Các câu hỏi ôn tập môn Khoa học lớp 4

Đề cương học kì 2 môn Khoa học lớp 4 năm 2021 – 2022 tổng hợp những kiến thức lý thuyết quan trọng, cùng các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận cho các em ôn tập thật tốt để chuẩn bị cho bài thi học kì 2 sắp tới.

Qua đó, còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn tập cuối học kì 2 môn Khoa học 4 cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em học sinh cùng tải đề cương ôn tập cuối kì 2 môn Khoa học lớp 4 để chuẩn bị thật tốt kiến thức cho kỳ thi quan trọng này:

Nội dung ôn tập học kì 2 Khoa học lớp 4

1. Vật chất và năng lượng: Ôn các bài:

Bạn đang xem: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 4 năm 2021 – 2022

  • Sự lan truyền của âm thanh.
  • Vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt
  • Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
  • Bảo vệ bầu không khí trong sạch.

2. Thực vật và động vật:

  • Nhu cầu về nước, chất khoáng, không khí của thực vật, sự trao đổi chất ở thực vật.

Câu hỏi ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 4

Câu 1: Tại sao có gió? Nêu tác hại do bão gây ra đối với đời sống con người và cách phòng chống bão.

– Không khí chuyển động từ nơi lạnh sang nơi nóng tạo thành gió.

– Bão làm thiệt hại về người và của. Để phòng chống bão cần theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống, đề phòng tai nạn do bão gây ra. Ở thành phố cần cắt điện. Ở vùng biển, tàu thuyền không nên ra khơi và phải đến nơi trú ẩn an toàn.

Câu 2: Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm và một số cách phòng chống ô nhiễm không khí.

– Khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,…là những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm.

– Chúng ta có thể sử dụng một số cách chống ô nhiễm không khí như: Thu gom và xử lí phân, rác hợp lí, giảm lượng khí thải độc hại của xe động cơ và của nhà máy; giảm bụi, khói đun bếp; bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh,…

Câu 3: Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào:

– Âm thanh rất cần cho con người. Nhờ có âm thanh, chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thưởng thức âm nhạc, báo hiệu,…

Câu 4: Tiếng ồn có tác hại gì đối với con người? Hãy nêu những biện pháp phòng chống tiếng ồn?

* Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe con người, có thể gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, có hại cho tai,…

* Những biện pháp phòng chống tiếng ồn như:

– Có những quy định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng

– Sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn truyền qua tai.

Câu 5: Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với con người và động, thực vật?

Vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người và động, thực vật là:

– Đối với đời sống con người: Ánh sáng giúp con người có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khỏe. Nhờ có ánh sáng mà chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

– Đối với động vật: Ánh sáng giúp động vật di chuyển, kiếm ăn, nước uống và tránh kẻ thù.Ánh sáng và thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng đến sự sinh sản của một số động vật.

– Đối với thực: Ánh sáng giúp thực vật duy trì sự sống.

Câu 6: Nước và các chất lỏng khác sẽ như thế nào khi nhiệt độ thay đổi? Kể tên một số vật dẫn nhiệt tốt và một số vật dẫn nhiệt kém.

– Nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

– Các chất dẫn nhiệt tốt như: đồng, nhôm, kẽm,…

– Các chất dẫn nhiệt kém như: không khí. gỗ, nhựa, bông, len,…

Câu 7: Nêu vai trò của nhiệt đối với đời sống con người, động và thực vật.

– Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động thực vật. Mỗi loại động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ thích hợp. Nếu phải sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp mà cơ thể không tự điều chỉnh được thì mọi sinh vật sẽ chết, kể cả con người.

Câu 8: Thực vật cần gì để sống? Nhu cầu về các yếu tố cần cho sự sống của thực vật như thế nào?

– Thực vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng..để sống.

– Nhu cầu về các yếu tố cần cho sự sống của thực vật là :Mỗi loại thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng khác nhau.

Câu 9: Thế nào là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường.

– Quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường là quá trình thực vật phải thường xuyên lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các- bô- nic, nước, khí ô- xi và thải ra hơi nước, khí các –bô- níc, khi ô- xi, và các chất khoáng khác,…

Câu 10: Động vật cần gì để sống?

– Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng để sống.

Câu 11: Thế nào là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường.

– Quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường Động vật phải thường xuyên lấy từ môi trường thức ăn,nước, khí ô- xi và thải ra các chất cặn bã, khí các- bô- níc, nước tiểu…

Câu 12:Thế nào là chuỗi thức ăn?

– Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuỗi thức ăn.

