Cán bộ, công chức.d] Về những trường hợp được miễn trách nhiệm áp dụng các hình thức kỷ luật:Những trường hợp miễn áp dụng các hình thức kỷ luật đối với cán bộ cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 81 của Luật Cán bộ, công chức.e] Về các quy định khác liên quan đến cán bộ cấp xã bị xử lý kỷ luật:Các quy định khác liên quan đến cán bộ cấp xã bị xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức.

2. Việc áp dụng Nghị định số 114/2003/NĐ-CP:a] Các nội dung quy định xử lý kỷ luật công chức cấp xã tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP đã được Nghị định số 112/2011/NĐ-CP thay thế, bãi bỏ.b] Các vấn đề được quy định tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP như: thẩm quyền xử lý kỷ luật; khiếu nại và giải quyết khiếu nại; phục hồi danh dự, quyền lợi khi bị oan sai; quản lý hồ sơ khen thưởng, kỷ luật và các vấn đề khác liên quan đến cán bộ cấp xã được thực hiện theo quy định tại Điều 17 [Khoản 5, 6, 7, 8] và các điều từ Điều 19 đến Điều 27 của Nghị định số 114/2003/NĐ-CP

Toàn văn Công văn số 5228/BNV-CQĐP

Nguồn: Khác

Chiều 24/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Phát biểu tại tổ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã giải đáp một số thắc mắc của các đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Q.H.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật đảng và thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức hiện nay còn khác nhau.

Ví như, cùng là khiển trách, thời hiệu kỷ luật đảng là 5 năm, kỷ luật hành chính là 2 năm; kỷ luật cảnh cáo thì thời hiệu kỷ luật đảng là 10 năm, còn hành chính là 5 năm. "Chính vướng mắc, không đồng bộ đó đã dẫn tới chuyện nhiều khi xử lý về đảng nhưng không xử lý được về hành chính".

Do đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, dự thảo nghị quyết đề xuất áp dụng ngay thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đồng bộ với quy định xử lý kỷ luật của Đảng trong thời gian nghiên cứu, trình Quốc hội sửa đổi các luật có liên quan.

Cụ thể, đề xuất áp dụng thời hiệu kỷ luật 5 năm đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức đến mức phải xử lý khiển trách; 10 năm đối với hành vi vi phạm đến mức phải cảnh cáo trở lên. Các trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Trước ý kiến băn khoăn của nhiều đại biểu Quốc hội về việc có hồi tố xử lý kỷ luật hay không?, Người đứng đầu Bộ Nội vụ phân tích, Quy định số 69-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm cho hay, đảng viên bị kỷ luật về đảng thì cấp ủy trực tiếp quản lý đảng viên đề nghị xử lý kỷ luật về mặt chính quyền trong thời gian 30 ngày.

"Cán bộ đảng viên nào rơi vào khoảng 30 ngày đó mới hồi tố được. Quan điểm của cơ quan soạn thảo là không muốn hồi tố lại vì sẽ vướng mắc, khó khăn cho cơ quan trực tiếp quản lý công chức, viên chức. Nhưng khi Nghị quyết này có hiệu lực, sẽ áp dụng thống nhất, đảm bảo đồng bộ theo Quy định 69", bà Trà nêu rõ.

Ngoài ra, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Chính trị đã có Thông báo kết luận số 20 về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. Trong đó, Bộ Chính trị khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức; nếu không tự nguyện xin từ chức, cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm theo quy định…

Phải đồng bộ với quy định xử lý kỷ luật của Đảng

Trước đó, trình bày báo cáo thẩm tra dự thảo nghị quyết trong phiên làm việc ngày 21/10,Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, qua rà soát pháp luật hiện hành, Ủy ban Pháp luật thấy rằng quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức tại Luật Cán bộ, công chức [Điều 80] và Luật Viên chức [Điều 53] chưa bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với quy định mới về kỷ luật của Đảng.

Điều này dẫn tới một số trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật đảng nhưng khi xem xét xử lý kỷ luật hành chính thì hết thời hiệu theo quy định của luật, do đó, làm giảm tính nghiêm minh trong xử lý vi phạm theo pháp luật của Nhà nước.

Để kịp thời thể chế hóa chủ trương, quan điểm, yêu cầu trong các văn kiện của Đảng, Ủy ban Pháp luật đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ tư theo trình tự, thủ tục rút gọn việc áp dụng ngay thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đồng bộ với quy định xử lý kỷ luật của Đảng.

Qua đó, giải quyết vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm cơ sở pháp lý chặt chẽ để thực hiện thống nhất các quy định về nội dung này.

Chủ Đề