Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh những gì

Điểm mới về mục tiêu của chương trình gdpt 2018

Chương trình GDPT mới xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực được kỳ vọng. Vậy Mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thông 2018 như thế nào?

Mục tiêu, quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2018

1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

2. Quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2018

1. Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông.

2. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh.

3. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.

4. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học.

5. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở, cụ thể là:

5.1. Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.

5.2. Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.

5.3. Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học- công nghệ và yêu cầu của thực tế./.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học? Hướng dẫn điều chỉnh chương trình cấp tiểu học?

Đối với mỗi năm học cũ qua đi năm học mới sắp tới thì vấn đề xem xet kế hoạch đề ra về xây dựng chương trình giáo dục các cấp học lại rất được sự quan tâm của các cấp và các ngành. Bởi việc xây dựng một nội dung giáo dục phù hợp cho các cấp học là rất khó, cần dựa trên nhiều yếu tố trên thực tế. Vậy nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học được cập nhật với những nội dung mới như thế nào? Hãy theo dõi dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học:

Chương trình 2018 bao gồm quy định chương trình tổng thể, quy định chương trình môn học và hoạt động giáo dục của Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông. Trong đó, đối với cấp Tiểu học có một số nội dung cốt lõi sau:

a] Môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình mới.

[ gồm 10 môn học và 01 hoạt động]

– Gồm: 1] Tiếng Việt;  2] Toán;  3] Đạo đức; 4] Ngoại ngữ 1 [Lớp 3, 4, 5];  5] Tự nhiên và xã hội [Lớp 1, 2, 3];  6] Lịch sử và Địa lí [Lớp 4, 5];  7] Khoa học [Lớp 4, 5];  8] Tin học và Công nghệ [Lớp 3, 4, 5];  9] Giáo dục thể chất; 10] Nghệ thuật [Âm nhạc và Mĩ Thuật] và Hoạt động trải nghiệm [trong đó có tích hợp nội dung giáo dục của địa phương].

– Nội dung môn học Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần [mô-đun]; nội dung Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

b] Các môn học tự chọn [dạy ở những nơi có đủ điều kiện dạy học và phụ huynh học sinh có nguyện vọng]

Tiếng dân tộc thiểu số [dạy từ lớp 1 đến lớp 5]; Ngoại ngữ 1 [dạy ở lớp 1, 2].

Xem thêm: Mục tiêu và chương trình của giáo dục phổ thông mới nhất

c] Nhận xét chung

– So với Chương trình hiện hành, Chương trình 2018 có ít môn học hơn do thực hiện chủ trương tích hợp cao ở các lớp dưới. Tuy nhiên, trong Chương trình 2018 có thêm 2 môn học mới là Ngoại ngữ 1; Tin học và Công nghệ. Đối. Chương trình 2018 là chương trình học 2 buổi/ngày, do đó số tiết học trong một năm học đều tăng lên, cụ thể:

+] Lớp 1, 2 có: 07 môn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trên tuần là 25 [chưa tính môn tự chọn]. [Chương trình hiện hành có 10 môn và 23 tiết trên tuần].

+] Lớp 3 có: 08 nôn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trên tuần là 28 tiết [Chương trình hiện hành có 10 môn và 24 tiết trên tuần]

+] Lớp 4, 5 có: 10 môn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trên tuần là 30 tiết. [Chương trình hiện hành có 11 môn, và 26 tiết trên tuần ]

IV. LỘ TRÌNH THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018:

– Năm học 2020-2021: Thực hiện chương trình mới đối với lớp 1.

– Năm học 2021-2022: Thực hiện chương trình mới đối với lớp 2 và lớp 6.

Xem thêm: Học bạ lưu bao lâu? Mất học bạ tiểu học, cấp 2, cấp 3 phải làm thế nào?

– Năm học 2022-2023: Thực hiện chương trình mới đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

– Năm học 2023-2024: Thực hiện chương trình mới đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

– Năm học 2024-2025: Thực hiện chương trình mới đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

* Bắt đầu từ năm học 2020-2021, cùng với các trường Tiểu học trên toàn quốc nói chung, 24 trường Tiểu học của thành phố Phủ Lý nói riêng đã triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới [Chương trình GDPT 2018] đối với lớp 1 và gặt hái được nhiều thành công.

* Năm học 2021- 2022 là năm học tiếp theo, cấp tiểu học thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 2.

