Ca sĩ thái nguyên là ai?

30/04/2022 10:00

Ngày 29/4/2022 Hyundai Long Biên đã tổ chức chương trình tặng ghế đá cho trường THCS Đa Tốn nhằm mang lại thêm không gian chỗ ngồi cho các em học sinh sau giờ học căng thẳng và mệt mỏi.

P.V: Xin chào diễn viên Tiến Lộc! Tham gia nhiều dự án phim truyền hình được đông đảo khán giả mến mộ như: Chạm tay vào nỗi nhớ, Chuyện cổ tích ngày mưa… và gần đây nhất là “11 tháng 5 ngày”, Tiến Lộc có thể chia sẻ cho độc giả Báo Thái Nguyên được biết, ngoài đam mê và tâm huyết, những yếu tố nào tạo nên sự đa dạng, linh hoạt trong từng vai diễn để anh “ghi điểm” trong lòng công chúng?

Diễn viên Tiến Lộc: Lời đầu tiên, cho phép tôi được gửi tới tất cả độc giả của Báo Thái Nguyên lời chúc mừng năm mới với thật nhiều sức khoẻ, bình an và hạnh phúc. Biết chia sẻ với các bạn từ đâu nhỉ? Có lẽ bắt đầu từ năm 2004, khi tôi rời Thái Nguyên xuống Hà Nội học Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh, chuyên ngành Diễn viên. 17 năm học tập và sống với nghề, tôi may mắn được tham gia vào nhiều dự án phim truyền hình, điện ảnh, sân khấu kịch nói…, được hoá thân vào nhiều vai diễn khác nhau. Và mỗi vai diễn cũng để lại được một chút dấu ấn trong lòng khán giả.

Để tạo nên sự đa dạng, linh hoạt trong từng vai diễn thì ngoài đam mê và tâm huyết với nghề, với tôi: Được sống, được học tập, trải nghiệm, được cảm nhận, được tư duy giữa cuộc sống muôn màu trong 17 năm chính là yếu tố quan trọng nhất.

P.V: Ít người biết Tiến Lộc sinh ra và lớn lên ở Thái Nguyên. Lập nghiệp xa quê, điều đầu tiên anh nghĩ về quê hương là gì? Anh có thể chia sẻ cho độc giả về những dự án phim sắp tới?

Diễn viên Tiến Lộc: Đúng là rất nhiều người Thái Nguyên biết Tiến Lộc nhưng lại không biết tôi cũng là một người con của xứ Trà. Điều đó chứng tỏ tôi cần phải cố gắng nhiều hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để nhiều người biết đến tôi và quê hương Thái Nguyên, nơi tôi sinh ra và lớn lên.

Lập nghiệp xa quê, điều đầu tiên tôi nghĩ đến đó chính là cha mẹ, là gia đình, là những người thân, bạn bè… là cả tuổi thơ tôi. Thời gian tôi sinh sống và học tập ở quê nhà cũng như bao bạn đồng trang lứa khác, có thể đặc biệt hơn một chút là khi tôi học cấp 1 thì những buổi trưa, chiều, hoặc những hôm được nghỉ học là kiểu gì cũng phải tranh thủ đi ra đường đào "mót" mangan silic… để đổi kẹo. Đến cấp 2, tôi học tại Trường THCS Nha Trang, ngôi trường này chính là nơi tôi được tham gia diễn những vai diễn đầu đời trong các vở kịch phong trào cho trường, lớp, tạo tiền đề cho bước đi sau này của tôi trên con đường nghệ thuật.

Sang đến cấp 3, tôi học tại Trường THPT Chuyên Thái Nguyên. Nhờ một người bạn giới thiệu và giúp làm hồ sơ, tôi biết đến Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh. Tôi cũng đã tạo ra bất ngờ với gia đình và nhà trường cũng như bạn bè khi thi đỗ ngôi trường này. Giờ nhắc lại, tất cả vẫn hiện ra rõ ràng như những thước phim trong đầu tôi. Tôi chỉ muốn nói: Tôi tự hào là người con Thái Nguyên!

Hiện tại tôi đang tham gia một vài dự án phim mới, nhưng tốt, xấu, hay khen, chê thì phải đợi thêm thời gian, khi phim được phát sóng, lúc đó khán giả sẽ là người tự cảm nhận được.

Các danh hiệu và giải thưởng diễn viên Tiến Lộc đã được nhận: Huy chương Bạc Hội diễn sân khấu toàn quốc năm 2012; Huy chương Bạc Hội diễn sân khấu Thủ đô năm 2014; Huy chương Vàng Hội diễn sân khấu toàn quốc năm 2015; Giải thưởng Cánh diều Vàng năm 2013 - Nam diễn viên triển vọng; Giải nam diễn viên kịch nói xuất sắc nhất năm 2019; Huy chương Vàng Hội diễn sân khấu toàn quốc năm 2021...