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập học kì 2 môn Khoa học 4

Khoanh vào trước câu trả lời đúng

Câu 1: Chọn các từ có trong khung để điền vào chỗ …. Của các câu sau cho phù hợp

Ni –tơ, sự cháy, quá nhanh, không khí

a. Ô –xi trong không khí cần cho ………….

b. Càng có nhiều………………….thì càng có nhiều ô- xi và ……………… diễn ra lâu hơn.

c. …………………….trong không khí không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy không diễn ra……………………….

Câu 2: Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật ,thực vật.

a. Ô- xi

b. Ni- tơ

c. Các –bô- níc

Câu 3: Người ta chia sức gió thổi thành bao nhiêu cấp độ:

a .10 cấp độ

b. 11 cấp độ

c. 12 cấp độ

d. 13 cấp độ x

Câu 4: Cần tích cực phòng chống bão bằng cách:

a. Theo dõi bản tin thời tiết

b. Tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất

c. Dự trữ thức ăn, nước uống

d. Đề phòng tai nạn do bão gây ra [ đến nơi trú ẩn an toàn, cắt điện…]

e. Tất cả các ý trên.x

Câu 5: Không khí sạch là không khí:

a. Trong suốt, không màu, không mùi, không vị.

b. Chỉ chứa các khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khỏe con người.

c. Cả hai ý trên. x

Câu 6: Vật phát ra âm thanh khi nào?

a. Khi vật va đập với vật khác.

b. Khi uốn cong vật.

c. Khi nén vật lại.

d. Khi làm vật rung động. x

Câu 7: Vật nào tự phát sáng?

a. Tờ giấy trắng.

b. Mặt trời. x

c. Mặt trăng.

d. Trái Đất.

Câu 8: Con người cần ánh sáng vì:

a. Ánh sáng giúp con người nhìn rõ mọi vật, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc.

b. Ánh sáng giúp con người khỏe mạnh.

c. Ánh sáng giúp thực vật xanh tốt nhờ đó con người có được thức ăn từ thực vật

d. Tất cả các ý trên. x

Câu 9: Nhiệt độ nào sau đây có thể là nhiệt độ của một ngày trời nóng?

a. 10oC

b. 100oC

c. 30oC x

d. 300oC

Câu 10: Thành phần trong không khí quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người là:

a. Khí ô- xi x

b. Khí các- bô- níc

c. Hơi nước

Câu 11: Nhiệt độ cơ thể của con người khỏe mạnh vào khoảng:

a. 39

b. 20

c. 37

Câu 12:Thực vật cần gì để sống?

a. Ánh sáng, nước ,không khí

b. Chất khoáng, ánh sáng.

c. Ánh sáng, không khí, nước, chất khoáng. x

Câu 14 : Trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí nào? Và thải ra khí nào?

a. Hấp thụ khí ô- xi và thải ra khí các –bô- níc

b. Hấp thụ khí ni – tơ và thải ra khí ô- xi

c. Hấp thụ khí các –bô –nic và thải ra khí ô- xi x

Câu 15: Trong quá trình hô hấp thực vật hấp thụ khí nào và thải ra khí nào?

a. Hút khí ô- xi và thải ra khí các –bô- níc x

b. Hút khí các –bô- níc và thải ra khí ô- xi

c. Hút khí ô- xi và thải ra khí ni- tơ

Câu 16: Cây lúa cần ít nước vào giai đoạn nào?

a . Mới cấy

b. Đẻ nhánh

c. Làm đòng

d. Chín x

Câu 17: Động vật cần gì để sống?

a. Nước, thức ăn.

b. Không khí, ánh sáng.

c. Cả 2 ý trên

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Sóc Trăng [thptsoctrang.edu.vn]

1. Trắc nghiệm

Câu 1: Thế nào là quá trình trao đổi chất?

A. Là quá trình con người lấy thức ăn , nước uống , không khí từ môi trường xung quanh và thải ra các chất cặn bã.

B. Là quá trình con người lấy, nước uống , không khí từ môi trường xung quanh và thải ra các chất cặn bã.

C. Là quá trình con người lấy thức ăn , từ môi trường xung quanh và thải ra các chất cặn bã.

Câu 2:Theo thành phần chất dinh dưỡng có trong thức ăn người ta chia thức ăn thành mấy nhóm chính:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3:Nguyên nhân nào gây ra bệnh béo phì ?

A. Ăn quá nhiều

B.Hoạt động quá ít.

C. Mỡ trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 4:Để bảo vệ nguồn nước chúng ta cần làm gì ?

A. Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh.

B. Không đục phá ống nước, làm chất bẩn thấm vào nguồn nước.

C. Xây dựng nhà tiêu tự hoại để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước.

D. Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.

E. Tất cả những việc trên.

Câu 5: Trước khi bơi, cần phải làm gì?