V. Về sách giáo khoa

Sau khi hoàn thiện quy trình lựa chọn, các trường đã đề xuất Danh mục sách giáo khoa lớp 2, năm học 2021- 2022 theo đúng các văn bản hướng dẫn lên cấp trên. Từ Danh mục sách đề xuất của các cơ sở giáo dục, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa tỉnh Hà Nam đã tiến hành lựa chọn, tổng hợp và trình UBND tỉnh phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 2 để sử dụng trong các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm học 2021-2022 như sau:

STT Môn học Bộ sách Nhà xuất bản [NXB]
1 Mĩ thuật 2 Chân trời sáng tạo  NXB Giáo dục Việt Nam
2 Âm nhạc 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
3 Tự nhiên xã hội 2
4 Tiếng Việt 2
5 Hoạt động trải nghiệm 2
6 Giáo dục thể chất Cánh diều NXB Đại học Sư phạm
7 Toán Cánh diều
8 Đạo đức Cánh diều NXB Đại học SP TPHCM
9 Tiếng Anh  Phonics Smart NXB ĐH Quốc gia TP HCM

Như vậy, các đầu sách trên đã được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt và sẽ chính thức sử dụng trong tổ chức dạy và học tại trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh vào năm học 2021-2022. Đề nghị các bậc cha mẹ học sinh trang bị đầy đủ SGK cho con em mình theo đúng danh mục mà nhà trường đã công bố, giúp thầy cô và các em học sinh thực hiện tốt chương trình GDPT 2018.

Xem thêm: Hồ sơ tuyển sinh vào lớp 1 gồm những giấy tờ gì?

VI. Về đội ngũ giáo viên:

– Phân công đội ngũ  GV dạy lớp 2 năm học 2021-2022 ổn định như năm học trước, đảm bảo tối thiểu 01 giáo viên văn hóa/lớp.

– Đội ngũ GV dạy lớp 2 được tham gia các lớp tập huấn đầy đủ về dạy học theo chương trình mới, theo sách giáo khoa mới.

VII. Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

– Đảm bảo đủ mối lớp/phòng học để học sinh được học 2 buổi/ngày, bàn ghế HS, tủ giá …, đảm bảo mỗi lớp có 1 tivi, …

– Về thiết bị dạy học: Tiến hành rà soát thiết bị dạy học hiện có, đối chiếu với Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05/4/2019 về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 khi triển khai chương trình GDPT 2018 để có kế hoạch mua bổ sung.

2. Hướng dẫn điều chỉnh chương trình cấp tiểu học:

Công văn là sự cụ thể hoá việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo, ứng phó với dịch Covid-19. Các nội dung trong văn bản nhằm giúp cơ sở giáo dục chủ động, linh hoạt xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.

Tích hợp một số nội dung thành chủ đề dạy học lớp 1, 2

Xem thêm: Quy định về việc bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học

Đối với lớp 1, lớp 2, Bộ GDĐT hướng dẫn các nhà trường thực hiện nghiên cứu chương trình môn học, các mạch nội dung, kiến thức, chủ đề học tập và nội dung trong sách giáo khoa; từ đó xây dựng các chủ đề dạy học trên cơ sở tích hợp một số nội dung và yêu cầu cần đạt. Cơ sở giáo dục ưu tiên tổ chức dạy học các nội dung hình thành kiến thức mới, các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc. Việc sắp xếp các chủ đề học tập cần thực hiện phù hợp với hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hoặc có thể hướng dẫn cho học sinh tự học với sự hỗ trợ của phụ huynh. Thời gian thực hiện chương trình phải bố trí đảm bảo tính khoa học, sư phạm, phù hợp với từng hình thức dạy học và không gây áp lực đối với học sinh; đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.

Ở môn Tiếng Việt 1, giáo viên được phép căn cứ vào trình độ học sinh để chủ động phân phối nội dung, thời lượng dạy học sao cho đảm bảo học sinh đạt được các yêu cầu cần đạt của môn học một cách chắn chắn và không để tình trạng học sinh không biết đọc, không biết viết tiếng Việt khi lên lớp 2. Ở một số môn học khác, trong một vài chủ đề học tập, giáo viên phối hợp với phụ huynh học sinh để hướng dẫn các em thực hành yêu cầu cần đạt. Thầy cô cũng được linh hoạt thay đổi kế hoạch dạy học môn học để tổ chức dạy học một số chủ đề tại nhà trường.

Tinh giản mức độ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng lớp 3, 4, 5

Căn cứ dựa trên tình hình và lực học của các em học sinh thì đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5, Bộ GDĐT hướng dẫn các nhà trường tổ chức rà soát lại nội dung chương trình, sách giáo khoa, mức độ cần đạt của từng khối lớp đối với các môn học bắt buộc để điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, nhất là những địa bàn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Không kiểm tra, đánh giá các nội dung, yêu cầu đã được tinh giản

Trên cơ sở hướng dẫn tại công văn này, Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Các nhà trường tăng cường hình thức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình và các hình thức dạy học khác phù hợp với điều kiện thực tế.

Để có thể điều chỉnh chương trình học thì các cơ sở giáo dục tiểu học chủ động xây dựng và thực hiện hoạt động cũng như là tổ chức thực hiện và điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2021-2022 đảm bảo khoa học, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của nhà trường. Khi tình hình hình dịch bệnh được kiểm soát cần tập trung thời gian dạy học trực tiếp để tổ chức ôn tập, bổ sung các nội dung kiến thức cần thiết cho học sinh trước khi thực hiện dạy học nội dung mới và kiểm tra đánh giá theo quy định.

Video liên quan

Chủ Đề