Ca sĩ Hoàng Quyên: Âm nhạc là cuộc sống của tôi

P.V: Xin chào Hoàng Quyên, âm nhạc đến với Quyên khá sớm, nhưng có vẻ không như các ca sĩ khác là mới nổi danh đã cho ra album, Hoàng Quyên chọn cách “chậm mà chắc”. Chị sẽ bật mí với đọc giả Báo Thái Nguyên về con đường đến với âm nhạc của riêng mình chứ?

Ca sĩ Hoàng Quyên: Vâng! Xin chào các bạn đọc của Báo Đảng quê nhà, gọi là "con đường âm nhạc" nghe có vẻ to tát, thực tế là từ nhỏ Quyên đã thích hát, hầu hết các hội diễn văn nghệ ở trường học Quyên đều tham gia. Năm 2006, khi tham dự Cuộc thi "Giai điệu tuổi hồng" toàn quốc dành cho lứa tuổi học sinh, Quyên đoạt giải Nhất với bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu. Đây là mốc đánh dấu con đường âm nhạc của Quyên. Sau cuộc thi này, Quyên được đặc cách chuyển thẳng về học tại Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội. Trong thời gian đi học, Quyên đã đi hát ở các điểm ca nhạc lớn trong thành phố để có thêm tiền trang trải cuộc sống. Có lẽ mọi người biết đến tên tuổi của Quyên rõ nhất là khi Quyên tham gia chương trình “Vietnam Idol 2012” và giành giải Á quân.

Khi chưa ra được album cho riêng mình, Quyên đã cùng ca sĩ Trọng Tấn hoàn thành album nhạc Romance cổ điển "Phác thảo mùa Thu" của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc và Quyên cũng là ca sĩ chính tham gia thực hiện album "Phía không người" của nhạc sĩ Trần Viết Tân cùng các ca sĩ nổi tiếng như: Thanh Lam, Tùng Dương, Trần Thu Hà và Ngọc Khuê. Các bài hát trong album "Phía không người" của Quyên là: Phía không người, Xương rồng, Nỗi nhớ... Nhìn lại con đường âm nhạc của mình, có một chút tự hào là đến nay, Quyên đã ra được 3 album riêng: “Cửa thơm mùi nắng” năm 2014; “Về” năm 2015, “Sóng hấp dẫn” năm 2018.

Được làm âm nhạc và mang âm nhạc đến khán giả chính là niềm vui của Quyên. Năm 2021, Quyên đã có sáng tác đầu tay “Xin cho hôm nay trôi đi” chính thức khởi động cho Dự án Quyên Gallery và Quyên rất vui khi sáng tác này đã được khán giả ủng hộ. Năm 2022 hứa hẹn sẽ là những sáng tác mang chính âm nhạc và tâm hồn của Quyên, hy vọng khán giả sẽ luôn dõi theo và đồng hành cùng Quyên.

P.V: Ít người biết Quyên là người dân tộc Tày và được nuôi dưỡng trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng Đại Từ. Về quê hương những ngày đầu Xuân điều gì làm chị ấn tượng nhất?

Ca sĩ Hoàng Quyên: Sinh ra và lớn lên tại xã Phú Cường [Đại Từ], lập nghiệp xa quê, mỗi lần về Quyên thấy vùng đất này đang "thay da đổi thịt" từng ngày. Nhìn thấy quê hương ngày một phát triển thịnh vượng Quyên rất mừng. Trước thềm Xuân, chúng ta hãy cùng chúc cho quê hương Thái Nguyên ngày càng khởi sắc và cố gắng đóng góp một chút sức lực cho sự khởi sắc ấy.

Các giải thưởng ca sĩ Hoàng Quyên đã nhận được: Giải Nhất cuộc thi Tiếng hát học sinh phổ thông huyện Đại Từ và giải Nhì tỉnh Thái Nguyên năm 2004; Giải Nhất cuộc thi "Giai điệu tuổi hồng" tỉnh và Huy chương Vàng cuộc thi "Giai điệu tuổi hồng" toàn quốc năm 2006; năm 2007, đoạt Huy chương Vàng tiếng hát T.P Thái Nguyên; năm 2009, đoạt Huy chương Vàng Cuộc thi Tiếng hát đô thị và du lịch Thái Nguyên và giải Triển vọng Cuộc thi "Ban nhạc, tốp nhạc học sinh" toàn quốc; năm 2009, lọt vào Chung kết giải Sao Mai toàn quốc; năm 2010, giải Nhất Cuộc thi "Tiếng hát mùa Thu" do Đài PT-TH Hà Nội tổ chức; năm 2011, đoạt giải Nhất Cuộc thi Tiếng hát Hữu nghị Việt - Trung; Á quân Vietnam Idol 2012...