A. Vận động tay, chân cho ra mồ hôi

B. Chuẩn bị quần áo.

C. Tập các bài thể dục khởi động

Câu 6: Hiện tượng ứng dụng nào sau đây chứng tỏ không khí có thể bị nén, giãn?

A. Bơm xe.

B. Bịt mũi ta thấy khó chịu.

C. Khi úp cốc vào ngọn nến đang cháy thì nến sẽ tắt.

Câu 7:Trong không khí có những thành phần nào sau đây?

A. Khí ô –xi và khí ni –tơ.

B. Khí ô –xi và khí ni –tơ là 2 thành phần chính, ngoài ra còn có các thành phần khác.

C. Khí ô –xi và khí các –bô –níc .

Câu 8: Để có sức khỏe tốt, chúng ta cần:

A. Ăn nhiều loại thức ăn, có chất béo.

B. Ăn nhiều loại thức ăn có chất đạm.

C. Ăn nhiều loại thức ăn có chứa vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.

D. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.

Câu 9:Chất béo có vai trò:

A. Cung cấp năng lượng, là thành phần cấu tạo quan trọng của tế bào thần kinh. Nó giúp cơ thể hấp thụ các vi -ta -min tan trong dầu mỡ như vi-ta-min A,D, E, K.

B. Cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động.

C. Tạo ra những tế bào mới giúp cơ thể lớn lên ; thay thế những tế bào già bị hủy hoại .

Câu 10:Chất đạm có vai trò:

A. Cung cấp năng lượng, là thành phần cấu tạo quan trọng của tế bào thần kinh. Nó giúp cơ thể hấp thụ các vi -ta -min tan trong dầu mỡ như vi-ta-min A,D, E, K.

B. Cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động.

C. Tạo ra những tế bào mới giúp cơ thể lớn lên; thay thế những tế bào già bị hủy hoại .

Câu 11:Trong quá trình sống, con người lấy vào từ môi trường những gì?

A. Thức ăn, nước, không khí

B. Thức ăn, nước

C. Nước, không khí

D. Thức ăn, không khí

Câu 12:Người bị bệnh tiêu chảy cần ăn như thế nào?

A. Không ăn uống.

B. Chỉ uống nước đun sôi, không ăn cháo.

C. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng và uống dung dịch ô-rê-dôn.

D. Ăn uống thật nhiều.

Câu 13:Mất bao nhiêu phần trăm nước trong cơ thể thì sinh vật sẽ chết?

A. 5 - 10%

B. 5 - 15%

C. 10 - 15%

D. 10 - 20%

Câu 14:Tại sao nước để uống cần phải đun sôi?

A. Nước sôi làm hòa tan các chất rắn có trong nước.

B. Để diệt các vi khuẩn và loại bỏ một số chất độc.

C. Làm cho mùi của nước dễ chịu hơn.

D. Đun sôi nước làm tách các chất rắn có trong nước

Câu 15:Nước có thể tồn tại ở những thể nào?

A. Thể lỏng

B. Thể rắn

C. Thể khí

D. Thể lỏng, thể khí, thể rắn.

Câu 16: Hiện tượng nước trong tủ lạnh biến thành nước đá là hiện tượng gì?

A. Đông đặc

B. Bay hơi

C. Ngưng tụ

D. Nóng chảy

Câu 17: Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm?

A. Cá.

B. Thịt gà.

C.Thịt bò.

D. Rau xanh.

Câu 18:Khí duy trì sự cháy là khí?

A. Ni-tơ

B. Ô-xi

C. Khí quyển

D. Khí các-bô-níc

Câu 19:Người ta chia thức ăn thành mấy nhóm?

A. 4 nhóm

B. 3 nhóm

C. 5 nhóm

D. 2 nhóm

Câu 20: Tại sao chúng ta phải thường xuyên thay đổi món ăn?

A.Để không nhàm chán khẩu vị.

B. Để không bị béo phì.

C. Để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng đa dạng cho nhu cầu của cơ thể.

D. Để cơ thể đầy đủ chất đạm.

Câu 21: Để có sức khỏe tốt, chúng ta:

A. Không ăn thức ăn chứa nhiều chất béo, mỡ động vật.

B. Nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và đổi món thường xuyên.

C. Không nên ăn nhiều chất bột.

D. Không nên ăn nhiều chất bột đường.

Câu 22: Hiện tượng nước trong tủ lạnh biến thành đá là hiện tượng:

A. Ngưng tụ

B. Đông đặc

C. Nóng chảy

D. Bay hơi

Câu 23:Khoanh vào chữ đặt trước ý nêu tính chất giống nhau của nước và không khí.

A. Không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định.

B. Có thể nén vào hoặc giãn ra.

C. Không thể nén.

D. Có màu, có mùi, có hình dạng nhất định.

Câu 24: Những cơ quan nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người?