Nghệ sĩ Vân Dung: Mảnh đất tôi yêu thương

P.V: Thời gian qua ghi dấu sự trở lại của Vân Dung khi liên tục góp mặt trong các bộ phim truyền hình lên sóng giờ vàng của VTV như: Ghét thì yêu thôi, Hướng dương ngược nắng, 11 tháng 5 ngày… Với Vân Dung, năm 2021 đi qua có phải là một năm đáng nhớ?

Nghệ sĩ Vân Dung: [Cười] Tôi cũng không nghĩ là mình có duyên đến thế, trong đầu chỉ luôn nghĩ rằng mình có thể làm tiểu phẩm, làm kịch, và làm hài được thôi. Nhưng khi được những đạo diễn tin tưởng và giao vai trong các phim truyền hình, Vân Dung lại có thêm một đam mê đặc biệt là đóng phim, thích vào những vai "độc, lạ" mà trên truyền hình chưa có. Sân khấu là đam mê và là cả tuổi thanh xuân của tôi, còn phim truyền hình cho tôi sống chậm, "gặm nhấm" cảm xúc của từng nhân vật và làm tôi rơi nước mắt. Ngoài đời tôi ít khóc lắm, nhưng không hiểu sao vào phim tôi khóc nhiều đến thế. Cuộc đời diễn viên, ai cũng muốn thử sức với nhiều vai diễn đa dạng, cả trên sân khấu và trên truyền hình. Hy vọng sang năm con Hổ, Vân Dung sẽ được gặp khán giả truyền hình với nhiều vai diễn khác lạ hơn nữa.

Một điều rất hạnh phúc với Vân Dung là “Thiên đình thông báo năm nay mời các Táo lên chầu”. Vân Dung đã gắn bó với “Táo quân” suốt 19 năm, thời gian ấy đối với một nghệ sĩ là không hề nhỏ. Tôi hay nói vui rằng, chúng tôi đã “dành cả tuổi thanh xuân để làm Táo”. Táo quân năm nay cũng rất lạ và vui, không chỉ có những sự kiện nóng nhất của năm được đề cập mà các màn vào chầu cũng sẽ mới hơn, lạ và vui nhộn hơn. Bao nhiêu năm mình “đóng đinh” với Táo Y tế rồi nên năm nay có sự thay đổi để tạo bất ngờ cho khán giả.

Có thể nói năm 2021 là một năm bước ngoặt trong sự nghiệp nhưng với Vân Dung cũng là một năm đầy đau thương và mất mát vì đại dịch COVID-19. Tết năm nay đừng hỏi ai giàu, ai nghèo, tiết kiệm được bao nhiêu. Tết này, còn đủ thành viên trong gia đình ngồi uống với nhau tách trà, quây quần bên mâm cơm tất niên, tâm tình chúc nhau sức khỏe đã là đủ may mắn và hạnh phúc. Điều Vân Dung mong ước lớn nhất lúc này chỉ là bình yên và bình yên đến với tất cả mọi người.

P.V: Được viết Vân Dung sinh ra trong một gia đình làm nghệ thuật. Mẹ là diễn viên, bố là đạo diễn của Đoàn ca múa Tây Bắc. Dù không sinh ra ở Thái Nguyên nhưng những ngày ấu thơ chị sống cùng bố mẹ ở Thái Nguyên. Với chị, Thái Nguyên có ý nghĩa và sự gắn kết như thế nào?

Nghệ sĩ Vân Dung: Không sinh ra ở Thái Nguyên, nhưng Thái Nguyên là mảnh đất chứa đựng nhiều kỷ niệm tuổi thơ của tôi. Lúc mới 3-4 tuổi, Vân Dung đã thích cùng chị gái Vân Trang đóng kịch, khi thì giả thành nàng công chúa, lúc lại biến thành cô tiên toàn phép màu nhiệm, 2 chị em chơi cả ngày không biết chán. Rồi lại chạy quanh xóm đùa vui với bạn bè. Ngày ấy, cuộc sống còn khó khăn, Vân Dung cũng phải đi mót lúa, mót ngô như bất kỳ đứa trẻ nào.

Vào lớp 2, gia đình Vân Dung chuyển về Hà Nội sinh sống. Ngày phải chia tay với mảnh đất núi Voi và các bạn ở nơi ấy, Vân Dung khóc nhiều lắm. Sau này, cứ mỗi lần có cơ hội để trở lại Thái Nguyên mình đều dành thời gian về thăm lại nhà cũ, trường cũ. Nhớ lắm cô giáo, các anh chị hàng xóm, nhớ ruộng ngô, ruộng khoai, nhớ đồng cỏ, nhớ con trâu ở làng... tất cả đều là những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ. Đến bây giờ Vân Dung lúc nào cũng chỉ ước được trở về ngày xưa, để lại được trở về nơi ấy - mảnh đất Thái Nguyên tôi yêu thương.

Video liên quan

Chủ Đề