A. Tiêu hóa, hô hấp, bài tiết.

B. Tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn.

C. Tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, tuần hoàn.

D. Tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, khí quản.

Câu 25: Để duy trì sự sống, con người, động vật, thực vật cần những điều kiện gì?

A. Không khí, nước, thức ăn.

B. Không khí, nước, thức ăn, nhiệt độ.

C. Không khí, nước, thức ăn, ánh sáng.

D. Không khí, nước, thức ăn, ánh sáng, nhiệt độ.

Câu 26: Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải ra những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình gì?

A. Quá trình trao đổi chất.

B. Quá trình hô hấp.

C. Quá trình tiêu hóa.

D. Quá trình bài tiết.

Câu 27:Cần phải ăn uống như thế nào để phòng tránh được bệnh suy dinh dưỡng

A. Ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt ăn muối có bổ sung i ốt.

B. Ăn uống hợp lý, rèn thói quen ăn điều độ, ăn chậm nhai kỹ; năng rèn luyện, vận động, đi bộ và tập thể dục thể thao.

C. Ăn uống đầy đủ, đề phòng các bệnh truyền nhiễm, bệnh tiêu chảy và các bệnh đường ruột khác.

D. Ăn sạch, uống sạch, không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn thức ăn bị ruồi, gián, chuột bò vào.

Câu 28: Việc không nên làm để thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm là:

A. Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi lạ.

B. Dùng thực phẩm đóng hộp quá hạn, hoặc hộp bị thủng, phồng, han gỉ.

C. Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn.

D. Thức ăn được nấu chín; nấu xong nên ăn ngay.

E. Thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách.

Câu 29:Tính chất nào sau đây không phải là của nước

A. Trong suốt

B. Có hình dạng nhất định

C. Không mùi

d. Hòa tan được một số chất

Câu 30: Để phòng tránh tai nạn đuối nước, cần:

A. Lội qua suối khi trời mưa lũ giông bão.

B. Chơi đùa gần ao, hồ sông suối.

C. Không đậy nắp các chum vại, bể nước.

D. Tập bơi hoặc bơi ở những nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ.

2. Tự luận:

Câu 1:Con người cần gì để sống?

Trả lời:Con người cần: không khí, nước, ánh sáng, thức ăn để duy trì sự sống.

Câu 2: Trao đổi chất là gì? Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, động vật, thực vật?

Trả lời: Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.

Vai trò của sự trao đổi chất: con người, động vật và thực vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được

Câu 3: Những cơ quan nào tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người?

Trả lời:Những cơ quan nào tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người là: cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hóa, cơ quan tuần hoàn và bài tiết.

Câu 4: Nêu những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và các cơ quan thực hiện quá trình đó?

Trả lời:Những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và các cơ quan thực hiện quá trình đó là:

+ Trao đổi khí: Do cơ quan hô hấp thực hiện, lấy khí ô -xi thải ra khí các- bô –níc.

+ Trao đổi thức ăn: Do cơ quan tiêu hóa thực hiện, lấy nước và các thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể, thải ra chất cặn bã.

+ Bài tiết: Do cơ quan bài tiết nước tiểu và da thực hiện. Cơ quan bài tiết nước tiểu[ thải ra nước tiểu]. Lớp da bao bọc cơ thể [ thải ra mồ hôi].

Câu 5:Có mấy cách phân loại thức ăn? Hãy nêu các cách đó?

Trả lời:Có 2 cách phân loại thức ăn

+ Phân loại theo nguồn gốc, đó là thức ăn có nguồn gốc từ động vật hay thức ăn có nguồn gốc từ thực vật.

+ Phân loại theo lượng chất dinh dưỡng được chứa nhiều hay ít trong thức ăn đó.

Câu 6:Thức ăn được phân theo lượng chất dinh dưỡng được chia thành mấy nhóm, kể tên các nhóm đó?

Trả lời :Thức ăn được phân theo lượng chất dinh dưỡng được chia thành 4 nhóm đó là:

+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.

+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm.

+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.

+ Nhóm thức ăn chứa nhiều vi- ta-min và chất khoáng.

Câu 7:Nêu vai trò chất bột đường.

Trả lời:Vai trò của chất bột đường là cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.

Câu 8: Nêu vai trò chất đạm.

Trả lời:Vai trò của chất đạm là chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể Tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị hủy họa trong hoạt động sống của con người.

Câu 9:Nêu vai trò chất béo.

Trả lời:Vai trò chất béo là chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi ta min: A,D,E,K.

Câu 10:Nêu vai trò chất xơ

Trả lời: Vai trò chất xơ là chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa..

Video liên quan

Chủ Đề